Logo GS Phong - Học đầu tư và quản trị tài chính
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ River Capital
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu
No Result
View All Result
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ River Capital
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu
Học đầu tư và quản trị tài chính cùng GS Phong
No Result
View All Result
Học đầu tư và quản trị tài chính cùng GS Phong
No Result
View All Result

Trang chủ » Chứng khoán » Học đầu tư chứng khoán » Hướng dẫn giao dịch phái sinh trên TCBS chi tiết

Hướng dẫn giao dịch phái sinh trên TCBS chi tiết

Hoài Phong by Hoài Phong
22 Tháng 12, 2022
in Học đầu tư chứng khoán
Reading Time: 13 mins read
A A
0
Hướng dẫn giao dịch phái sinh trên TCBS chi tiết

Giao dịch phái sinh là một trong những hoạt động thú vị của thị trường chứng khoán Việt Nam. Bạn có thể tìm hiểu từ A – Z về hình thức giao dịch này tại bài viết này. Tất nhiên, để có thể thành thạo nó, bạn vẫn cần phải tích lũy kinh nghiệm và nhiều kiến thức hơn nữa.

Nội dung

  • 1 Giao dịch phái sinh chứng khoán Việt Nam là gì?
    • 1.1 Định nghĩa cơ bản về chứng khoán phái sinh
    • 1.2 Tính lợi nhuận và thua lỗ trong giao dịch phái sinh
    • 1.3 Hết hạn (đáo hạn) phái sinh là gì?
    • 1.4 Cơ chế tính lãi lỗ hàng ngày của Chứng khoán phái sinh Việt Nam
  • 2 Tại sao lại giao dịch phái sinh Chứng khoán Việt Nam?
  • 3 Bắt đầu giao dịch Phái sinh CKVN
  • 4 Cần bao nhiêu tiền để giao dịch phái sinh?
  • 5 Lưu ý trong giao dịch phái sinh

Giao dịch phái sinh chứng khoán Việt Nam là gì?

Định nghĩa cơ bản về chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh ở Việt Nam hiện tại là dạng hợp đồng tương lai của chỉ số VN30. Cụ thể hơn:

  • Đối tượng tham chiếu giá: Chỉ số VN30, chưa có hợp đồng cho các chỉ số khác hay cổ phiếu riêng biệt.
  • Thời gian đáo hạn: Chỉ cung cấp loại hợp đồng đáo hạn hàng tháng.
  • Có thể giao dịch ngay lập tức, tức là khi bạn mở lệnh xong có thể đóng lệnh ngay sau đó khi thấy có lãi hay muốn cắt lỗ.
  • Bạn sẽ được cấp ký quỹ để giao dịch phái sinh (không có phí lãi vay)
  • Có thể giao dịch 2 chiều (Long / Mua và Bán khống / Short)

Tính lợi nhuận và thua lỗ trong giao dịch phái sinh

Hiểu một cách đơn giản nhất, đó là bạn dự báo về biến động của chỉ số VN30 sau đó giao dịch để kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận của bạn được tính dựa trên công thức:

PnL (Profit and loss) = ( Giá bán – Giá mua ) * Số hợp đồng * 100.000 – Phí giao dịch.

Với giao dịch mua (Long), bạn sẽ mua trước và bán sau. Với giao dịch bán khống (Short), bạn sẽ bán trước và mua sau. Khoản lợi nhuận luôn là chênh lệch giữa giá mua và bán.

Ví dụ minh họa:

Bạn Long 05 HD VN30F2301 giá 1040, bán ra ở giá 1050 thì bạn sẽ có lợi nhuận: (1050 – 1040) * 5 * 100.000 = 5 triệu, chưa bao gồm một khoản thuế và phí.

Bạn Long 05 HD VN30F2301 giá 1040, bán ra ở giá 1035 thì bạn sẽ bị lỗ: (1035 – 1040) * 5 * 100.000 = -3.5 triệu, chưa bao gồm một khoản phí. Như vậy giao dịch này bạn bị lỗ.

Bạn Short 10 HD VN30F2301 giá 1070 và mua lại ở mức 1050, bạn sẽ có lợi nhuận: (1070 – 1050) * 10 * 100.000 = 20 triệu.

