Tôi muốn bạn ghi nhớ thật kỹ bài học này, đọc nó rất nhiều lần tới khi đã trở thành kiến thức mặc định hãy nghĩ tới những chuyện khác như đầu tư hay trade. Dù bạn đã trade, chưa trade, đang trade, đã thắng hay đang thua đều nên đọc nó, chậm rãi và nghiền ngẫm sẽ giúp bạn đi xa hơn rất nhiều.
Có thể chia sẻ rằng, hầu hết những người mới trade không quan tâm tới tư duy và quản lý vốn. Thứ đầu tiên họ lao đầu vào học là PTKT. Nó thuộc mục tạo ra lệnh thắng. Họ không học tư duy vốn để nâng cao hiệu suất, họ không học quản lý khi mắc sai lầm (thứ mà tất nhiên sẽ tới theo thời gian). Thắng để làm gì khi chắc chắn không giữ được? Học giữ tiền còn quan trọng gấp trăm lần học kiếm tiền. Như vậy đây là cái sai lớn và gặp rất phổ biến.
Tại sao bài viết này quan trọng?
Nó định hướng cho bạn cách để chiến thắng thay vì thất bại
Nó giúp bạn đạt hiệu suất cao nhất cho chiến lược tài chính của mình.
Bạn có biết rằng nếu dự đoán đúng 2 chữ số cuối của giải đặc biệt SXMB (Hay còn gọi nôm na là đánh đề), dự đoán 100K bạn sẽ nhận về 9.9 triệu (Tức tỉ lệ 1 ăn 99, có thể thấp hơn từ 92 – 95 tùy theo nhà cái). Giả sử hôm nay tôi đánh đề 100K, trúng luôn. Tôi không hề giàu lên, trường hợp mất, tôi cũng không nghèo đi. 1 ăn 99 là tỉ lệ rất lớn, xuất sắc, tôi cũng đã dự đoán trúng tại sao tôi không giàu vậy?
Đó là bởi số tiền tôi đánh chỉ là 100K.
Lại minh họa tiếp, tôi đang sở hữu 50.000 CP Techcombank , ở thời điểm đầu năm nó có giá 1.750 tỷ đồng. Ở thời điểm cuối năm, nó tăng khoảng 20% so với đầu năm lên 2.1 tỷ đồng.
Con số 20% không quá lớn, nhưng số tiền tăng thêm thì rất ấn tượng so với 9.9 triệu từng trúng đề. Bài học ở đây khoan bàn tới lấy 1.75 tỷ ở đâu, tôi muốn bạn ghi nhớ khái niệm đầu tiên:
Số vốn gốc – Start Balance
Ở góc độ tài chính đầu tư thuần túy, chúng ta cần tách bạch rõ ràng về tài sản. Căn nhà, chiếc xe bạn đang đi, chiếc điện thoại bạn đang dùng hay ở góc độ cuộc đời là mỹ nhân bạn đang sở hữu không được tính là tài sản. Đó thực sự vẫn là tài sản, nhưng chúng không được nhìn nhận là tài sản dưới góc độ đầu tư (Như một số cách gọi là tiêu sản).
Có thể chia tài chính của chúng ta thành những phần như sau (bao gồm hết tài sản hay tiêu sản):
- Phần phân bổ cho thiết yếu
- Phần phân bổ cho dự phòng
- Phần phân bổ cho đầu tư
- Phần phân bổ cho hưởng thụ
Nhiều người thường đưa ra một tỉ lệ khuyến nghị cho những phân bổ cho 4 nhóm trên. Cá nhân tôi thì không đồng ý về điều đó. Không có con số chung, bởi mỗi người một hoàn cảnh. Chúng ta sẽ điều chỉnh nó (tỉ lệ) liên tục mà chủ yếu dựa trên 2 yếu tố: Tham vọng và độ tuổi.
