Trong đầu tư chứng khoán, không chỉ có cổ phiếu mà còn có thêm trái phiếu. Vậy trái phiếu là gì và có những loại nào, trái phiếu khác cổ phiếu ở đâu thì hãy xem ngay thông tin chi tiết dưới đây.
Nội dung
Trái phiếu là gì?
Khái niệm/định nghĩa về trái phiếu
Trái phiếu là một trong những cách đầu tư chứng khoán vẫn chưa được nhiều nhà đầu tư ở Việt Nam lựa chọn. Tuy nhiên nếu tìm hiểu kỹ hơn thì đây lại là một kênh đầu tư với rủi ro thấp dành cho các nhà đầu tư không muốn mạo hiểm.
Vậy trái phiếu là gì thì sau đây sẽ là những đặc điểm cơ bản nhất để bạn có thể nắm được định nghĩa về trái phiếu:
– Là chứng nhận nghĩa vụ nợ của nhà phát hành (nhà nước, ngân hàng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp) phải trả cho người sở hữu trái phiếu hay còn gọi là trái chủ (cá nhân, tổ chức nói chung là nhà đầu tư).
– Thời gian đầu tư là cụ thể, tức là có ngày đáo hạn như khi bạn gửi tiết kiệm và bạn cũng có thể rút trước kỳ hạn nếu muốn. Tuy nhiên so với gửi tiết kiệm thì trái phiếu sẽ có thể đem lại mức lãi suất cao hơn nhưng cũng tồn tại nhiều rủi ro hơn (cụ thể sẽ được phân tích phía dưới).
– Khi đáo hạn trái phiếu thì công ty phát hành phải hoàn trả khoản vay ban đầu cho trái chủ (người sở hữu trái phiếu).
– Cái lợi khi đầu tư trái phiếu chính là tiền lãi sẽ được trả cố định và không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của nhà phát hành.
– Trái phiếu là một trong những cách huy động vốn của các đơn vị phát hành nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.
– Trái phiếu (chứng khoán nợ) sẽ được thanh toán cho trái chủ đầu tiên khi công ty phát hành trái phiếu giải thể/phá sản sau đó mới tới các cổ đông.
Rủi ro của trái phiếu là gì?
Có 6 rủi ro chính khi đầu tư trái phiếu mà nhà đầu tư cần biết đó là:
1. Rủi ro lãi suất của trái phiếu
Lãi suất và giá bán của trái phiếu có quan hệ ngược chiều nhau, tức là giá bán của trái phiếu cao thì lãi suất thấp còn giá bán của trái phiếu thấp thì lãi suất lại cao hơn.
Ví dụ cụ thể như sau: Nhà đầu tư A đang nắm giữ một trái phiếu có lợi tức là 6%. Khi lãi suất thị trường tăng lên 7% thì nhà đầu tư A sẽ muốn bán trái phiếu lợi tức 6% đi và mua vào trái phiếu có lợi tức 7%. Việc đồng thời nhiều nhà đầu tư bán đi trái phiếu đang có lợi tức 6 % sẽ khiến cho trái phiếu đó giảm giá.
2. Rủi ro tín dụng khi đâu tư trái phiếu
Rủi do tín dụng là nhà phát hành trái phiếu không thể trả lãi hay thanh toán gốc cho trái chủ đụng hạn. Cái này khác với khi bạn gửi tiết kiệm ngân hàng. Với gửi tiết kiệm ngân hàng thì đến ngày đáo hạn bạn chắc chắn sẽ được hưởng lãi như trong sổ tiết kiệm. Còn trái phiếu thì nếu bạn đầu tư vào trái phiếu của công ty làm ăn thua lỗ/phá sản thì bạn sẽ khó có thể rút về số tiền vốn khi cần luôn tiền mặt chứ đừng nói tới tiền lãi.
3. Rủi ro thanh khoản của trái phiếu là gì?
Điều này có nghĩa là khi đầu tư vào một loại trái phiếu nào đó mà ít người quan tâm dẫn tới việc nhà đầu tư cần tiền mặt lại không thể bán luôn trái phiếu mà họ đang sở hữu được. Ngoài ra còn có trường hợp rủi ro khác như lãi suất của đợt phát hành trái phiếu thấp làm cho giá cả bị biến động, lợi nhuận của trái chủ bị giảm khi bán đi trái phiếu với mức giá thấp hơn mong đợi.
4. Rủi ro lạm phát của trái phiếu
Khi thị trường xảy ra lạm phát khiến chi phí sinh hoạt hay các chi phí khác gia tăng nhanh mà lợi suất của trái phiếu lại không theo kịp sẽ kéo theo sức mua của nhà đầu tư giảm và đương nhiên lãi suất cũng sẽ thấp hoặc có thể về mức âm.
Ví dụ thực tế: Trái phiếu A đang có lãi suất 5% mà lạm phát tăng tới 7% sau khi nhà đầu tư mua trái phiếu thì lợi suất của họ chỉ còn -2%.
5. Rủi ro tái đầu tư của trái phiếu
Đây là trường hợp xảy ra với loại trái phiếu có thể thu hồi, nghĩa là các tổ chức phát hành có thể mua lại trái phiếu mà họ đã bán cho nhà đầu tư trước ngày đáo hạn do lãi suất giảm theo thời gian. Việc này có nghĩa là nhà đầu tư được nhận tiền lãi từ khoản đầu tư trước đó rồi nhưng không thể tái đầu tư lại với cùng mức lãi suất trước đó.
