Bạn đã bao giờ nhìn thấy chỉ báo Stochastic đang ở mức quá mua?
Bạn lập tức vào lệnh SHORT vì nghĩ rằng giá sắp đảo chiều giảm? Tuy nhiên ngay sau đó thị trường lại tăng lên một mức giá cao hơn. Vậy điều đó có nghĩa là sao? Liệu chỉ báo Stochastic hoạt động không hiệu quả?
Hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu chi tiết về chỉ báo Stochastic là gì, tại sao nhiều người hay mắc sai lầm với nó, và cách giao dịch với chỉ báo Stochastic hiệu quả nhất ở bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
- 1 Chỉ báo Stochastic là gì?
Chỉ báo Stochastic là gì?
Stochastic là gì?
Chỉ báo Stochastic có tên đây là đủ Stochastic RSI, hay còn gọi RSI ngẫu nhiên. Đây là một chỉ báo phân tích kỹ thuật, có giá trị nằm trong khoảng từ 0 – 100, được sử dụng để xác định một giá thị trường có đang bị quá mua hay quá bán hay không. Đồng thời, dựa vào chỉ báo Stochastic, nhà đầu tư cũng có thể dự đoán phần nào xu hướng sắp tới của thị trường.
Còn theo những gì về người người sáng lập Stochastic nói, thì:
“Stochastics đo lường động lượng của giá.
Nếu bạn hình dung một tên lửa đang bay lên trong không trung – trước khi nó hạ xuống, nó phải giảm tốc độ. Stochastic cũng tương tự như vậy.
Công thức tính chỉ số Stochastic là gì?
Mặc dù các công cụ đều tính sẵn cho bạn kết quả của chỉ số này, nhưng mình vẫn muốn bạn hiểu được Stochastic được tính toán dựa vào đâu để bạn thực sự hiểu hơn về Stochastic là gì.
Công thức tính chỉ số Stochastic là:
Stochastic = (RSI Hiện tại – RSI Thấp nhất)/(RSI Cao nhất – RSI Thấp nhất) *100
Lưu ý: Mức thấp nhất và cao nhất là tính trong khoảng thời gian 14 phiên giao dịch gần nhất.
Để hiểu rõ hơn, có thể tham khảo hình mình họa dưới đây:
Cách cài đặt chỉ cáo Stochastic trên đồ thị
Bạn có thể sử dụng đồ thị trên tradingview.com để mở chỉ báo Stochastic.
Sau đó, bạn có chỉnh cài đặt D = 1, thì đồ thị Stochastic sẽ thu gọn 1 dòng cho dễ nhìn, thay vì 2 dòng như mặc định.
Thường thì Stochastic sẽ mặc định là 14 ngày, nhưng nếu bạn muốn giao dịch dài hơn, thì có thể chỉnh khung thời gian tùy ý, ví dụ chỉnh K = 20.
Ví dụ như hình dưới, mình dùng chỉ báo Stochastic (20, 1, 1):
Ý nghĩa của chỉ báo Stochastic là gì?
Stochastic RSI được phát triển với mục tiêu cải thiện độ nhạy và tạo ra nhiều tín hiệu chính xác hơn so với các chỉ báo truyền thống như RSI, MACD,…
- Khi giá trị của chỉ báo này nhỏ hơn 20 (0.2); thì tài sản được coi là đang bán quá mức; điều này có nghĩa là gí trị RSI đang giao dịch ở mức thấp hơn biên độ giá được xác định trước đó của nó.
- Ngược lại, khi giá trị Stochastic RSI lớn hơn 80 (0.8) thì tài sản này đang rơi vào tình trạng mau quá mức, hay chỉ báo RSI hiện tại đang đạt mức cực cao – đây là dấu hiệu cho thấy tài sản cơ sở sắp xuất hiện giá thoái lui.
Ngoài ra, chỉ báo này cũng có thể được áp dụng để xác định các xu hướng ngắn hạn bằng cách xem xét giá trị của nó với đường trung tâm 50 (0.5).
