Nếu bạn nghiên cứu các tài liệu về mô hình cờ giảm là gì, bạn sẽ biết nó là một mô hình giảm giá. Bạn có biết hầu hết các trader mới khi thấy mô hình cờ giảm (Bear Flag) xuất hiện trên đồ thị giá, họ sẽ làm gì không?
“Họ sẽ bán tài sản ra, hoặc vào lệnh Short để mong kiếm lời”
Tuy nhiên ngay sau đó, thị trường lại đảo chiều và giá tiếp tục tăng cao hơn.
Điều này xảy ra vô cùng thường xuyên, khiến rất nhiều trader thắc mắc rằng “Chuyện gì xảy ra vậy? Tại sao mô hình này lại không hoạt động”?
Đó là bởi bạn chưa hiểu hết về mô hình cờ giảm là gì, và thường xuyên mắc phải những sai lầm không đáng có khi giao dịch với mô hình bear flag. Cụ thể ra sao, chúng mình sẽ giải đáp cho bạn ở nội dung bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1 Hướng dẫn về mô hình cờ giảm (Bear Flag)
- 1.1 Mô hình cờ giảm là gì?
- 1.2 Ý nghĩa của mô hình cờ giảm là gì?
- 1.3 Sai lầm khi giao dịch với mô hình Bear Flag
- 1.4 Nên giao dịch với mô hình cờ giảm (Bear Flag) khi nào?
- 1.5 Tìm điểm vào lệnh với mô hình cờ giảm (Bear Flag)
- 1.6 Đặt cắt lỗ (Stop Loss) với mô hình cờ giảm
- 1.7 Đặt chốt lời (Take Profit) với mô hình cờ giảm
Hướng dẫn về mô hình cờ giảm (Bear Flag)
Mô hình cờ giảm là gì?
Mô hình cờ giảm hay còn có tên gọi khác là Bear Flag (cờ gấu), là một mô hình giá báo hiệu thị trường có khả năng giảm giá mạnh.
Nếu quan sắc đặc điểm của mô hình cờ giảm, bạn sẽ thấy nó có hình dạng giống bên dưới:
Nó sẽ bao gồm:
- Cán cờ: Là một xu hướng downtrend mạnh, giảm ngắn hạn và có độ dốc lớn. Hãy luôn nhớ điều quan trọng là phải sau một xu hướng giảm phải mạnh, nhanh, chứ không phải là downtrend chậm và ổn định trong thời gian dài. Nói tóm lại là cán cờ càng dốc xuống càng tốt.
- Lá cờ: Là phần mà giá điều chỉnh nhẹ sao một thời gian giảm giá nhanh và mạnh. Giá sẽ di chuyển với biên độ biến động nhẹ, tạo thành một khu vực kháng cự và hỗ trợ trong ngắn hạn. (Chúng mình sẽ gọi đây là đường trendline của lá cờ).
- Điểm breakout: Mô hình cờ giảm chỉ thành công khi giá breakout qua khỏi đường trendline bên dưới của lá cờ (hay chính là khu vực hỗ trợ). Còn nếu giá breakout khỏi đường trendline phía trên (kháng cự), thì mô hình Bear Flag sẽ thất bại.
Mô hình cờ giảm là một mô hình trái ngược hoàn toàn với mô hình cờ tăng mà mình đã nói qua ở bài viết trước. Bạn có thể tham khảo thêm:
Ý nghĩa của mô hình cờ giảm là gì?
Mô hình cờ giảm xuất hiện nó sẽ báo hiệu thị trường có nhiều khả năng sẽ giảm giá xuống sâu hơn nữa. Nó được thể hiện bởi:
-
Ban đầu là một xu hướng giảm giá cực mạnh, nhìn trên biểu đồ bạn có thể xuất hiện nhiều cây nến giảm giá có kích thước rất lớn. Điều này có nghĩa là áp lực bán đang rất lớn, trong khi có rất ít người mua.
-
Tiếp theo là sau khi giá đã giảm xuống đủ sâu, sẽ xuất hiện một đợi pullback yếu, với những cây nến nhỏ. Nguyên nhân có lẽ là do khi giá đã đủ thấp, một số nhà đầu tư đã mua vào, hoặc những trader đánh SHORT đã quyết định đóng vị thế.
Tuy nhiên, lực bán vẫn rất mạnh so với lực mua, vì vậy nếu không có gì thay đổi, giá sẽ tiếp tục bị đẩy xuống sâu hơn nữa.
