Cổ phiếu logistics là một nhóm cổ phiếu đang có tốc độ tăng trưởng rất tốt trong năm vừa qua và còn nhiều tiềm năng để tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo. Vì vậy, bài viết này mình sẽ tổng hợp lại giúp bạn danh sách những mã cổ phiếu logistics đang được niêm yết hiện nay, cũng như đề xuất một vài cổ phiếu logistics tiềm năng nhất để bạn tham khảo nhé.
Nội dung
Cổ phiếu logistics là gì?
Cổ phiếu logistics là tên gọi chung của nhóm cổ phiếu vận tải, đóng vai trò trong việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Theo số liệu thống kê, Logistics chiếm khoảng từ 15- 20% tổng GDP của Việt Nam, đủ để thấy các cổ phiếu ngành logistics có tầm quan trọng như thế nào.
Tuy nhiên, Logistics cũng là một khái niệm khá rộng, và có thể được chia thành nhiều lĩnh vực nhỏ hơn. Cụ thể, các nhóm cổ phiếu con của ngành logistics bao gồm:
- Cổ phiếu vận tải biển
- Cổ phiếu ngành cảng biển
- Cổ phiếu vận tải đường bộ
- Cổ phiếu vận tải đường sắt
- Cổ phiếu vận tải đường hàng không
- Cổ phiếu phụ trợ logistics: không trực tiếp vận chuyển, nhưng làm các nhiệm vụ như sửa chữa, lưu trữ, kho bãi, vật tư ngành vận tải…
Danh sách các mã cổ phiếu logistics đang niêm yết hiện nay
Dưới đây là những mã cổ phiếu Logistics đang được niêm yết trên các sàn HOSE, HNX và UPCOM mà chúng mình đã tổg hợp được.
Cổ phiếu Logistics có tiềm năng không?
Nếu như giai đoạn 2020 – 2021, ngành Logistics có nhiều sự biến động vì sự bùng phát của đại dịch COVID-19. Vì ảnh hưởng của dịch bệnh mà ngành Logistics gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận tải hàng hóa và số lượng luân chuyển hàng hóa đã có sự giảm sút đáng kể.
Các dịch vụ logistics bị ảnh hưởng nặng nề nhất chính là vận tải đường bộ, vận tải đường sắt hay vận tải hàng không. Trong khi đó, các doanh nghiệp vận tải biển và cảng biển vẫn duy trì và phát triển mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó lợi nhuận tăng trưởng vượt bậc.
Tiềm năng cho các cổ phiếu logistics trong năm tới:
- Đại dịch Covid đã dần được kiểm soát nên nhu cầu vận chuyển, mua sắm cũng tăng lên, dẫn đến tăng nhu cầu về logistics.
- Trung Quốc đã và đang áp dụng chính sách Zero Covid, chỉ có một số ít ca nhiễm nhưng cũng phong tỏa, khiến tình trạng tắc biên đường bộ diễn ra thường xuyên, và hàng hóa đổi qua đi line biển. Nhờ vậy các doanh nghiệp thuộc nhóm cảng biển, vận tải biển sẽ được hưởng lợi trong Q1, Q2 năm nay.
- Tính đến hết tháng 12 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu đạt 602 tỷ USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ. Xuất nhập khẩu tăng thì cũng dẫn đến nhu cầu về cổ phiếu logistics tăng lên, từ đó sẽ giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đạt được lợi nhuận lớn.
- Ngành logistics vẫn đang phải đương đầu với tình trạng thiếu hụt container, dẫn đến chi phí thuê container, vận chuyển cũng tăng theo, điều này các công ty ngành logistics được hưởng lợi. Một khi lợi nhuận của các công ty đó tăng thì kéo theo giá của các nhóm cổ phiếu logistics tăng theo.
- Thời điểm hiện tại ngành hàng không đang bị đóng băng nên tạo thêm cơ hội cho ngành Logistics, đặc biệt là vận tải và cảng biển thống trị chuỗi cung ứng hiện tại.
- Nhóm doanh nghiệp phụ trợ logistics cũng được dự báo tăng trưởng mạnh nhờ sự bùng nổ của thương mại điện tử đã thay đổi thói quen mua sắm của người dân. Từ đó đặt ra nhu cầu lớn về hạ tầng kho vận, trung tâm xử lý hàng hóa do đặc điểm sử dụng không gian kho và hậu cần logistics lớn hơn nhiều so với kênh thương mại truyền thống.
Tóm lại: Trong thời gian tới, dự kiến cổ phiếu logistics vẫn còn dư địa tăng trưởng rất lớn. Tuy nhiên, sự tăng trưởng sẽ tập trung vào nhóm ngành cảng biển, vận tải biển. Nhóm phụ trợ logistics cũng sẽ được hưởng lợi phần nào. Còn lại, nhóm vận tải đường bộ, đường thủy, đường sắt, tuy nhu cầu đi lại có tăng lên do dịch bệnh được cải thiện, tuy nhiên tiềm năng phát triển ở nhóm này chưa thực sự quá lớn.
Dựa vào những dữ kiện trên, chúng mình đề xuất một số mã cổ phiếu logistics tiềm năng nhất trong giai đoạn này, đó là: GMD, PHP, SGP, VSC, DVP, PDN, CLL, HAH, VOS, VNA, TMS, SWC, TCL, ILB, IST và GIC.
Một số thách thức với nhóm cổ phiếu Logistics
Tuy nhiên, đầu tư vào các mã cổ phiếu Logistics, bạn cũng cần xác định rằng chúng cũng rất rủi ro và có nhiều thách thức. Cụ thể:
-
Các doanh nghiệp logistics Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với việc cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp logistics nước ngoài.
-
Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam chiếm tỷ trọng lên tới 95%, nhưng đa số là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cung cấp các dịch vụ chưa có giá trị gia tăng cao.
-
Trung Quốc cắt giảm sản lượng nhập khẩu đối với 2 mặt hàng là than cốc và quặng sắt, vì thế dẫn tới giá cước vận tải hàng rời đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiếu đi nguồn cầu từ một nền kinh tế lớn.
-
Ngành logistics này còn có tính phân mảnh cao do tồn tại rất ít hoặc gần như không có sự liên minh giữa các hãng tàu, điều này sẽ khiến giá cước vận chuyển biến động mạnh.
-
Giá xăng dầu thế giới liên tục biến động, và hiện nay có xu hướng tăng cao cũng làm ảnh hưởng phần nào đến chi phí của các doanh nghiệp logistics.
Tuy nhiên nếu nhìn dài hạn, thì hầu hết các mã cổ phiếu logistics tiềm năng hiện nay đều có nội tại khá tốt, đang từng bước tăng trưởng và mở rộng hoạt động của mình. Vì vậy, bạn có thể yên tâm đầu tư dài hạn, tránh lướt sóng. Nhưng dù có quyết định đầu tư thế nào, thì hãy nhớ tìm điểm mua và bán phù hợp, và luôn cập nhật những thông tin về giao thương, vận chuyển nhanh nhất để kịp phản ứng với thị trường nhé.
Chúc bạn đầu tư thành công.