Nếu bạn còn trẻ, tỉ lệ phân bổ cho đầu tư của bạn nên áp đảo, còn lại cho thiết yếu. Nó cũng tương tự với trường hợp tham vọng của bạn lớn. Khi bạn nhiều tuổi hơn, lúc này mới phân bổ dần sang thiết yếu và dự phòng, hưởng thụ.
Nhà, tức một chỗ ở ấm cúng thì dĩ nhiên là thuộc mục thiết yếu. Nhưng nếu bạn 24 tuổi, sau khi có một số tiền bạn lại phân bổ vào nhà (với mục đích ở) thì là sai lầm. Nhưng đã sang tuổi 45, cũng với số tiền đó, đôi khi bạn phải lựa chọn phân bổ cho hợp lý hơn với nhu cầu của gia đình, con cái thay cho tiếp tục dành phấn lớn cho đầu tư. Tôi cũng không khuyên bạn an phận như vậy, hãy dựa trên tham vọng của mình mà quyết định. Nếu bạn muốn bùng nổ hoặc đột phá, thì luôn phải từ bỏ đi một số thứ để làm lợi thế. Bạn chỉ có 5 tỷ, chẳng thể nào vừa mua 1 căn chung cư vừa có số vốn lớn để kinh doanh.
Bây giờ bạn hãy xem xét lại chính bản thân mình với các yếu tố sau:
- Bạn bao nhiêu tuổi?
- Khát vọng, ước mơ thực sự của bạn tới đâu?
- Nhóm tiền có thể đầu tư ngay (tức tiền đang ở trạng thái “free”) của bạn là bao nhiêu?
- Mức thu nhập hiện tại của bạn và độ ổn định của thu nhập
- Giá trị của các tài sản thiết yếu bạn đang nắm giữ
Có được 5 yếu tố trên, bạn điều chỉnh chúng và đưa ra 1 con số, gọi là: Vốn gốc – Start Balance.
Ở trường hợp đơn giản nhất, vốn gốc chính là mục (3), số tiền có thể đầu tư ngay. Khi bạn còn trẻ hoặc tham vọng hơn, số vốn gốc nên bao gồm 1 phần nhỏ giá trị các tài sản đang nắm giữ như nhà cửa. Tức là bạn cần đi vay nữa.
Nhiệm vụ của bạn trong suốt cuộc đời là gia tăng số vốn đó. Không cần cao, khoảng 30 – 40% mỗi năm là rất thành công rồi. Nhưng nhớ kỹ rằng, gia tăng tổng số vốn gốc thì mới có ý nghĩa. Bạn chắc chắn sẽ khá hơn rất nhiều nếu làm được điều này chỉ cần sau nhiều năm. Ở phía dưới có một bảng tính sẽ giúp bạn thấy chi tiết hơn điều này.
Sau khi đã có số vốn sẵn sàng để sinh sôi nảy nở, hãy phân loại chúng theo 5 cấp dưới đây (đơn vị USD):
- Tôm: 5K
- Cua: 10 – 50K
- Cá heo: 50 – 200K
- Cá mập: 200 – 500K
- Cá voi: 500K+
Đầu tiên là bạn không nên thấp hơn Level Tôm vì bất kỳ lí do nào. Nếu nó thấp hơn, bạn nên tiếp tục tiết kiệm và làm việc tới khi đủ mức này trước khi bắt đầu. (Mục sau tôi cũng đưa ra vài giải pháp cho level dưới Tôm). Level Cua là rất hợp lý để bắt đầu cho đại đa số. Mỗi level sẽ có những chiến lược khác nhau.
Tại sao phải chia vốn thành các cấp độ thì mời bạn xem bảng dưới đây, với tỉ lệ tăng trưởng số vốn gốc ước tính: 20% mỗi năm.
