Mô hình nến Inside Bar là gì? Trong các mô hình nến Nhật thì mô hình nến Inside Bar có thể xem là mô hình nến khá phức tạp với nhiều biến thể. Khi xuất hiện nến Inside Bar, diễn biến thị trường tiếp theo có thể sẽ tiếp tục tăng hoặc tiếp tục giảm chứ không nhất thiết chỉ tăng hoặc giảm. Vậy làm sao để biết nến Inside Bar là tăng hay giảm để áp dụng vào giao dịch thì các bạn hãy xem phân tích cụ thể dưới đây.
Nội dung
Mô hình nến Inside Bar là gì?
Khái niệm tổng quát về nến Inside Bar
Nến Inside Bar có thể hiểu đơn giản là một mô hình nến nằm trong nến. Tức là mô hình nến này sẽ có nhiều nến tạo thành chứ không phải nến đơn (mô hình đa nến). Nến Inside Bar còn có tên khác là Harami, theo giải nghĩa từ tiếng Nhật là “mẹ bồng con”.
Mô hình nến Inside Bar có thể là 2 nến, 3 nến, 4 nến…Điều kiện để trở thành nến Inside Bar đó là trong mô hình có một cây nến mẹ đứng trước, sau đó sẽ là những nến con nằm trong. Nằm trong ở đây bạn có thể hiểu đó là toàn bộ chiều dài của các cây nến con đều nằm trong lòng nến mẹ.
Để dễ tưởng tượng bạn có thể xem hình ảnh minh họa về nến Inside Bar dưới đây:
Ý nghĩa của mô hình nến Inside Bar là gì?
Mô hình nến Inside Bar có thể được chia ra làm hai thành phần, đầu tiên là nến mẹ và thứ 2 là các nến con. Nến mẹ cho thấy xu thế của bên mua hoặc bán đang mạnh hơn. Nếu nến mẹ màu đỏ chứng tỏ bên bán đang áp đảo còn nến mẹ màu xanh thì ngược lại, bên mua đang chiếm ưu thế.
-
Nếu diễn biến giá trên thị trường tiếp tục xu thế của nến mẹ thì sẽ không có chuyện tạo ra mô hình nến Inside Bar với các nến con.
Vậy việc tạo ra các nến con nằm trong lòng nến mẹ có nghĩa là gì? Điều này cho thấy sức mua hoặc bán (theo nến mẹ) đang chững lại và nhà đầu tư đang giao dịch ít đi để theo dõi tình hình. Càng nhiều cây nến con phía sau cây nến mẹ chứng tỏ sự lưỡng lự vẫn đang tiếp diễn và chỉ chờ một tín hiệu nào đó từ thị trường thì sự lưỡng lự này sẽ bị phá vỡ.
Sau khi bị phá vỡ thì xu hướng giá của thị trường tiếp theo có thể là tiếp tục theo xu hướng của cây nến mẹ (tiếp tục giảm/tăng) hoặc đảo ngược lại (từ tăng sang giảm hoặc từ giảm sang tăng).
-
Tuy nhiên có một thực tế đó là mô hình nến Inside Bar thường hiệu quả hơn khi áp dụng với xu hướng tiếp tục thay vì xu hướng đảo chiều.
Một vài ví dụ thực tế về mô hình nến Inside Bar
Ví dụ 1: nến Inside Bar tiếp tục xu hướng giảm.
Theo như ví dụ trên, bạn sẽ thấy nến Inside Bar xuất hiện trong một xu hướng giảm, sau đó giá tiếp tục giảm thêm vài cây nến nữa rồi mới chuyển hướng tăng. Nếu trader nào sợ mà bán luôn thì khi giá tăng trở lại sẽ cảm thấy khá tiếc.
Ví dụ 2: Mô hình nến Inside Bar xuất hiện ở xu hướng tăng
Với ví dụ này, chúng ta thấy 2 hình tròn được khoanh lại với sự xuất hiện của nến Inside Bar nối tiếp nhau. Với hình tròn đầu tiên có một chây nến mẹ siêu lớn và sau đó là những cây nến con với xu hướng tăng. Nhưng với hình tròn thứ 2 khi mô hình nến Inside Bar xuất hiện lại là một xu hướng đảo chiều giảm dần.
Kinh nghiệm & cách sử dụng mô hình nến Inside Bar khi giao dịch
-
Nên áp dụng mô hình nến Inside Bar trong khung ngày để tiến hành giao dịch thay vì các khung H4, H1, M30 hay M15. Khi thấy trong khung D1 xuất hiện mô hình nến Inside Bar, bạn có thể mở về các khung nhỏ hơn để xem diễn biến giá xảy ra trong đó.
-
Khi mô hình nến Inside Bar xuất hiện tại khu vực kháng cự hoặc hỗ trợ sẽ mang lại độ tin cậy hơn. Ví dụ mô hình nến Inside Bar xuất hiện ở vùng hỗ trợ theo chiều hướng giảm, tâm lý nhà đầu tư lúc này sẽ rất dễ bị dao động và họ thường sẽ vào lệnh bán để không bị lỗ nhiều. Vậy là nhiều nhà đầu tư cùng lo ngại bán đi làm cho giá ngày càng giảm.
-
Nến Inside Bar thường dự báo dấu hiệu đảo chiều trong ngắn hạn
-
Đã là đầu tư phải chấp nhận rủi ro và bạn cũng không nên chỉ nhìn vào nến Inside Bar để phán đoán xu hướng thị trường tiếp theo mà cần theo dõi cả các cây nến trước đó hay cập nhật tin tức có liên quan.
-
Inside Bar thường chỉ dành cho các trader chuyên nghiệp, đã có nhiều kinh nghiệm do mô hình nến này khá là “hai mang”.
-
Với các trader mới vào nghề, cần thật cẩn thận khi dùng nến Inside Bar để giao dịch nếu không muốn bị mất vốn. Bạn cũng có thể tích lũy kinh nghiệm cho mình bằng cách đầu tư một phần nhỏ trong vốn của mình và sau nhiều lần như vậy bạn sẽ có phán đoán tốt hơn.
Với những thông tin chi tiết phía trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về mô hình nến Inside Bar và nếu còn thắc mắc gì liên quan tới mô hình nến này, bạn có thể để lại câu hỏi để các chuyên gia của gsphong.com giải đáp hoặc để mọi người cùng trao đổi, thảo luận.