So với việc học các chỉ báo thì việc học các mô hình lại đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều, bởi vì mọi người thường có xu hướng ghi nhớ hình khối rất tốt. Tuy nhiên có biết bao mô hình giá khác nhau, nên việc quan trọng là phải tìm được những mô hình giá nào phổ biến, hay xuất hiện, đem đến tín hiệu dự báo cao để nghiên cứu thật kỹ. Và bài viết này của gsphong.com sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan, dễ hiểu nhất về các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu nhé.
Có thể bạn quan tâm: Các mô hình nến Nhật thông dụng nhất
Nội dung
Mô hình giá là gì?
Mô hình giá (Price Pattern) là một biểu đồ của giá có những hình dạng nhất định, chúng thường được lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá khứ, và các trader sẽ căn cứ vào đây để dự đoán biến động giá trong tương lại khi chúng có dấu hiệu lặp lại.
Giao dịch với những mô hình giá là phương pháp giao dịch khá phổ biến hiện nay. Chính vì thế có lẽ các bạn sẽ thường xuyên nghe thấy những cái tên như: “cốc tay cầm”, “vai đầu vai”, “mô hình đỉnh kép”, “mô hình hai đáy”… có đúng không? Đó chính là tên gọi của một số mô hình giá trong phân tích kỹ thuật đấy.
Các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật
Mô hình giá nào quan trọng nhất trong phân tích? Có rất nhiều mô hình khác nhau, nhưng quan trọng và hay xuất hiện nhất là những mô hình chúng mình đã tổng hợp ở bảng dưới đây.
Tên mô hình | Minh họa | Đặc điểm | Tín hiệu | Cách dùng |
Cốc tay cầm | Giống hình chiếc cốc, có phần cốc sâu, và phần tay cầm nông hơn. | Tăng giá | ||
Vai đầu vai | Gồm 3 đỉnh liên tiếp. Đỉnh giữa cao nhất, 2 đỉnh còn lại ~ nhau. | Giảm giá | ||
2 đỉnh | Gồm 2 đỉnh cao gần ngang nhau với một đáy nằm ở giữa. | Giảm giá | ||
2 đáy | Gồm 2 đáy thấp gần ngang nhau với một đỉnh nằm ở giữa. | Tăng giá | ||
Cái nêm | 2 đường nối các đỉnh và các đáy cùng hướng lên trên, hoặc cùng hướng xuống dưới. Biến động giá hẹp dần. | Tùy mô hình cụ thể | ||
Cờ đuôi nheo | Đường nối các đỉnh hướng xuống, đường nối các đáy hướng lên. Nằm ở cuối 1 xu hướng mạnh. | Tùy mô hình cụ thể | ||
Cờ tăng | Đường nối giữa các đỉnh và các đáy song song nhau, và cùng hướng lên trên. | Tăng giá | ||
Cờ giảm | Đường nối giữa các đỉnh và các đáy song song nhau, và cùng hướng xuống dưới. | Giảm giá | ||
Chữ nhật | Gồm các đỉnh cao bằng nhau và các đáy cao bằng nhau. | Tùy mô hình cụ thể | ||
3 đỉnh | Xuất hiện ở cuối xu hướng tăng, 3 đỉnh cao thấp tương đương nhau. | Giảm giá | ||
3 đáy | Xuất hiện ở cuối xu hướng giảm, 3 đáy cao thấp tương đương nhau. | Tăng giá | ||
Tam giác tăng | Gồm các đỉnh cao bằng nhau, còn các đáy sau cao hơn đáy trước. | Tăng giá | ||
Tam giác giảm | Gồm các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, còn các đáy cao bằng nhau. | Giảm giá |
Nhìn chung, các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật thường được phân ra thành các loại chính sau:
- Mô hình cốc tay cầm & mô hình cốc tay cầm ngược.
- Mô hình đầu và vai & mô hình đầu và vai ngược.
- Mô hình 2 đỉnh, 2 đáy, 3 đỉnh, 3 đáy
- Mô hình nêm tăng, mô hình nêm giảm.
- Mô hình chữ nhật tăng, mô hình chữ nhật giảm
- Mô hình tam giác: tăng, giảm, vuông, cân, đối xứng…
- Mô hình cờ tăng, cờ giảm, cờ đuôi nheo…
- Các mô hình giá khác: kim cương, bướm, dơi, cua, Wolfe wave… phức tạp hơn, và ít sử dụng hơn.
Muốn tìm hiểu rõ về từng mô hình, bạn ấn vào mục CHI TIẾT trong bảng phía trên là sẽ có cách nhận diện và hướng dẫn giao dịch cụ thể đối với từng mô hình giá.
Lưu ý nhỏ, có thể nhìn vào hình ảnh, bạn sẽ thấy mô hình tam giác, mô hình cái nêm và mô hình cờ đuôi nheo chúng khá giống nhau, bởi vì 2 đường xu hướng (đường nối giữa các đỉnh và nối giữa các đáy) của chúng đều cắt nhau ở phía cuối, tạo thành hình dạng như hình tam giác.
Nhưng chúng cũng có điểm khác nhau rất cơ bản, đó là:
-
Mô hình tam giác: Có 1 đường xu hướng hướng lên trên (tam giác tăng) hoặc hướng xuống dưới (tam giác giảm), còn đường xu hướng còn lại nằm ngang.
-
Mô hình cái nêm: 2 đường xu hướng bắt buộc phải cùng hướng lên trên, hoặc cùng hướng xuống dưới
-
Mô hình cờ đuôi nheo: 2 đường xu hướng nằm ở 2 hướng khác nhau (một cái hướng lên trên, 1 cái hướng xuống dưới). Nó có thế giống mô hình tam giác cân, nhưng khác ở chỗ nó có cán cờ (xuất phát từ một xu hướng tăng mạnh hoặc giảm mạnh). Còn mô hình tam giác cân thì không có.
Ưu nhược điểm của các mô hình giá
Lưu ý khi giao dịch với các mô hình giá
Tất nhiên là mỗi một mô hình giá trong phân tích kỹ thuật đều sẽ có những cách sử dụng khác nhau. Tuy nhiên chúng cũng có một số lưu ý cơ bản mà bạn cần phải nằm lòng, đừng quên nếu muốn sử dụng chúng trong giao dịch:
-
Đối với các mô hình giá đảo chiều như: 2 đỉnh, 2 đáy, 3 đỉnh, 3 đáy, vai đầu vai…, hãy đợi giá phá qua đường trendline (nối giữa các đỉnh/các đáy) thì mới bắt đầu vào lệnh MUA hoặc BÁN.
-
Tương tự, đối với các mô hình giá tiếp diễn như: mô hình cờ, mô hình tam giác… thì cũng nên đợi giá break qua khỏi trendline rồi mới vào lệnh.
-
Hãy luôn kiên nhẫn chờ đợi giá phá qua trendline, neckline, đừng sốt ruột, đừng tự tưởng tượng hoặc vẽ trước mô hình.
-
Giao dịch với các mô hình giá có tỷ lệ thắng khá cao, nhưng không phải là tuyệt đối. Vì vậy vẫn nên cẩn thận, nghiên cứu kỹ thị trường và có kỷ luật cắt lỗ chặt chẽ.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật. Nếu hiểu kỹ về nó và biết cách áp dụng thành thạo thì tỷ lệ chiến thắng trong giao dịch của bạn sẽ rất cao. Vì vậy gsphong.com rất mong bạn sẽ thành công với các mô hình giá này. Chúc bạn đầu tư thuận lợi và thu được thật nhiều lợi nhuận.