Bản tin này bao gồm 2 phần: Dữ liệu & nhận định kinh tế tổng quan, xuất bản vào 09/2021 bởi Hoài Phong.
Nội dung
Dữ liệu
Dữ liệu tiền tệ
Bơm tiền, chắc ai cũng nghe tới chính phủ Mỹ (thông qua Fed) in tiền vào nền kinh tế. Dưới đây là một số dữ liệu hữu ích cho bạn: (Những cột dọc màu xám là những năm diễn ra khủng hoảng/suy thoái)
Tăng trưởng của tổng cung tiền M2 (tiền rộng): Khoảng $5T (1T = 1K tỷ) đã được bơm vào từ đầu 2020 tới nay, mạnh nhất vào tháng 3/2020
Tổng cung tiền M1 (tiền hẹp) đã tăng $15T trong cùng thời điểm đó.
Cần làm rõ cho bạn thông tin như sau:
M1 bao gồm:
- Tiền mặt
- Tiền gửi không kỳ hạn (Demand deposits)
- Séc du lịch (nhỏ, không cần nhắc tới)
- Other liquid deposits (chiếm cơ cấu chính, các loại tiền/tương đương tiền ngắn hạn)
M2 bao gồm:
- Tất cả M1
- Tiền gửi có kỳ hạn, kể cả ngắn hạn (Small Time Deposits) và dài hạn (Large Time Deposits)
Bạn biết rằng M1 nằm trong M2, nhưng M2 chỉ tăng có $5T nhưng M1 tăng tới $15T. Điều này đã phản ánh điều gì?
Như vậy ngoài $5T được bơm thêm, có tới $10T được rút từ các khoản khác đưa vào dòng lưu thông, nó tạo nên một đợt tăng giá điên cuồng của tất cả các loại hình được tính là “tài sản”: CK, Coin, BĐS, Sắt, Bạch Kim, Đồng v.v.
Số tiền gửi ngắn hạn đã về mức thấp kỷ lục. Không ai còn muốn giữ bất cứ đồng tiền nào khi mọi thứ tăng từng ngày. Sáng mua – chiều giàu. Tương tự tiền gửi dài hạn cũng giảm 400B sau những chính sách của Fed & chính phủ Mỹ vào 4/2020.
Ở thời điểm hiện tại, tổng cung M2 và M1 chênh lệch khoảng hơn $1T, xấp xỉ bằng số còn lại của tiền gửi dài hạn. Rất nhiều cá nhân & tổ chức đã giàu lên trong đợt tăng giá tài sản này, đặc biệt là những người nhanh nhẹn “rút tiền tiết kiệm” đi mua tài sản khi các gói kích thích kinh tế được tung ra, trong khi số khác vẫn u mê với khủng hoảng thế này “tiền mặt là vua”.
Assets – Tài sản của Fed thể hiện trên bảng kế toán là số tiền Fed đã chi ra để mua. Chủ yếu là trái phiếu chính phủ. Nó được cung ứng shock 1 lần vào 2020 với gói siêu kích thích & 120 tỷ mỗi tháng (Chính sách hiện tại để duy trì hỗ trợ cải thiện dịch bệnh). Con số này cũng chính là phần tăng chính của tổng cung tiền M2.
Fed đã giải ngân hết số tiền đã tạo ra theo kế hoạch, chúng ta có ngân quỹ của Fed đã trở về thời điểm 3/2020.
Với các dữ liệu trên, bạn đã hình dung tại sao lại có một uptrend lớn như vậy ở mọi nơi. Và mỗi khi chủ tịch Fed Powell nói về kế hoạch ngừng mua trái phiếu hỗ trợ, thu hồi tiền về thì thị trường lại phản ứng tiêu cực. Rất nhiều người đã nhanh nhẹn rút hết các khoản tiết kiệm dài hạn ra để mua cổ phiếu và coin, họ đã rất chính xác và thắng lớn tới thời điểm này. Nhưng ai thực sự thắng cuối cùng luôn là 1 người biết đủ.
Dữ liệu GDP
Như vậy nếu nhìn vào dữ liệu GDP, chúng ta có thể “cảm nhận” mọi thứ đang thật tốt đẹp. Tất cả bình phục, ổn định và tăng trưởng.
TQ cũng giữ cho mình sự tăng trưởng, nhưng dường như nó chậm lại và ổn định thay cho những bùng nổ bứt phá. Có thể nó đến từ những chính sách kinh tế & tiền tệ của chủ tịch Tập Cận Bình (Sẽ nói rõ ở phần sau).
Dữ liệu GDP thực ra rất khó giúp chúng ta nhìn ra thời điểm hoặc yếu tố khủng hoảng. Tức chỉ khi khủng hoảng mới thấy GDP xuống, thậm chí nhiều cuộc khủng hoảng ở 1 vài mảng thị trường khá lớn (Như Dotcom – 2000) hay khủng hoảng tài chính 2008 trên đồ thị GDP đều không thể hiện rõ. Nhưng đầu tư thì thấm hơn rất nhiều, tài khoản chia 5 – 10.
Dữ liệu việc làm
Một trong những yếu tố quyết định chính sách của chủ tịch Fed Powell luôn là tỉ lệ việc làm (thất nghiệp). Mặc dù chưa đạt đỉnh cao của trước dịch, nhưng rõ ràng con số hiện tại đã được cải thiện đáng kể. Khi việc làm ổn định, Fed sẽ chuyển sang thu hồi tiền thay cho bơm thêm tiền. Nhìn vào đồ thị trên, nếu không có những diễn biến bất thường từ dịch Covid, có lẽ khoảng thời gian này không còn xa. H.P cho rằng mức 60% có thể là con số đủ tốt để mọi thứ dừng lại.