Số năm | Tôm | Cua | Cá heo | Cá mập |
0 | 5,000 | 20,000 | 50,000 | 300,000 |
1 | 6,000 | 24,000 | 60,000 | 360,000 |
2 | 7,200 | 28,800 | 72,000 | 432,000 |
3 | 8,640 | 34,560 | 86,400 | 518,400 |
4 | 10,368 | 41,472 | 103,680 | 622,080 |
5 | 12,442 | 49,766 | 124,416 | 746,496 |
6 | 14,930 | 59,720 | 149,299 | 895,795 |
7 | 17,916 | 71,664 | 179,159 | 1,074,954 |
8 | 21,499 | 85,996 | 214,991 | 1,289,945 |
9 | 25,799 | 103,196 | 257,989 | 1,547,934 |
10 | 30,959 | 123,835 | 309,587 | 1,857,521 |
11 | 37,150 | 148,602 | 371,504 | 2,229,025 |
12 | 44,581 | 178,322 | 445,805 | 2,674,830 |
13 | 53,497 | 213,986 | 534,966 | 3,209,796 |
14 | 64,196 | 256,784 | 641,959 | 3,851,755 |
15 | 77,035 | 308,140 | 770,351 | 4,622,106 |
16 | 92,442 | 369,769 | 924,421 | 5,546,528 |
17 | 110,931 | 443,722 | 1,109,306 | 6,655,833 |
18 | 133,117 | 532,467 | 1,331,167 | 7,987,000 |
19 | 159,740 | 638,960 | 1,597,400 | 9,584,400 |
20 | 191,688 | 766,752 | 1,916,880 | 11,501,280 |
21 | 230,026 | 920,102 | 2,300,256 | 13,801,536 |
22 | 276,031 | 1,104,123 | 2,760,307 | 16,561,843 |
23 | 331,237 | 1,324,947 | 3,312,369 | 19,874,212 |
24 | 397,484 | 1,589,937 | 3,974,842 | 23,849,054 |
25 | 476,981 | 1,907,924 | 4,769,811 | 28,618,865 |
26 | 572,377 | 2,289,509 | 5,723,773 | 34,342,638 |
27 | 686,853 | 2,747,411 | 6,868,528 | 41,211,166 |
28 | 824,223 | 3,296,893 | 8,242,233 | 49,453,399 |
29 | 989,068 | 3,956,272 | 9,890,680 | 59,344,078 |
30 | 1,186,882 | 4,747,526 | 11,868,816 | 71,212,894 |
Có lẽ lúc này bạn ít cũng trên 20 tuổi rồi, thậm chí đã 30. Nếu bạn bắt đầu với 5K duy nhất, 20 năm sau con số đó vẫn rất khiêm tốn: 191K còn bạn thì đã khá già. Hãy tưởng tượng mục tiêu thành công, bạn vẫn không khá khẩm chưa nói mục tiêu không thành công thì chẳng phải bạn đang đi con đường vô nghĩa sao? Con số lí tưởng cho việc bắt đầu là Cua và Cá heo. Bạn phải trả một cái giá để đi tới kết quả, bởi không có gì trên đời miễn phí. Lưu ý lại rằng phần gia tăng vốn gốc và tài sản này chưa dành riêng cho trading, mà cho bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống.
Tôi chỉ chia sẻ thuần túy cho bạn về đầu tư tài chính ở đây, không nói về sản xuất kinh doanh. Con đường đơn giản nhất là mua và nắm giữ dài hạn cổ phiếu của một doanh nghiệp đảm bảo 2 yếu tố: Tăng trưởng và bền vững. Bạn chỉ cần cộng thêm 3 – 4 năm vào công thức là xong. Tôi sẽ giải thích tại sao là 3 – 4 năm tại mục Chứng Khoán tránh đi vào lan man ở đây vì phải dùng nhiều thuật ngữ chứng khoán. Tất nhiên phải chọn các doanh nghiệp không trả cổ cức tiền mặt (Để tổng số vốn gốc được tăng lũy kế liên tục).
Trở về với: Số vốn gốc. Như bạn đã thấy ở bảng trên, con số để bắt đầu phải đạt một ngưỡng rõ ràng thì thành quả mới đạt. Bỏ qua luôn tình huống nhà bạn có sẵn điều kiện kinh tế, để có số vốn gốc bạn có 2 cách:
Như vậy, kế hoạch tài chính cuộc đời của chúng ta có thể chia làm 2 giai đoạn:
- Gia đoạn hình thành nên số vốn gốc
- Giai đoạn lũy kế số vốn gốc để đạt hiệu suất cao nhất.