Như vậy cứ mỗi HD và biến động 1 điểm bạn sẽ lãi/lỗ 100K. VN30F là viết tắt của VN30 Futures, 4 số phía sau là ký hiệu: Năm và tháng sẽ hết hạn hợp đồng. Như ở ví dụ trên là tháng 01 năm 2023.

Tương tự với cơ sở, bạn phải tốn 2 loại chi phí khi giao dịch phái sinh:

  1. Phí mở lệnh do sàn TCBS thu (1000 VND /HD, mỗi lần đóng và mở tính là 2 lần)
  2. Phí do VSD thu: 2.700 VND / HĐ, mỗi lần đóng và mở tính là 2 lần
  3. Thuế TNCN: Bất kể bạn lãi hay lỗ, bạn đều phải đóng thuế TNCN khi đóng lệnh. Công thức tính số tiền thuế phải đóng:
Thuế TNCN = Giá chuyển nhượng từng lần x 0.1%
Giá chuyển nhượng từng lần = (Giá thanh toán HĐTL x Hệ số nhân hợp đồng x số lượng hợp đồng x Tỷ lệ ký quỹ ban đầu)/2
Ví dụ:
Bạn mở 10 HD ở giá 1030, bạn sẽ phải nộp thuế: 1030 * 100.00 * 10 *17% / 2 = 87.500
Bạn đóng 10 HD ở 1040, bạn sẽ phải nộp thuế: 1040 * 100.00 * 10 *17% / 2 = 88.400
Phí giao dịch của 10 hợp đồng rơi vào khoảng: ( 1000 + 2700 ) * 2 * 10 = 74.000
Phí qua đêm (khi giữ lệnh không đóng) là 2.550/HĐ.
Như vậy bạn sẽ mất khoảng 0.3 giá cho thuế và phí khi giao dịch phái sinh. Hiểu đơn giản như sau: Mỗi hợp đồng khi biến động 1 giá, bạn sẽ lãi lỗ 100K. Khi mở / đóng hoàn thành 1 hợp đồng, bạn sẽ mất khoảng 25 – 30K tiền thuế và phí (tùy giá của VN30 lúc đó).

Hết hạn (đáo hạn) phái sinh là gì?

HDTL VN30F sẽ tự động đóng vào ngày Thứ Năm thứ 03 hàng tháng. Do vậy chúng thường trong khoảng các ngày 14 – 20 hàng tháng.

Ví dụ: Bạn Long 10 VN30F2301 ở giá 1040, ngày Thứ 5 thứ 03 của tháng 1/2023 là vào ngày 19/01/2023, như vậy tới ngày này HD của bạn sẽ bị đóng tự động. Trong quá trình trước ngày đáo hạn, bạn có thể đóng lệnh của mình bất cứ lúc nào. Còn sau khi hết ngày đáo hạn, bạn sẽ bị đóng lệnh bắt buộc, dựa theo giá chỉ số VN30 cơ sở ở những phút giao dịch cuối cùng. Khi lệnh đã được đóng, lợi nhuận (hoặc tiền lỗ) sẽ được cập nhật tới bạn.

Chỉ số VN30F chưa cung cấp hợp đồng không thời hạn. Bạn sẽ phải chuyển sang hợp đồng tháng tiếp theo nếu vẫn muốn tiếp tục “gồng” lệnh. Khi hết hạn hợp đồng sẽ tự động đóng và tất toán lãi lỗ.

Cơ chế tính lãi lỗ hàng ngày của Chứng khoán phái sinh Việt Nam

Đây là một cơ chế khá dở của TTCK PS Việt Nam. Hãy bắt đầu với 1 ví dụ (tạm bỏ qua phần thuế phí để bạn dễ hình dung).

Bạn Long 10 HD VN30F2301 ở giá 1020, với mục tiêu bán ra ở 1060.

Ngày thứ nhất, giá kết thúc phiên giao dịch đóng cửa tại 1030. Lúc này giá chưa đạt mục tiêu nên bạn chưa đóng lệnh. Tuy vậy sau ngày này, hệ thống sẽ cộng cho bạn số tiền (1030 – 1020 ) * 10 * 100K, tương đương 10 triệu vào tài khoản. Sau đó bạn sẽ có lệnh Long 10 HD VNF302301 ở giá 1030.

Ngày thứ 2: Giá kết thúc ở mức 1040. Chốt ngày, bạn sẽ có thêm 10 triệu nữa vào tài khoản, và một lệnh 10 HD long ở giá 1040.