Diễn biến dịch Covid-19
Covid-19 là thứ đáng quan tâm nhất lúc này. Bởi nó có thể biến toàn bộ dữ liệu phía trên thành không ý nghĩa. Chỉ 1 biến thể mới có thể làm: Cung tiền, GDP, Việc làm và mọi thứ đảo lộn hoàn toàn. Nó thậm chí còn quyết định tính mạng của bạn. Sẽ thật ấu trĩ nếu nhìn đồ thị để dự đoán xu hướng chứ không phải nhìn vào Covid.
Chúng ta cũng có thể PT 1 chút về Covid với dữ liệu đã/đang xảy ra, nhưng vẫn phải chừa 1 tình huống “chưa xảy ra”. Hạn chế khẳng định là cách tốt nhất lúc này.
Các nước: Mỹ, Anh, Đức Pháp đều đứng chung cho làn sóng lây nhiễm thứ 3 này với số ca nhiễm không hề kém làn sóng thứ 2. Nhưng một dữ liệu tích cực là số ca tử vong giảm đáng kể so với đợt sóng trước đó.
Dữ liệu các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Italy đều cho tỉ lệ tử vọng khá thấp (tương tự đồ thị của Vương Quốc Anh), có vẻ mọi thứ đã có thể kiểm soát, mặc dù số ca nhiễm tăng cao.
Như vậy dữ liệu covid hiện tại cho thấy 1 số vấn đề:
- Thế giới có thể phải thay đổi một chút về cách sinh hoạt như Balan đã làm (kèm theo tiêm Vắc xin) để khắc phục dịch bệnh.
- Tỷ lệ tử vong được kiểm soát, nhìn dữ liệu của Đức hoặc Anh, Pháp chúng tó có thể tạm hi vọng về 1 tương lai có thể sống “bình thường mới”
Vấn đề lớn nhất đối với Covid bây giờ là có hay không biến thể tiếp theo làm đảo lộn mọi thứ? H.P đánh giá rằng các biến thể có thể khác nhau, nhưng giải pháp như Ba Lan hoàn toàn có thể bảo vệ chúng ta. Như vậy có lẽ Covid sẽ dần không còn là mối đe dọa mạng sống toàn cầu nữa.
Nhận định & đánh giá
Đối với nhận định, nó có 2 phần:
- Điều chỉnh chính sách tiền tệ từ Fed
- Dự đoán diễn biến kinh tế
Từ dữ liệu từ Fed Treasury Deposits & dữ liệu số ca nhiễm Covid & dữ liệu việc làm HP đánh giá rằng:
- Không có việc bơm tiền shock 1 lần nữa như 2020
- Việc duy trì mua trái phiếu 120 tỷ/tháng sẽ kéo dài không quá 9 tháng. Thời gian của một sóng Covid khoảng 4.5 tháng, đó cũng là thời điểm phương pháp chống dịch, vắc xin phát huy tác dụng. Nó cũng đủ để kéo tỉ lệ thất nghiệp về con số “ổn” mà không cần tới “thuốc”.
- Số tiền Fed thu hồi ngược về khi kinh tế ổn định chỉ khoảng 250 tỷ đô hoặc thấp hơn.
Trường hợp này diễn ra, việc “chia tài khoản” sẽ diễn ra. Tất nhiên nó gần như chắc chắn xảy ra, ở thời điểm Fed rút ống thở, các nhà đầu tư cá nhân cũng vội vã bán tháo trở về tránh né như cách họ rút tiền mua tài sản theo Fed đầu năm 2020.
Đánh giác mức độ xảy ra tới đâu ta chia các cấp độ như sau:
- Không có ảnh hưởng gì, kinh tế đi như trước đó
- Suy thoái, kinh tế có vài năm sụt giảm nhẹ.
- Khủng hoảng: Có đổ vỡ quy mô lớn, phá sản và vỡ nợ ở nhiều công ty lớn.
- Đại khủng hoảng: Đổ vỡ toàn cầu, bất kể các nước giàu nghèo. Kéo dài trên 4 năm và mức ảnh hưởng nghiệm trọng ở hầu hết ngành nghề.
Có rất nhiều trường phái khác nhau để phân tích nguyên nhân một cuộc khủng hoảng. Nhưng có thể tóm tắt trong 2 lý do:
- Chính sách tiền tệ sai lầm dẫn đến tương quan kinh tế bị gẫy.
- Bóng bóng tài sản, tín dụng
Chúng ta sẽ đánh giá cả 2 thông tin này để nhận định về mức độ khủng khoảng. H.P sẽ viết riêng ở 1 bài do cần PT cả các thị trường CK, BDS và tín dụng, dư nợ trong từng ngành mới dự đoán đc mức độ sụt giảm hoặc nghiêm trọng. Trong bài này, H.P chủ yếu cung cấp cho bạn dữ liệu về tiền tệ và nhận định về một cuộc rút ống thở sẽ diễn ra.
Tưởng tượng kinh tế như một bệnh nhân, các triệu chứng cấp cứu của bệnh nhân đã sắp kết thúc (việc làm, tăng trưởng, covid) tất nhiên không thể tiếp tục duy trì chế độ chăm sóc đặc biệt. Khi trở về trạng thái cũ, chưa chắc bệnh nhân đã bình thường sau những ngày tháng “thăng hoa”. Chúng ta sẽ cần đọc bệnh án hiện tại chi tiết hơn nữa.