– Khi Stochastic RSI có giá trị trên 50 (0.5), giá có thể được xem là có xu hướng tăng cao hơn.
– Khi chỉ báo này có giá trị dưới 50 (0.5),giá có xu hướng giảm giá trị.
Điểm khác biệt giữa RSI và Stochastic là gì?
Có thể bạn sẽ thắc mắc rằng, tại sao chỉ báo Stochastic và RSI lại giống nhau đến vậy? Thực tế, chỉ báo Stochastic cũng là RSI, nhưng ở mức độ nâng cao hơn.
- Có thể bạn quan tâm: Chỉ báo RSI là gì?
Dĩ nhiên, chúng cũng có nhiều điều khác biệt. Stochastic nhạy hơn so với RSI, cho nhiều tín hiệu giao dịch hơn. Còn RSI cung cấp ít tín hiêụ giao dịch hơn Stochastic, vì vậy giao dịch với RSI an toàn hơn, nhưng cũng bỏ lỡ nhiều cơ hội hơn.
Ví dụ ở biểu đồ bên dưới, tại khung thời gian D1, Stochastic cho chúng ta nhiều tín hiệu “quá mua” để giao dịch, nhưng RSI chỉ cho một tín hiệu “quá mua” duy nhất.
Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy Stochastic có xu hướng nằm trong vùng quá mua quá bán lâu hơn.
Vậy có phải Stochastic không hiệu quả?
Thực tế, 2 chỉ báo này có thể phối hợp với nhau để giao dịch ở biểu đồ này. Thông thường bạn nên dùng Stochastic để mua và RSI để bán.
Ngoài ra, hãy căn cứ thêm nhiều chỉ báo kỹ thuật khác để giao dịch hiệu quả. Dự báo của RSI có phần chính xác hơn. Nhưng ở những phiên thị trường biến động nhanh và mạnh, thì Stochastic lại vô cùng hiệu quả, bởi nó nhạy với giá hơn RSI.
Hiện tại, chỉ báo RSI dường như là chỉ báo được trader sử dụng nhiều hơn. Hơn nữa, RSI cũng nổi tiếng nhờ chiến lược RSI 2 của Larry Conner. Cho tới nay thì rất nhiều trader sử dụng chỉ báo RSI trong việc xây dựng các chiến lược giao dịch của mình.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn giao dịch nâng cao hơn, vượt trội hơn nhiều trader khác, thì hãy tìm hiểu cả 2 chỉ báo này và kết hợp chúng lại với nhau nhé.
Sai lầm khi giao dịch với chỉ báo Stochastic
Như mình đã nói ở phần giới thiệu đầu bài. Nhiều bạn khi giao dịch với RSI hoặc Stochastic, sẽ có không ít lần thấy tín hiệu quá mua, quá bán và vào lệnh. Tuy nhiên thị trường lại không đi theo dự tính.
Đó là bởi bạn mắc phải 2 sai lầm quan trọng dưới đây:
Vào lệnh LONG khi Stochastic báo “quá mua”
Nhắc lại về định nghĩa Stochastic là gì, thì đây là một chỉ báo đo lường động lượng trên thị trường.
=> Khi nó ở mức quá mua (trên 80), điều đó có nghĩa là thị trường đang có đà tăng mạnh.
Và rồi, khi thị trường đang có đà tăng mạnh, bạn có muốn “mù quáng” vào lệnh SHORT không?
Đây là lý do tại sao:
Như bạn có thể thấy, nếu bạn SHORT chỉ vì thị trường báo hiệu “quá mua”, đó sẽ là một trải nghiệm rất đau đớn.
Bởi vì giá có thể vẫn có thể ở trong khung “giá bán” hoặc “quá mua” trong một thời gian dài, và còn có thể lâu hơn nhiều so với khả năng tài khoản của bạn có thể “gồng” được.
Cho rằng giá sẽ đảo chiều khi xuất hiện phiên kỳ
Tiếp theo là sai lầm thứ 2, một sai lầm mà những bạn dù có chút kiến thức về RSI, chỉ giao dịch khi sự phân kỳ xuất hiện.