*** Lưu ý, mô hình cờ giảm cũng có thể được coi là đợt pullback trong xu hướng giảm. Tuy nhiên mô hình cờ giảm sẽ là bản pullback đặt biệt hơn, bởi nó đòi hỏi xu hướng trước đó (phần cán cờ) của nó phải là giảm giá mạnh. Trong khi đó, phần pullback (lá cờ) là những cây nến nhỏ, nếu là những cây nến lớn thì đó không phải là mô hình bear flag. ***
Sai lầm khi giao dịch với mô hình Bear Flag
Có thể sau khi tìm hiểu mô hình cờ giảm là gì cùng ý nghĩa của nó, bạn sẽ nghĩ:
“Vậy thì sẽ chờ đợi một mô hình cờ giảm xuất hiện và SHORT kiếm lời thôi !!!”
Tuy nhiên đừng hấp tấp như vậy, bởi vì không phải mô hình Bear Flag nào cũng giống nhau, và không phải mô hình Bear Flag nào cũng thành công.
Bạn có thể thấy 2 mô hình cờ giảm giống hệt nhau, nhưng trong đó có một mô hình đáng tham gia giao dịch, còn một mô hình phải tránh càng xa càng tốt.
Đó là: Hãy quan sát vị trí xuất hiện của mô hình Bear Flag. Nếu giá cách quá xa đường trung bình động (MA), đừng bán hoặc vào lệnh SHORT, vì xác suất rất cao thị trường sẽ đảo chiều và giá sẽ tăng cao trở lại.
Ví dụ như hình bên dưới:
Và đó chính là lý do khiến nhiều bạn sai lầm khi giao dịch với mô hình cờ giảm. Lúc đó, bạn sẽ thấy giá đã breakout qua khỏi vùng cán cờ, nhưng ngay sau đó lại đảo chiều và tăng giá trở lại, khiến bạn tiếc nuối rất nhiều.
Nên giao dịch với mô hình cờ giảm (Bear Flag) khi nào?
Ở mục trên, mình đã nhấn mạnh: KHÔNG giao dịch khi giá nằm xa đường MA.
Và bạn chỉ nên quyết định tham gia khi nó đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:
- Giá nằm gần đường trung bình động (MA).
- Mô hình cờ giảm cũng chính là lần pullback đầu tiên sau khi giá thủng hỗ trợ.
Để mình giải thích từng cái. Đầu tiên là giá gần đường MA, thì dựa vào tín hiệu này bạn sẽ tránh được sai lầm như mình đã đề cập ở phần trên. Hãy kiên nhẫn đợi giá thoái lui về phía gần đường MA20 (hoặc có thể là MA50 nếu bạn giao dịch dài hạn hơn).
Tiếp theo là lần pullback đầu tiên sau khi hỗ trợ bị thủng.
Thông thường khi giá breakout ra khỏi hỗ trợ, nhiều trader không kịp vào lệnh SHORT từ thời điểm mới breakout, nhưng họ vẫn cố gắng “mua đuổi, bán đuổi theo giá”. Vì vậy khi giá đã giảm xuống sâu, họ vẫn cố vào lệnh SHORT. Tất nhiên, đây là một hành động không tốt, bởi vì giá đã giảm quá mạnh, SHORT lúc này rất rủi ro.
Vậy bạn nên làm gì?
Hãy chờ đợi một mô hình cờ giảm mà lá cờ được hình thành sau khi hỗ trợ đã bị thủng.
Như vậy, bạn sẽ có được mô hình cờ giảm ít rủi ro, xác suất giá giảm mạnh cao, và còn có thể dễ dàng tìm được một điểm Stop Loss hợp lý.
Tìm điểm vào lệnh với mô hình cờ giảm (Bear Flag)
Vậy nếu thấy mô hình cờ giảm xuất hiện, nên vào lệnh ở đâu đẹp và an toàn nhất? Có nhiều cách vào lệnh khác nhau, và các nào cũng có ưu nhược điểm. Cụ thể:
Vào lệnh khi giá vừa breakout khỏi mô hình
Khi thị trường đang trong xu hướng giảm mạnh, sau một đợt pullback điều chỉnh nhẹ thì xác suất nó tiếp tục giảm giá sẽ vô cùng lớn. Nếu bạn chờ đợi thêm tín hiệu thì chắc chắn sẽ quá muộn để SHORT.
Vì vậy, tốt nhất là ngay sau khi giá lại tiếp tục giảm sau khi điều chỉnh (hay breakout khỏi vùng trendline phía dưới của phần lá cờ) bạn có thể vào lệnh luôn.