Có những người đã vận hành quy tắc này một cách tự nhiên và thuần thục mặc dù họ không hề học quản lý tài chính. Ví dụ như rất nhiều người đầu tư BĐS. Giá trị gia tăng trên số vốn gốc đôi khi chỉ là 10 15% mỗi năm, nhưng nó luôn là của cả tổng số vốn gốc, cứ như vậy lũy kế lên dài hạn. Hãy nhớ lại câu chuyện đánh đề ở phía đầu bài để ghi nhớ: X5, X10 cũng có rất ít ý nghĩa nếu nó chỉ áp dụng được cho số vốn nhỏ so với tổng số vốn gốc trong kế hoạch đầu tư.
Có một hình thức gia tăng số vốn gốc nhưng không đặt kế hoạch chi tiết, không có mục tiêu cụ thể. Tức là sau khi xác định được số vốn đầu tư của mình lúc này là 3 tỷ, họ bắt đầu lên kế hoạch phân bổ đầu tư và chờ đợi kết quả tốt nhất:
- 2 tỷ đi mua BĐS
- 600 triệu mua chứng khoán
- 200 triệu góp vốn với bạn
- 190 triệu mua Bitcoin hold
- 10 triệu đánh lô
Tức là trong kế hoạch này không chủ động chính xác BĐS, CK và Bitcoin kia sẽ tăng trưởng lên bao nhiêu. Những thứ này đều tiềm năng, hứa hẹn tương lai đầy tiền bạc, nhưng tiềm năng tới đâu khá khó xác định. Phương pháp này vẫn ổn nếu bạn phân bổ danh mục đầu tư hợp lý hoặc đầu tư vào những gì tiềm năng, sáng giá. Chỉ là mọi thứ không theo kế hoạch nên nếu bạn muốn cuộc đời mình nó rành mạch, rõ ràng và có con số thì cách trên là chưa đủ. Số vốn gốc thì bạn có rồi, chỉ có xác định được tỉ lệ tăng trưởng mới xác định được mục tiêu sau này.
Đối với việc không có kế hoạch quản lý tài chính, mọi thứ thường tự do, ngẫu hứng:
Thấy gì có thể ăn thì đặt cửa, mua vào, đầu tư. Không có mục tiêu về lợi nhuận đó chiếm bao nhiêu % trên số vốn gốc hay tổng tài sản, không có dự toán về thua lỗ hoặc không thuận lợi, các tình huống xấu. Nó cũng khá giống người gia tăng số vốn gốc không có mục tiêu lợi nhuận chính xác phía trên, nhưng ở trường hợp này họ không phân bổ vốn đúng đắn theo một kế hoạch hay tỉ lệ rủi ro. Có thể là dốc toàn bộ tài sản vào mua coin rác, cổ phiếu rác hay đánh lô đề bằng tất cả số tiền đang có v.v
Yêu cầu thu hoạch được của mục này:
- Hiểu được rằng số vốn gốc – start balance phải phù hợp thì mới có ý nghĩa. Và nó có mức tối thiểu. Tính toán lại số vốn gốc cho bản thân dựa trên mục tiêu cuộc đời so vs mục phía trên.
- Hiểu được tầm quan trọng của lãi kép, mục tiêu suốt cuộc đời là gia tăng số vốn gốc một cách ổn định nhất
- Xác định được lựa chọn tăng trưởng vốn cho mình. Nếu không có xác định mức % cụ thể, cũng phải đạt mức phân bổ tài chính, không được để mọi thứ tự do.
- Hiểu rằng 2 giai đoạn tài chính: Hình thành số vốn gốc hay lũy kế số vốn gốc sẽ dùng chiến lược hoàn toàn khác nhau.