Ngày thứ 3: Kết thúc ở 1025. Chốt ngày, bạn sẽ bị âm 15 triệu, một lệnh Long 10 HD ở giá 1025.

Như vậy khi bạn chưa đóng lệnh, mỗi ngày hệ thống đều tự tổng kết tiền lời / lỗ của bạn và tính lại giá vị thế vào lệnh là giá đóng cửa.

Nhược điểm: Khi có được vị thế tốt muốn nắm giữ một mạch trở nên khó khăn khi nhìn giá entry mỗi ngày đều thay đổi. Khi lỗ, bạn muốn gồng tới khi xanh, entry thay đổi khiến bạn luôn muốn chốt lời vì đã “xanh ảo”

Tại sao lại giao dịch phái sinh Chứng khoán Việt Nam?

Trong một cuộc chơi tài chính, nếu bạn chỉ chơi một lĩnh vực không có lợi thế, bạn sẽ thất bại. Bởi xác suất 50% thắng 50% thua, bạn sẽ không đủ bù được phí giao dịch. Khi chọn giao dịch PSVN chúng ta có 2 lợi thế:

  1. TTCK VN mở cửa vào 9 giờ sáng. Đó là thời điểm các TTCK có tính dẫn dắt xu hướng lớn như Mỹ, EU, TQ và HongKong đều đã biến động. Chúng ta có thể có ít nhiều hình dung về xu hướng và tâm lý thị trường trong ngày đó.
  2. TTCK VN thường có những khoảng trễ (có thể từ 1 – 2 tuần) so với xu hướng lớn của TTCK Mỹ. Như vậy rất có thể chúng ta sẽ có được xu hướng, điều quan trọng nhất trong các giao dịch.
  3. Có những giai đoạn xu hướng thị trường không giữ được lâu. Giao dịch cơ sở với thời gian chờ T2 là quá rủi ro. Chúng ta sẽ định hình được những giai đoạn nên giao dịch nhanh, khi tâm lý có thay đổi nhưng không đủ vững thì phái sinh rất hiệu quả.
  4. Khi xu hướng thị trường đi xuống rất rõ ràng, không thể kiếm lợi nhuận bằng việc đặt các lệnh mua.

4 lợi thế này là rất quan trọng, chúng ta sẽ không lạm dụng phái sinh trong những con sóng trung hạn. Nhưng có những thời điểm giao dịch PS rất thuận lợi.

Bắt đầu giao dịch Phái sinh CKVN

H.P sử dụng TCBS, do vậy hướng dẫn này sẽ dựa trên TCBS. Cơ bản là việc giao dịch PS rất dễ dàng, chúng ta có 3 bước:

  1. Tạo tài khoản phái sinh (Menu => Phái sinh => Nếu bạn chưa có tài khoản sẽ được yêu cầu mở TK). TKPS sẽ được cấp sau đó 1 ngày.
  2. Nạp tiền vào tài khoản ký quỹ phái sinh VSD. Lưu ý là phải gửi lên VSD, chứ trên tài khoản PS vẫn chưa đủ. Từ mục Công cụ => Chuyển tiền => Chọn tài khoản nhận là tài khoản phái sinh VSD. Hoặc bạn có thể gửi tiền vào tài khoản phái sinh, rồi từ tài khoản PS nạp lên VSD (cũng ở mục Công cụ => Chuyển tiền). Nếu bạn chưa có tiền trong TKCK, bạn cần chuyển từ tài khoản ngân hàng sang TKCK của bạn rồi thực hiện các bước trên. Các ứng dụng ngân hàng hiện tại đều hỗ trợ chuyển tới TK CK như TK NH thông thường.
  3. Bước 3: Giao dịch. Một giao dịch sẽ là một cặp lệnh. Ví dụ: Long 10 HD, sau đó Short 10 HD thì giao dịch sẽ kết thúc và tính lợi nhuận. Để đóng lệnh Long, Bạn vui lòng short đúng số lượng HD đã mở trước đó. Để đóng lệnh short, bạn mở lệnh long với số HD đã short. Lưu ý: CKPS mở phiên ATO lúc 8h45 và bắt đầu giao dịch liên tục kể từ 9H.00, sớm hơn cơ sở 15 phút.
Bạn có thể chuyển thẳng tiền từ tài khoản thông thường lên VSD hoặc gửi vào TK PS sau đó nộp ký quỹ
Bạn có thể chuyển thẳng tiền từ tài khoản thông thường lên VSD hoặc gửi vào TK PS sau đó nộp ký quỹ

Cách đặt lệnh PS giống hệt các giao dịch cơ bản như giao dịch thông thường.