6. Rủi ro xếp hạng trái phiếu
Khi xếp hạng của một công ty về khả năng kinh doanh hoặc tín dụng thấp thì lợi nhuận thu được của trái chủ khi mua trái phiếu của công ty này sẽ bị tổn hại. Ngoài ra các công ty này còn bị ngân hàng hay tổ chức tài chính cho vay tăng lãi suất vào các lần vay sau, như vậy trái chủ muốn bán trái phiếu đi cũng sẽ không dễ dàng và cũng không được giá.
Trái phiếu và cổ phiếu khác nhau như thế nào?
Về mặt giống nhau của trái phiếu và cổ phiếu thì đều là hình thức đầu tư để hưởng chênh lệch giá. Tuy nhiên có sự khác nhau giữa hai hình thức này đó là:
=> Xem thêm: Nên đầu tư vào trái phiếu hay cổ phiếu?
Trái phiếu có những loại nào?
Có nhiều cách để phân loại trái phiếu trong đó có những cách chính sau:
Phân loại trái phiếu theo đơn vị phát hành
Về đơn vị phát hành thì hiện nay tại thị trường Việt Nam có 3 đơn vị chính đó là:
- Trái phiếu chính phủ: Do chính phủ phát hành nên rủi ro thấp, tuy nhiên đồng nghĩa với nó là lợi tức không được cao.
- Trái phiếu doanh nghiệp: trái phiếu doanh nghiệp do các công ty TNHH hay doanh nghiệp nhà nước phát hành, rủi ro cao hơn so với trái phiếu chính phủ nhưng nếu bạn biết cách phân tích đầu tư thì sẽ có lợi tức cao hơn so với trái phiếu chính phủ.
- Trái phiếu ngân hàng, đơn vị tài chính: Do ngân hàng và đơn vị tài chính phát hành nhằm tăng vốn hoạt động.
Phân loại trái phiếu theo hình thức
Với cách phân loại này, sẽ có hai loại trái phiếu đó là trái phiếu ghi danh (ghi tên người mua trái phiếu) hoặc trái phiếu vô danh (không có tên của người mua trái phiếu).
Phân loại trái phiếu theo lợi tức
Bao gồm 3 cách phân biệt đó là:
- Trái phiếu có lãi cố định: lãi suất có tỉ lệ % xác định theo mệnh giá
- Trái phiếu có hạn mức bằng 0: nhà đầu tư mua trái phiếu với giá thấp hơn giá tại thời điểm mua và khi đáo hạn sẽ nhận về mức giá thực tại thời điểm đáo hạn.
- Trái phiếu có lãi suất thả nổi: lợi tức sẽ được tính dựa trên sự biến đổi theo lãi suất tham chiếu và khác nhau giữa các kỳ.
Phân loại trái phiếu theo mức độ đảm bảo
Có hai loại đó là trái phiếu đảm bảo và trái phiếu không đảm bảo, trong đó:
+ Trái phiếu không đảm bảo: đơn vị phát hành không đảm bảo, không kèm theo tài sản hay bảo lãnh của đơn vị thứ 3 nào cả.
+ Trái phiếu đảm bảo: có sự đảm bảo dựa vào tài sản doanh nghiệp hay bên thứ 3 bảo lãnh để trái chủ có thể nhận lại được toàn bộ gốc lẫn lãi mà nhà phát hành nợ. Với hình thức này, trái phiếu sẽ được đảm bảo bằng giá trị tài sản cầm cố hoặc chứng khoán ký quỹ.
Phân loại trái phiếu theo tính chất
Xét về tính chất, trái phiếu được chia thành các loại như:
+ Trái phiếu chuyển đổi: trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu, thông thường trái phiếu này sẽ có mức lãi suất thấp hơn so với trái phiếu thông thường nhưng lại có khả năng chuyển đổi sang cổ phiếu của doanh nghiệp.
+ Trái phiếu thu hồi: doanh nghiệp, đơn vị phát hành có thể mua lại trái phiếu đã phát hành từ trái chủ trước khi đáo hạn.
+ Trái phiếu có khả năng mua cổ phiếu: người mua trái phiếu được phép dùng số trái phiếu đó để mua cổ phiếu ở một số lượng cụ thể.
Có nên đầu tư trái phiếu hay không?
Đã là đầu tư thì đương nhiên ai cũng muốn được lãi nhưng cũng có những rủi ro nhất định. Nếu so với cổ phiếu thì trái phiếu không thể mang lại nhiều lãi bằng nhưng lại giúp nhà đầu tư yên tâm hơn. Nếu bạn có một số tiền để tiết kiệm nhưng bạn thấy lãi thấp mà muốn tìm cơ hội dùng số tiền đó kiếm ra nhiều tiền hơn thì bạn có thể thử đầu tư trái phiếu. Tuy nhiên nhớ chọn những công ty có tài chính vững chắc, tỷ lệ nợ thấp, đã có kinh nghiệm và lâu đời.
Nếu bạn chưa chắc chắn lắm thì chỉ nên đầu tư một phần nhỏ tài sản hiện có của bạn, sau đó khi đã hiểu hơn về trái phiếu và biết cách phân tích lựa chọn thì bạn có thể đầu tư nhiều tiền hơn.
Xem thêm bài viết: Bộ Tài Chính cảnh báo nhà đầu tư chớ nên ham mua trái phiếu giá rẻ
Qua những thông tin này, chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu trái phiếu là gì và nó khác cổ phiếu như thế nào rồi. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc gì liên quan tới trái phiếu thì hãy để lại câu hỏi để được các chuyên gia giải đáp trong thời gian sớm nhất.