Đường kháng cự và hỗ trợ có lẽ là một trong những kiến thức đầu tiên bạn được học trong phân tích kỹ thuật. Nhưng nếu đi vào thực hành, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy: nó không hề dễ như lý thuyết.
Chính vì vậy, bạn sẽ luôn cảm thấy bối rối khi nhìn thấy các mức cao/mức thấp khác nhau trên đồ thị, và không biết phải kẻ kháng cự/hỗ trợ sao cho đúng?
Hoặc khi đã vẽ được một đường kháng cự/hỗ trợ mà bạn cho rằng “nó hoàn hảo”, thì ngay lập tức thị trường di chuyển và bạn cảm giác như kháng cự/hỗ trợ không hoạt động?
Đừng lo lắng, vì bài viết này mình sẽ giúp bạn cách vẽ kháng cự và hỗ trợ làm sao cho đúng nhất. Tuy nhiên, trước hết bạn cần phải đọc qua:
Nội dung
Hướng dẫn vẽ đường kháng cự và hỗ trợ
Có lẽ khi nhắc tới kháng cự và hỗ trợ, bạn sẽ nghĩ rằng chúng trông giống như thế này:
Thật quá đơn giản đúng không? Bạn có thể dễ dàng tìm được đường nối các đỉnh và các đáy. Nó cho bạn biết áp lực của người mua và người bán tiềm năng ở đâu.
Nhưng, kháng cự & hỗ trợ giống sách vở như trên, chỉ hiệu quả trong một thị trường sideway.
Còn bạn sẽ làm gì khi giá liên tục tăng, thậm chí là liên tục phá đỉnh, lập ATH mới?
Vậy trong trường hợp trên, bạn sẽ vẽ kháng cự ở đâu để làm căn cứ chốt lợi nhuận cho mình?
Hoặc bạn có cho rằng sau khi giá breakout ra khỏi đỉnh cũ (giờ đã trở thành hỗ trợ – theo lý thuyết) nó sẽ quay về, test lại hỗ trợ? Nhưng:
Và sau đó bạn sẽ bị bỏ rơi khỏi xu hướng, lỡ tàu. Hoặc bạn vào lệnh kịp thời, thì bạn cũng không biết nên chốt lời ở đâu.
Vậy giải pháp là gì? Đó chính là dùng kháng cự và hỗ trợ động.
Vẽ đường kháng cự và hỗ trợ ĐỘNG
Loại hỗ trợ và kháng cự động này có thể ở các dạng khác nhau, nhưng có 2 cách vẽ đường kháng cự và hỗ trợ động phổ biến nhất, đó là sử dụng:
TÓM LẠI:
- Khi thị trường sideway, hãy sử dụng các đường kháng cự/hỗ trợ nằm ngang.
- Khi thị trường có xu hướng, hãy sử dụng đường trendline hoặc đường MA làm kháng cự/hỗ trợ động.
Vẽ kháng cự & hỗ trợ là một vùng, không phải một đường
Có một sự thật rằng, không phải là bạn đã vẽ đường kháng cự và hỗ trợ của mình, thì giá sẽ phải tôn trọng đường kháng cự/hỗ trợ đó.
Đôi khi, các mức hỗ trợ và kháng cự cũng có vẻ không hiệu quả. Ví dụ:
Bạn sẽ có suy nghĩ gì? Liệu có phải hỗ trợ không hoạt động?
Thực ra vấn đề là, bạn đang sai lầm khi coi các mức kháng cự và hỗ trợ là:
- Kháng cự và hỗ trợ là một đường duy nhất.
- Giá bắt buộc phải đảo ngược ở điểm kháng cự & hỗ trợ.
Vậy giải pháp của bạn, đó chính là: coi kháng cự & hỗ trợ là 1 vùng.
Các mức hỗ trợ và kháng cự là các khu vực trên biểu đồ của bạn nơi áp lực mua và bán tiềm năng có thể xuất hiện. Tuy nhiên, sẽ có lúc áp lực mua và bán có thể đến quá muộn hoặc quá sớm. Cũng giống như việc một số sinh viên đến lớp đúng giờ, trong khi một số đến muộn cả tiếng đồng hồ.
Vì vậy, cách vẽ đường kháng cự và hỗ trợ chuẩn xác nhất, đó là vẽ bằng hộp, thay vì bằng đường kẻ. Ví dụ như hình bên dưới:
Liên tục vẽ lại đường kháng cự & hỗ trợ của bạn
Hãy luôn nhớ rằng: các mức hỗ trợ và kháng cự có thể bị vô hiệu hóa bất cứ lúc nào. Bởi thị trường luôn thay đổi, nên kháng cự & hỗ trợ cũng như vậy.
Thế nên, bạn không thể giữ mãi một đường kháng cự & hỗ trợ, mà hãy luôn vẽ lại nó khi thị trường biến động.
Nhưng vấn đề đặt ra, làm sao để biết lúc nào nên điều chỉnh lại đường hỗ trợ & kháng cự? Có 2 dấu hiệu:
Thứ 1: Khi giá breakout thành công ra khỏi kháng cự/hỗ trợ
Bạn đã hiểu về kháng cự & hỗ trợ, chắc bạn cũng đã biết về breakout – tức là nếu giá bứt phá khỏi kháng cự/hỗ trợ thì nó sẽ bắt đầu một xu hướng mới. Lúc này, kháng cự sẽ thành hỗ trợ (hoặc hỗ trợ sẽ thành kháng cự).