Ví dụ 1: Long 10 HD giá 1020. Short 5 HD giá 1030, 3 HD giá 1040, 2 HD giá 1050. Lúc này tất cả các lệnh sẽ được đóng. Lợi nhuận của bạn là : 5 * (1030 – 1020 ) * 100K + 3 * (1040 – 1020) * 100K  + 2 * (1050 – 1020) * 100K = 5 triệu + 6 triệu + 3 triệu = 14 triệu.

Ví dụ 2: Short 10 HD giá 1050. Long 5 HD ở giá 1055, Long 5HD ở giá 1020. Lợi nhuận của bạn sẽ là: 5* (1050- 1055) * 100K + 5 * (1050 -1020) *100K = -2.5 triệu + 15 triệu = 12.5 triệu. Toàn bộ 10 HD đã được đóng.

Giao diện giao dịch phái sinh cơ bản trên TCBS
Giao diện giao dịch phái sinh cơ bản trên TCBS
  • 1: Danh sách các hợp đồng (theo tháng đáo hạn)
  • 2: Sổ lệnh giao dịch của bạn, có thể bấm vào trạng thái để xem các loại đã khớp, chờ khớ v.v
  • 3: Số tiền lãi ước tính chưa đóng: (Giá hiện tại – giá vào lệnh) * Khối lượng * 100K
  • 4: Tổng lãi: Bao gồm lãi chưa đóng và lãi đã đóng.
  • 5: Số lượng lệnh đang mở. S (Màu đỏ) = Lệnh Short. L (Màu xanh) bằng lệnh Long. Hình trên có 1 lệnh short 2 hợp đồng đang được mở.
  • 6: Đồ thị kỹ thuật VN30F
  • 7: Số tiền khả dụng để giao dịch, quy đổi ra số lượng HĐ có thể Long/Short. Nếu bạn đã đặt lệnh, dù chưa khớp số lượng này cũng thay đổi.
  • 8: Tỉ lệ sử dụng tài sản ký quỹ, mức % để quản trị tài khoản. (Xem tỉ lệ % phía dưới)

Còn lại chúng ta có những thông tin cơ bản như của 1 order book giao dịch thông thường.

Cần bao nhiêu tiền để giao dịch phái sinh?

Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ = Giá trị ký quỹ yêu cầu/Giá trị tài sản ký quỹ hợp lệ (Mục 8 ở ảnh trên)

  • Giá trị ký quỹ yêu cầu gồm ký quỹ do VSD quy định + Khoản lỗ ròng hiện tại (lãi không được tính).
  • Giá trị tài sản ký quỹ hợp lệ là tổng vốn của bạn đã nạp lên VSD.

Giả sử bạn có 30.000.000 đã nạp lên VSD, đây chính là giá trị tài sản ký quỹ hợp lệ. Bạn Long 1 HD PS ở giá 1040. Tỉ lệ sử dụng tài sản sẽ là: (1*17%*1040*100.000 ) / 30.000.000 = 59%

Khi giá biến động xuống mức 1030, tỉ lệ sử dụng tài sản sẽ thay đổi như sau: (1*17%*1030*100.000  +  – ( 1 * (1030 – 1040) * 100.000 ) ) / 30.000.000 = 61.7%

Khi giá xuống mức 1025, tỉ lệ sử dụng tài sản sẽ là: (1*17%*1025*100.000  +  – (1 * (1025 – 1040) * 100.000 ) ) / 30.000.000 = 63%

Khi giá xuống mức 1000, tỉ lệ sử dụng tài sản sẽ là: (1*17%*1000*100.000  +  – (1 * (1000 – 1040) * 100.000 ) ) / 30.000.000 = 70%

Nhìn chung 30 triệu chơi 1 HD cũng gồng được kha khá. Ở ví dụ trên ta có số lỗ là 4tr/1 hd nhưng tài khoản vẫn ở mức an toàn.