Ôn lại chút kiến thức về RSI phân kỳ (Stochastic phân kỳ cũng tương tự):
Thông thường, đường giá và đường RSI thường chuyển động tương đương với nhau, là kiểu giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước thì RSI cũng tương tự, tạo thành đỉnh sau cao hơn đỉnh trước đó.
Tuy nhiên có một vài trường hợp, đường RSI và đường giá có một chút khác biệt, ví dụ như không cùng tạo một đỉnh cao hơn hoặc không cùng tạo một đáy thấp hơn. → Lúc này người ta gọi là RSI phân kỳ.
Hầu hết các tài liệu, họ sẽ đều cho bạn biết rằng khi bạn phát hiện ra sự phân kỳ, điều đó có nghĩa là sự đảo chiều sắp xảy ra.
Nhưng đó chỉ là “xác suất”, còn không phải là chắc chắn.
Như bạn có thể thấy, có sự phân kỳ nhưng thị trường không đảo chiều. Thực tế, nó tiếp tục đi xuống trong một thời gian khá dài.
Bạn đã học được 2 sai lầm lớn nhất mà các nhà giao dịch mắc phải khi sử dụng Stochastic, vì vậy hãy ghi nhớ và tuyệt đối tránh nó nhé.
Cách giao dịch với chỉ báo Stochastic
“Vậy, cách chính xác để sử dụng chỉ báo Stochastic là gì?” Hãy áp dụng lần lượt theo các bước sau (vì nó không có nhiều cách, mà chỉ có 1 cách và bạn phải thực hiện đầy đủ).
Bước 1: Kết hợp Stochastic với xu hướng của thị trường
Nhiều bạn thường xuyên thu lỗ khi sử dụng Stochastic, và cả RSI, nhưng nguyên nhân chính là bởi bạn không quan tâm tới “xu hướng của thị trường”.
Vì vậy, hãy áp dụng Stochastic và giao dịch theo xu hướng.
Nguyên tắc cho bạn:
-
Nếu giá nằm trên đường trung bình động 200 kỳ (MA20), có nghĩa thị trường đang trong xu hướng tăng, thì có thể vào lệnh LONG khi Stochastic cho tín hiệu “quá bán”.
-
Nếu giá nằm dưới đường trung bình động 200 kỳ (MA20), có nghĩa thị trường đang trong xu hướng giảm, thì có thể vào lệnh SHORT Stochastic cho tín hiệu “quá mua”.
Ví dụ như hình bên dưới:
*** Lưu ý, MA20 là mình giao dịch ngắn, còn nếu bạn muốn giao dịch dài hơn có thể chỉnh MA50, MA100, hay muốn lướt sóng thì có thể chỉnh MA10 ***
Bước 2: Kết hợp Stochastic với nhiều khung thời gian
Bạn đã biết cách giao dịch với Stochastic rồi đó. Nhưng mình không khuyên bạn “mù quáng” lao đầu vào MUA và BÁN theo tín hiệu Stochastic và xu hướng của thị trường.
Thay vào đó, chỉ nên giao dịch khi phần thắng nắm chắc trong tay, và chỉ báo Stochastic sẽ giúp bạn lọc các giao dịch có xác suất thành công cao này. Mẹo cho bạn:
- Ví dụ bạn đang thường giao dịch trong khung thời gian 1H (1 giờ). Vậy hãy chỉnh sang khung thời gian 1 ngày (1D) để xác định xu hướng, và nhìn được bức tranh toàn cảnh về thị trường hơn.
- Hãy đảm bảo rằng trong khung thời gian hàng ngày, không xuất hiện tín hiệu giảm giá với tình trạng “quá mua” của Stochastic.
Bởi nó chính là nơi mà thị trường có khả năng đi xuống thấp hơn – và bạn chắc chắn sẽ không muốn vào lệnh LONG khi đó.
