Xây dựng nhà cửa, phân đất nền hay xây dựng những công trình đều cần có bản thiết kế thể hiện quy hoạch một cách cụ thể. Nhiều người lần đầu xem bản thiết kế thắc mắc quy hoạch 1/500 là gì và điều kiện cũng như quy trình thực hiện quy hoạch 1/500 thế nào là đúng. Câu trả lời sẽ có trong nội dung của bài viết này.
Nội dung
Quy hoạch 1/500 là gì?
Khái niệm quy hoạch 1/500 là gì?
Quy hoạch 1/500 là gì? Thuật ngữ này còn có tên đầy đủ là quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. Đâu là hình thức triển khai cụ thể các hạng mục công trình được quy hoạch theo phân khu có thể là phân khu chung hoặc chi tiết được thể hiện trên bản đồ.
Điều đó được mô phỏng một cách cụ thể và chi tiết bằng công trình xây dựng trên mặt đất. Về mặt hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch thể hiện rõ nét ranh giới các hạng mục công trình, ranh giới giữa các lô đất với nhau để người đọc có thể hình dung rõ hơn.
Hiểu theo cách khác, quy hoạch 1/500 là cách thức để thể hiện tổng thể phần mặt bằng của các dự án bất động sản, giúp xác định vị trí và ranh giới của công trình một cách chính xác nhất.
Bản đồ quy hoạch 1/500 được gắn liền với một chủ thể nhất định như: Dự án đầu tư, công trình xây dựng khu công nghiệp, dân dụng…
Căn cứ vào bản vẽ quy hoạch chi tiết 1/500 để cơ quan thẩm quyền thực hiện việc cấp giấy phép đầu tư xây dựng cho các dự án hoặc công trình chuẩn bị thực hiện.
Tỷ lệ bản đồ 1/500 nghĩa là gì?Là tỷ số giữa độ dài một đoạn thẳng trên bản đồ so với độ dài của chính đoạn thẳng đó trên thực địa.
Ký hiệu: 1/500 hoặc 1:500
Do đó bản vẽ của đồ án quy hoạch chi tiết bố trí cụ thể tất cả các công trình trên đất. Về hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chi tiết bố trí đến từng ranh giới lô đất.
Quy trình thực hiện quy hoạch 1/500
Điều kiện cơ bản quy hoạch 1/500 là gì?
Quy hoạch 1/500 là gì? Bản quy hoạch 1/500 chỉ áp dụng đối với các dự án có quy mô trên 5ha và với nhà ở chung cư thì trên 2ha.
Đối với những dự án này, đơn vị thực hiện phải xây dựng bản vẽ quy hoạch tỷ lệ 1/500 dự trên bản quy hoạch 1/2000 đã được xét duyệt. Các công trình đơn lẻ hoặc dự án chung cư nhỏ hơn 2ha thì không cần phải xin duyệt bản quy hoạch tỷ lệ 1/500.
Hồ sơ quy hoạch chi tiết 1/500
Đối với các dự án cần lập hồ sơ xin quy hoạch tổng mặt bằng 1/500 sẽ cần chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ giấy tờ sau:
- Đơn xin đề nghị thẩm định, phê duyệt của chủ đầu tư hay cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị ( theo mẫu quy định).
- Bản sao công chứng quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch 1/500 của cơ quan có thẩm quyền.
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị tư vấn lập hồ sơ quy hoạch.
- Bản sao công chứng chứng chỉ hành nghề của các kỹ sư, kiến trúc sư thực hiện lập đò án quy hoạch.
- Bản chính của bản tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư xung quanh dự án cần làm bản quy hoạch chi tiết 1/500.
- Bản chính hoặc bản sao công chứng của văn bản tổng hợp ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan đến quy hoạch dự án.