Ta có một số mốc cho tỉ lệ sử dụng tài khoản:

  • <80%: An toàn
  • <= 85%: Mới được phép mở một lệnh mới
  • <= 87%: Margin Call – Gọi nạp tiền bù ký quỹ, nạp giáp
  • = 90%: Thanh lý tài khoản tự động (Market close): Cháy tài khoản

Chúng ta sẽ có vài dữ liệu liên quan tới số tiền cần trong 1 giao dịch. Tỉ lệ sử dụng tài sản ký quỹ TCBS cho phép mở HD mới là 85%.

  1. Cụ thể, số tiền cần có tối thiểu để mở 1 HD là: 17% / 85% * Giá trần ngày hôm đó * 100.000 (Hệ số nhân).

Như vậy số tiền cần để mở một HD còn phụ thuộc vào giá trị đóng cửa của VN30F phiên trước đó. Giá càng cao thì số tiền cần để mở một HĐ càng lớn. Ví dụ VN30F đóng phiên trước ở 1000 điểm, ta có giá trần 7% tương đương 1070.

Số tiền cần để mở một HĐ là: 17/85 * 1070 * 100.000 = 21 triệu.

Nhìn chung tiền để giao dịch một HD trong khoảng 20 – 25 triệu. Tất nhiên chúng ta sẽ không ký quỹ quá sát ván do vậy con số này chỉ để bạn ước lượng.

Lưu ý trong giao dịch phái sinh

Rủi ro lớn nhất trong giao dịch phái sinh là biến động thất thường. Với những nhịp sóng lớn, thị trường có thể dao động lên tới 100 điểm mỗi ngày thậm chí 200+ điểm trong cả đợt sóng. Chỉ cần 5 hợp đồng sai xu hướng và gồng lỗ bạn có thể lỗ tới 100 triệu. Kiểm soát thật chặt chẽ volume chính là nguyên tắc sống còn của giao dịch phái sinh.

Về cơ bản giao dịch PS sẽ rất tốt khi bạn nắm bắt được:

  1. Tâm lý và xu hướng thị trường chung
  2. Cảm nhận, đánh giá xu hướng trong ngày
  3. PTKT và kỹ thuật bước sóng (cơ bản)

Phái sinh mang lại hiệu suất rất cao, đó cũng là nguy cơ rủi ro lớn. Hãy quản trị lại một chút lợi nhuận, nó cũng đủ nhanh nhưng lại giảm thiểu rủi ro. Bài viết này chỉ cung cấp kiến thức cơ bản, để giao dịch hiệu quả và có lợi nhuận cao vui lòng học thêm phân tích xu hướng và kinh nghiệm giao dịch. Đừng quên tham gia cộng đồng để có thể trao đổi về việc đóng mở lệnh hiệu quả hơn.

Hoài Phong

Hoài Phong

Hoài Phong

Số lớn hay số bé đều có thể Cộng+, Người ở hoàn cảnh nào cũng có thể tốt hơn chút nữa.

Bài viết liên quan

So sánh sự khác biệt giữa ngắn hạn và dài hạn trong đầu tư cổ phiếu
Học đầu tư chứng khoán

Khác biệt giữa ngắn hạn và dài hạn trong đầu tư cổ phiếu

by Hoài Phong
9 Tháng 4, 2023
0

Trong đầu tư chứng khoán, giao dịch ngắn hạn và dài hạn là rất khác biệt. Chúng khác nhau mọi...

Tỉ lệ lợi nhuận hợp lý trong đầu tư chứng khoán
Chứng khoán

Tỷ lệ lợi nhuận hợp lý trong đầu tư chứng khoán

by Hoài Phong
9 Tháng 4, 2023
0

Lợi nhuận hợp lý trong đầu tư là gì? Ngay chữ hợp lý trong tên đã có thể giúp ta...

Con đường kiếm lợi nhuận 30% hiệu quả từ đầu tư chứng khoán
Học đầu tư chứng khoán

4 con đường có lợi nhuận 30% mỗi năm trở lên từ chứng khoán

by Hoài Phong
6 Tháng 3, 2023
0

Ở những bài đầu tiên, chúng ta đã nhận thức được rất rõ ràng: Duy trì tỉ lệ 30% mỗi...

Định giá cổ phiếu và áp dụng nó trong đầu tư

Định giá cổ phiếu là gì? Sử dụng việc định giá trong đầu tư thế nào?