Ví dụ như hình bên dưới, giá vừa breakout ra khỏi vùng kháng cự:
Nếu breakout thành công, vùng kháng cự của bạn đã trở thành hỗ trợ mới. Lúc này, bạn cần tìm một vùng kháng cự mới.
Hoặc ở thị trường có xu hướng, ví dụ xu hướng tăng, hỗ trợ động sẽ như hình bên dưới, và hỗ trợ sẽ bị vô hiệu khi giá breakout khỏi hỗ trợ, (giá sẽ kết thúc tăng).
Lúc này, bạn cũng cần vẽ lại đường kháng cự mới.
Thứ 2: Khi xuất hiện Swing High và Swing Low
Swing High là Swing Low là các điểm mà giá đảo chiều quay đầu, tạo thành những đỉnh/đáy mới thấp/cao hơn đỉnh/đáy cũ.
Bạn có thể nhìn hình dưới đây để dễ hình dung:
Swing High và Swing Low là những vùng giá mà trước đây nó chưa từng được dùng làm hỗ trợ/kháng cự.
Tuy nhiên, chúng có thể là những mức tham chiếu rất tốt cho dừng lỗ và chốt lời của bạn:
Tóm lại, hãy luôn biết cách vẽ lại đường kháng cự/hỗ trợ. Bạn sẽ ứng phó được với thị trường, bất kể nó biến động như thế nào.
Hãy vẽ kháng cự & hỗ trợ thật nhanh chóng
Mình có một bài test nhanh dành cho bạn, đó là nhìn vào hình bên dưới, bạn sẽ xác định được kháng cự/hỗ trợ trong bao nhiêu giây?
Bạn đã nghĩ xong chưa, vậy kết quả của bạn sẽ như thế nào:
1 – Giống như bên dưới:
2 – Hoặc giống như thế này?
Tiếp theo, bạn mất bao lâu để xác định được chúng? 30 giây? 20 giây? 10 giây?
Bạn có biết, hầu hết các pro trader, họ đều vẽ đường kháng cự và hỗ trợ trong vòng chưa đầy 10s?
Hãy nhớ rằng: Vẽ đường kháng cự và hỗ trợ phải nhanh nhất và đơn giản nhất có thể. Bởi vì, chúng ta là trader, chứ không phải nhà phân tích. Hãy để mỗi quyết định giao dịch của bạn đều đơn giản, không quá hao tốn nhiều tâm trí.
Nhưng để tiết kiệm thời gian nhất, đừng quên học các xác định: 4 giai đoạn của thị trường. Nhưng chúng có 3 dạng phổ biến:
- Tăng giá
- Giảm giá
- Sideway (tích lũy, phân phối)
Xu hướng tăng/giảm, hãy sử dụng đường trendline và MA. Còn sideway bạn có thể kẻ kháng cự/hỗ trợ ngang.
Kết hợp linh hoạt các mốc kháng cự/hỗ trợ với nhau
Bạn đã vẽ được kháng cự và hỗ trợ, nhưng chúng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ sử dụng chúng cố định trong giao dịch. Thay vào đó, hãy linh hoạt kết hợp.
Ví dụ: Bạn xác định thị trường đang có xu hướng giảm, bạn chỉ cần hai điều sau:
- Kháng cự động 1 – Để làm tham chiếu cho điểm vào lệnh và Stop Loss của bạn.
- Hỗ trợ ngang 1 – Để tham khảo entry vào lệnh của bạn (giao dịch khi giá đột phá khỏi hỗ trợ).
*** Lưu ý: Bạn sẽ không cần hỗ trợ ngang 1 nếu bạn không giao dịch đột phá. Trong trường hợp bạn chỉ giao dịch pullback (vào lệnh mỗi khi giá quay đầu chạm MA) – thì chỉ cần đường kháng cự động là đủ ***
Hoặc nếu thị trường đang sideway, bạn hãy dùng 3 đường:
- Hỗ trợ ngang 1 – Để tham khảo điểm vào lệnh và cắt lỗ của bạn
- Kháng cự ngang 1 – Để tham chiếu cho mức chốt lời thứ nhất của bạn
- Kháng cự ngang 2 – Để tham chiếu mức chốt lời thứ hai của bạn
*** Lưu ý: Không cần kháng cự động 2 nếu bạn không muốn chốt lãi từng phần ***
Dưới đây là những điều chính mình muốn bạn nhớ được qua bài hướng dẫn vẽ kháng cự và hỗ trợ này:
-
Có hai loại mức hỗ trợ và kháng cự: ngang và động.
-
Kháng cự & hỗ trợ ngang thường dùng khi thị trường sideway.
-
Khi thị trường có xu hướng, hãy sử dụng kháng cự & hỗ trợ động (bằng đường MA hoặc trendline).
-
Kháng cự & hỗ trợ là một vùng, không phải là một đường.
-
Bạn có thể sẽ phải thường xuyên vẽ lại kháng cự & hỗ trợ của mình.
-
Kháng cự & hỗ trợ tốt nhất là khi được xác định một cách đơn giản và nhanh chóng nhất.
-
Có thể kết hợp linh hoạt các mốc kháng cự/hỗ trợ với nhau để cho hiệu quả giao dịch tốt nhất.
Trên đây là những hướng dẫn vẽ đường kháng cự và hỗ trợ (thực ra là cách xác định) hiệu quả nhất. Thực ra lý thuyết về kháng cự & hỗ trợ khá đơn giản, bạn chỉ cần tập luyện vài lần là có thể hiểu được hết bản chất của nó. Nếu còn có gì thắc mắc, hãy để lại comment bên dưới để mình giải đáp nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài và chúc bạn sớm trở thành một trader tài giỏi.