Minh hoạ:
– Nhìn vào đồ thị và chỉ báo bên dưới, chắc hẳn nhiều bạn sẽ muốn vào lệnh LONG?
– Nhưng cũng chính với đồ thị nó, nếu bạn chỉnh sang khung thời gian cao hơn (1D), bạn sẽ nhận thấy điều gì đó không ổn với giao dịch của mình:
Tóm lại, những gì bạn cần làm là thao tác ngược lại:
- Xem khung thời gian 1 ngày trước, nếu nó là xu hướng giảm + Stochastic ≥ 80. => Chuyển sang khung thời gian thấp hơn để tìm điểm vào lệnh.
- Xem ở khung thời gian thấp (1 giờ), nếu giá breakout khỏi vùng hỗ trợ (là vùng giá nếu breakout khỏi đó thì sẽ giảm sâu hơn nữa), thì hãy vào lệnh SHORT (BÁN).
*** Tư duy tương tự đối với xu hướng tăng + Stochastic ≤ 20 ở khung thời gian lớn (1D), thì hãy vào lệnh khi giá breakout ở vùng kháng cự trong khung thời gian nhỏ (1H) ****
Lưu ý, khung thời gian trong bài viết có thể tùy ý thay đổi, bạn có thể chọn 4H – 1H, 1H – 15M, tùy theo phong cách giao dịch của bạn.
Bước 3: Tìm điểm vào lệnh với chỉ báo Stochastic
Ở phần trên mình đã giúp bạn hiểu về chỉ báo Stochastic là gì, cũng như cách bạn xác định được rằng, trường hợp nào thì nên giao dịch.
Nhưng còn 1 điều quan trọng nữa, đó là điểm vào lệnh tốt nhất. Đó chính là:
- Nếu MUA (LONG) thì hãy mua khi Stochastic cắt lên trên mốc Stochastic 20. (Có nghĩa là đường Stochastic thoát khỏi vùng quá bán).
- Nếu BÁN (SHORT) thì hãy bán khi Stochastic cắt xuống dưới mốc 80. (Có nghĩa là đường Stochastic thoát khỏi vùng quá mua).
Đây là những gì bạn cần nhớ được qua bài viết của mình:
- Chỉ báo Stochastic là một chỉ báo đo lường độ chuyển động của giá mạnh hay yếu.
- Stochastic cũng là một loại chỉ báo RSI, nhưng nhạy hơn RSI, cho nhiều tín hiệu hơn, nhưng đồng nghĩa xác suất rủi ro cũng cao hơn.
- Không giao dịch chỉ vì thấy Stochastic báo hiệu quá mua hoặc quá bán, bởi thị trường có thể tiếp tục tăng/giảm hơn nữa.
- Tín hiệu phân kỳ xuất hiện cũng không có nghĩa là thị trường sẽ đảo chiều. Lý thuyết là vậy, nhưng xác suất nó dự báo sai rất cao.
- Cách tốt nhất là giao dịch theo xu hướng. Kết hợp tín hiệu quá mua/quá bán của chỉ báo Stochastic, và chỉ mua khi giá nằm trên MA, chỉ bán khi giá nằm dưới đường MA.
- Kết hợp nhiều khung thời gian khác nhau để tìm được một giao dịch có xác suất thành công cao nhất (mình đã hướng dẫn chi tiết ở trên).
- Cuối cùng, hãy nên giờ kết hợp đường MA – giao dịch theo xu hướng tăng/giảm với Stochastic. Còn thị trường sideway thì không quan trọng (bởi khi sideway, bạn dùng lý thuyết về kháng cự và hỗ trợ là đủ).
Trên đây là những hướng dẫn của gsphong.com về chỉ báo Stochastic là gì, cũng như cách giao dịch chi tiết với chỉ báo này. Bạn đánh giá thế nào về Stochastic? Bạn thấy nó có dễ sử dụng không? Nếu có gì thắc mắc, hãy để lại comment bên dưới để mình giải đáp nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài và chúc bạn giao dịch thành công.