- Ưu điểm: Bạn sẽ có được một điểm vào lệnh tốt nhất, lợi nhuận nhiều.
- Nhược điểm: Nhiều khi không kịp thời bắt tín hiệu, hoặc dễ mắc phải fake breakout.
Vào lệnh ở mức giá thấp nhất của mô hình
Còn một cách khác xác suất sẽ cao hơn. Bạn hãy quan sát mô hình, và tìm điểm vào lệnh ở mức giá thấp nhất của mô hình (đỉnh của lá cờ quay ngược). Có thể mình diễn đạt bạn hơi khó hiểu, nên bạn hãy xem hình mô tả sau:
- Ưu điểm: Bạn sẽ có được một điểm vào lệnh an toàn, xác suất giá tiếp tục giảm sẽ lớn.
- Nhược điểm: Điểm vào lệnh chưa thực sự đẹp vì giá đã xuống sâu, nên lợi nhuận khi Short sẽ thấp hơn cách vào lệnh thứ nhất.
Đặt cắt lỗ (Stop Loss) với mô hình cờ giảm
Bạn đã được tìm hiểu về mô hình cờ giảm là gì, cũng như cách giao dịch/vào lệnh với chúng.
Tuy nhiên không có gì đảm bảo là mô hình Bear Flag sẽ hoạt động 100%, nên việc đặt Stop Loss là vô cùng quan trọng. Cách đặt Stop Loss tối ưu nhất:
- Đặt Stop Loss ở dưới một nhịp giá, tính từ điểm thấp nhất của mô hình cờ giảm.
Ví dụ tiếp ở hình bên trên, thì điểm cắt lỗ của bạn sẽ như sau:
Đặt chốt lời (Take Profit) với mô hình cờ giảm
Mô hình cờ giảm thường xuất hiện trong một xu hướng giảm mạnh. Chính vì vậy nó thường giảm giá rất lâu và dài, nên cách tốt nhất là bạn hãy luôn quan sát thị trường để theo dõi và chốt lời phù hợp.
Nhưng cụ thể là theo dõi như thế nào? Bạn có thể sử dụng một công cụ là đường trung bình động 20 ngày (MA20).
Tại sao lại là MA20? Bởi vì đại đa số mọi người đánh SHORT, chơi futures là giao dịch trong ngắn hạn, không ai đánh dài hạn hoặc trung hạn cả, nên hiếm khi dùng MA50 hay MA100. Bạn dùng đường MA20 là hợp lý, hoặc bạn có thể dùng đường MA10.
Khi SHORT với mô hình cờ giảm, nếu giá vượt lên trên đường MA thì hãy thoát vị thế để chốt lời, vì xác suất cao thị trường sẽ chuẩn bị tăng giá trở lại.
Nhưng bạn cũng nên biết rằng, xác định đánh SHORT là vô cùng rủi ro, nên không bắt buộc bạn phải đi theo thị trường cho đến khi nó kết thúc xu hướng giảm. Hãy chốt lời khi bạn thấy lợi nhuận vừa đủ, tránh rủi ro, và khi thấy giá vượt lên trên đường MA thì hãy nhanh chóng kết thúc vị thế.
Sau những gì mình chia sẻ về mô hình cờ giảm là gì cũng như các giao dịch với mô hình này, đây là những điều quan trọng mình muốn bạn nắm được:
♣ Mô hình cờ giảm (Bear Flag) là mô hình báo hiệu thị trường có xác suất lớn sẽ tiếp tục giảm giá.
♣ Mô hình cờ giảm sẽ hiệu quả trong một xu hướng giảm mạnh.
♣ KHÔNG GIAO DỊCH khi giá đang nằm xa đường MA20.
♣ Chỉ giao dịch khi giá nằm gần đường MA20, và phần lá cờ được hình thành sau khi giá đã breakout qua khỏi kháng cự.
♣ Điểm Stop Loss tốt nhất là dưới phần thấp nhất của mô hình một nhịp giá.
♣ Chốt lời khi lợi nhuận vừa đủ, tránh giữ vị thế lâu, và phải thoát vị thế khi giá cắt lên đường MA20.
- Tìm hiểu thêm: Các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật
Vậy là bạn đã cùng gsphong.com tìm hiểu về mô hình cờ giảm là gì, nó hoạt động thế nào, và cách giao dịch với mô hình cờ giảm (Bear Flag) sao cho hiệu quả rồi đấy. Nếu còn có gì thắc mắc, hãy để lại comment bên dưới bài viết để trao đổi với chúng mình nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài và chúc bạn giao dịch chiến thắng.