Ngoài ra, các dự án đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch thì đơn vị xin phê duyệt dự án quy hoạch 1/500 cần chuẩn bị thêm những giấy tờ sau:
- Bản sao công chứng giấy phép quy hoạch
- Bản sao công chứng văn bản công nhận đơn vị là chủ đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Đĩa CD thuyết minh tổng hợp có bao gồm sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa kèm theo.
- Bản vẽ chi tiết của đầy đủ các hạng mục của dự án theo quy định.
Quy trình xin phê duyệt quy hoạch 1/500
Các bước quy trình xin phê duyệt bản quy hoạch 1/500 sẽ bao gồm những bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Bước 2: Đơn vị tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nếu đầy đủ giấy tờ sẽ làm phiếu biên nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả trong 30 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được xét duyệt.
Bước 3: Nhận kết quả. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ giấy tờ theo quy định sẽ được phê duyệt. Trường hợp hồ sơ thiếu sót sẽ được trả lại để bổ sung và xin duyệt lại.
Cơ quan nào phê duyệt quy hoạch 1/500?
Theo điều 31 Nghị định 37/2010 NĐ-CP những cơ quan thẩm quyền được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cụ thể như sau:
- Bộ xây dựng: phê duyệt đồ án quy hoạch theo tỷ lệ 1/500 đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của thủ tướng chính phủ.
- UBND cấp tỉnh: phê duyệt đồ án quy hoạch 1/500 đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh.
- UBND cấp huyện: phê duyệt đồ án quy hoạch theo tỷ lệ 1/500 thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp huyện, các đồ án thuộc quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch xây dựng nông thôn.
Theo quy định về thẩm quyền phê duyệt trên mang tính chất chung trong quản lý hành chính nhà nước. Có một số UBND cấp tỉnh ủy quyền lại việc có ý kiến hay phê duyệt hoặc cơ quan chuyên môn: ủy quyền cho sở quy hoạch kiến trúc.
Trong tất cả trường hợp phê duyệt đồ án quy hoạch chi thiết 1/500 thuộc thẩm quyền của UBND cấp quận/huyện thì nhất thiết phải có ý kiến thống nhất của sở quy hoạch kiến trúc hay của UBND cấp tỉnh trước khi UBND cấp quận/huyện phê duyệt.
Phân biệt quy hoạch chi tiết 1/500 với Quy hoạch chi tiết 1/2000
Quy hoạch chi tiết 1/500 với Quy hoạch chi tiết 1/2000 là hai bản quy hoạch được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai bản quy hoạch đó với nhau. Vì thế, chúng tôi xin đưa ra một số yếu tố để bạn đọc có thể phân biệt một cách cụ thể và rõ ràng.
Nơi thực hiện:
Đối với bản đồ quy hoạch 1/2000 sẽ do địa phương nơi có dự án, công trình thực hiện. Quy hoạch 1/500 do các cơ quan, doanh nghiệp, công ty bất động sản thực hiện.
Mục đích lấy ý kiến:
- Bản quy hoạch 1/500, mục đích chính được hướng đến những vấn đề cụ thể, sát thực từ phía chủ đầu tư trước khi thực hiện dự án để khách hàng và các nhà đầu tư hiểu rõ.
- Bản quy hoạch 1/2000, các đơn vị thực hiện sẽ tiến hành lấy ý kiến từ các đơn vị chức năng hoặc cơ quan có thẩm quyền để định hướng một cách cụ thể và rõ nét cho việc xây dựng bản quy hoạch.
Đồ án quy hoạch:
- Đối với bản quy hoạch 1/500 sẽ thường được gọi là đồ án quy hoạch xây dựng.
- Đối với bản quy hoạch 1/2000 thường được gọi và biết đến là đồ án quy hoạch chi tiết.
Những thông tin cập nhật quy hoạch 1/500 là gì trên đây bạn đọc và các nhà đầu tư có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề cách lập bản quy hoạch cũng như những điều kiện bắt buộc để lập bản quy hoạch theo đúng quy định của nhà nước.