2 Tháng 3, 2023
Phân tích chính sách tiền tệ và tác động của nó tới thị trường chứng khoán

Chính sách tiền tệ và những tác động của nó tới thị trường chứng khoán

22 Tháng 2, 2024
Chính sách và tầm quan trọng của nó trong đầu tư

Chính sách là tiêu chí không thể bỏ qua trong đầu tư

22 Tháng 2, 2024
Next Post
7 thói quen khi TRADE khiến bạn “nghèo đi” mỗi ngày – Khắc phục?

7 thói quen khi TRADE khiến bạn "nghèo đi" mỗi ngày - Khắc phục?

Đường EMA là gì? Cách vận dụng chỉ báo EMA đúng CHUẨN nhất

Đường EMA là gì? Cách vận dụng chỉ báo EMA đúng CHUẨN nhất

Cách vẽ đường kháng cự và hỗ trợ CHUẨN như một “Pro Trader”

Cách vẽ đường kháng cự và hỗ trợ CHUẨN như một "Pro Trader"

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

📚 Về GSPhong.Com

Tôi lưu trữ và hệ thống lại những gì mình tin. Không viết để dạy ai, vì học là điều không thể ép buộc.

Một dòng đúng có thể đổi cả cách nghĩ. Nếu bạn thấy điều gì giá trị, có lẽ chúng ta đã hữu duyên.

Hẹn gặp ở nơi nhận thức giao nhau. Giới thiệu / Hướng dẫn.

Bài đăng mới nhất

Công thức của một lần đổi đời – và xác suất thật sự đằng sau nó

14 Tháng 5, 2025

Động cơ tăng giá – kiến thức quan trọng nhất để chọn tài sản đầu tư

11 Tháng 5, 2025

Quản trị vốn thực chiến: Đi tới tận cùng của an toàn và hiệu quả

11 Tháng 5, 2025

Đầu tư thành công là cuộc chơi chọn thời điểm bán

10 Tháng 5, 2025

Phương pháp áp dụng lãi kép tốt thứ ba: Đầu cơ hiệu quả

10 Tháng 5, 2025

Phương pháp áp dụng lãi kép tốt thứ hai: Đầu tư chứng khoán

11 Tháng 5, 2025

Phương pháp áp dụng lãi kép tốt thứ nhất: Đầu tư vào bản thân mình

10 Tháng 5, 2025

Toàn tập về lãi kép: Cơ chế, trở ngại và cách vận dụng

10 Tháng 5, 2025

Bản chất của học đầu tư: Làm chủ số tiền ngày càng lớn

8 Tháng 5, 2025

Làm thế nào để đầu tư không giết chết cuộc đời bạn

8 Tháng 5, 2025

6 vấn đề sống còn mà nước Mỹ buộc phải giải quyết

30 Tháng 4, 2025

Không có dịch vụ, sản xuất sớm chết yểu?

30 Tháng 4, 2025

Sự quan trọng của sản xuất: Tác động chi tiết của nó lên toàn xã hội

29 Tháng 4, 2025

Bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ và những tác động của nó tới thị trường

7 Tháng 5, 2025

Tổng quan về kinh tế và thị trường tháng 4/2025

7 Tháng 5, 2025
Tìm hiểu về sự tương quan giữa giá trị và tỉ giá tiền tệ

Tương quan giữa giá trị của tiền tệ và tỉ giá tiền tệ

29 Tháng 8, 2023
TOP doanh nghiệp ngành dầu khí hàng đầu tại Việt Nam hiện nay

TOP 10 doanh nghiệp dầu khí lớn nhất tại Việt Nam hiện nay

9 Tháng 8, 2023
TOP công ty công nghệ thông tin lớn nhất hàng đầu Việt Nam.

Top 10 công ty công nghệ lớn nhất Việt Nam hiện nay

9 Tháng 8, 2023
TOP doanh nghiệp, công ty ngành bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.

Top 10 doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất Việt Nam, cập nhật 2023

8 Tháng 8, 2023
Top 10 mã cổ phiếu đầu ngành theo từng lĩnh vực

Top 10 mã cổ phiếu đầu ngành tất cả các lĩnh vực của TTCK Việt Nam

8 Tháng 8, 2023
  • Pháp lý & bảo mật
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Hướng dẫn sử dụng

© 2025 - GSPhong.Com - Blog chia sẻ kiến thức, chiến lược và học hỏi đầu tư bởi Hoài Phong

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
No Result
View All Result
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ River Capital
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu