Đường trendline (hay còn gọi là đường xu hướng) là một trong những công cụ linh hoạt nhất trong giao dịch. Bạn có thể sử dụng nó để tìm thời điểm tham gia thị trường, sự dụng trong lướt sóng hoặc thậm chí là giao dịch theo vị thế .
Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều hiểu sai về đường trendline và xác định sai nó.
Họ thường vẽ đường trendline giống như thế này:
Có thể là chúng mình đang quá phóng đại, nhưng chắc bạn hiểu ý mình, rằng việc xác định đâu là đường xu hướng không hề đơn giản.
Đó là lý do tại sao bạn nên đọc hết bài viết này, để biết được cách vẽ đường trendline chuẩn xác nhất.
Nội dung
Đường Trendline là gì?
Nếu các bạn đã tìm hiểu và vùng hỗ trợ và kháng cự, chắc các bạn cũng biết đó là nơi có lượng mua/bán tiềm năng (giá sẽ quay đầu khi chạm những vùng này).
Và đường xu hướng – trendline cũng giống như vậy.
Tuy nhiên, sự khác biệt duy nhất, đó là đường trendline không nằm ngang mà là nằm dốc. Ví dụ như hình bên dưới:
Vậy đường Trendline là gì?
Đường Trendline hay còn gọi là đường xu hướng, là một đường thẳng nối các đáy hoặc các đỉnh lại với nhau. Người ta sử dụng đường Trendline giống như một chỉ báo dự đoán xu hướng của thị trường trong tương lai.
Bên cạnh đó, đường Trendline còn đóng vai trò như một đường hỗ trợ (Đường thẳng nối các đáy lại với nhau) hoặc kháng cự (Đường thẳng nối các đỉnh lại với nhau), để giúp các nhà đầu tư dễ dàng tìm được điểm vào lệnh, cũng như thoát lệnh phù hợp.
Các loại đường xu hướng – Trendline
Để thực hiện được cách vẽ đường Trendline chính xác, bạn cần nắm rõ được các loại đường Trendline phổ biến sau:
- Đường Trendline tăng (Uptrend): Là khi bạn nối các đáy lại với nhau sẽ thấy, đáy sau luôn cao hơn đáy trước và tạo thành một đường dốc từ dưới đi lên. Khi biến động giá giảm, chạm vào đường Trendline và lại bật tăng trở lại thì đây gọi là đường hỗ trợ.
- Đường Trendline giảm (Downtrend): Khi biến động giá có xu hướng tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và khi bạn vẽ đường Trendline sẽ thấy tạo thành một đường dốc từ trên xuống dưới. Trên đường Trendline giảm, biến động giá chạm vào đường xu hướng thì giá sẽ bật quay xuống trở lại.
- Đường Trendline đi ngang (Sideway): Đây là thời điểm biến động giá không quá mạnh, các đỉnh và đáy được tạo không rõ ràng, hoặc các đỉnh, các đáy nối lại với nhau tạo thành một đường thẳng. (Đường này không được gọi là xu hướng)
Hướng dẫn cách vẽ đường Trendline
Trước khi vẽ đường trendline chuẩn xác, mình muốn các bạn phải giữ được tư duy: KHÔNG VẼ NHIỀU ĐƯỜNG XU HƯỚNG.
Ví dụ như hình dưới đây, nối quá nhiều đỉnh, đáy với nhau, rồi không biết đâu mới là trendline chuẩn.
Cách vẽ đường trendline chính xác:
- Chỉ tập trung vào các điểm đảo chiều chính và bỏ qua mọi thứ khác.
- Nối ít nhất 2 điểm đảo chiều chính.
- Điều chỉnh đường trendline để nó có được nhiều lần chạm nhất (cho dù đó là thân nến hay râu nến)
Đặc biệt, khi vẽ đường xu hướng Trendline bạn cần thực hiện đúng theo các nguyên tắc sau:
Đường xu hướng phải là đường chéo
Trong giao dịch có 2 đường gọi là xu hướng chính, đó là xu hướng giảm và xu hướng tăng. Đối với đường Sideway nằm ngang không được coi là đường xu hướng.
Khi xác định được xu hướng của thị trường bằng đường Trendline, nếu biến động giá chạy xuống bên dưới đường Trendline tăng, thì có thể đảo chiều. Ngược lại, nếu biến động giá đi bứt phá qua đường Trendline giảm và đi lên trên, thì khả năng thị trường tăng giá trở lại. Trường hợp giá vẫn nằm trong vùng xu hướng và chưa bứt phá, thì xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục được xảy ra.
Vẽ đường Trendline cần tối thiểu 3 điểm
Nếu vẽ một cách thông thường, bạn chỉ cần 2 đáy hoặc 2 đỉnh để tạo thành một đường chéo. Tuy nhiên bạn sẽ cần thêm một điểm thứ 3 thì xu hướng đó mới được xác nhận. Hay nói một cách khác, bạn cần vẽ đường Trendline sao cho tối thiểu 3 đỉnh hoặc 3 đáy chạm nhau là được.
Đường xu hướng càng dốc, càng dễ đảo chiều
Trong trường hợp bạn thực hiện cách vẽ đường Trendline, nếu thấy đường xu hướng càng dốc thì độ tin cậy càng thấp và khả năng bị phá vỡ đảo chiều càng cao. Bởi đó có thể là dấu hiệu của những nhà đầu tư Fomo thị trường, khiến biến động giá tăng hoặc giảm mạnh bất thường.
Xu hướng sẽ tăng an toàn, ổn định khi độ dốc thoai thoải và các đỉnh, các đáy chạm đường Trendline càng nhiều lần, càng có giá trị cao. Bởi hầu hết các nhà đầu tư đang dùng nó để làm đường hỗ trợ hoặc kháng cự.
Ưu tiên vẽ đường Trendline bằng râu nến
Có không ít người thắc mắc rằng, cách vẽ đường xu hướng Trendline nên vẽ từ râu nến (bóng nến) hay thân nến? Điều này phụ thuộc vào từng Trader và kinh nghiệm từng người. Tuy nhiên, số đông cho rằng vẽ đường xu hướng Trendline bằng râu nến sẽ chính xác cao hơn. Trong một vài trường hợp đặc biệt như cá mập Kill Long/ Kill Short thì bạn có thể bỏ râu nến đi cũng được.
Cách giao dịch với đường Trendline
Biết được cách vẽ đường Trendline thì bạn cũng nên học cách giao dịch với nó. Có 3 phương pháp bạn có thể sử dụng để giao dịch với đường xu hướng Trendline đó là:
Dùng trendline để xác định tín hiệu thị trường
Với một đường xu hướng, thì độ dốc cao hay dốc thấp là tốt hơn?
Đáp án là dốc càng nhiều thì xu hướng càng mạnh. Vì vậy căn cứ vào đó, bạn có thể biết được khi nào thị trường sắp thay đổi.
-
Nếu đường trendline ngày càng phẳng, điều đó có nghĩa là thị trường đang tích lũy và dần chuyển sang sideway.
-
Nếu đường trendline của bạn ngày càng dốc, điều đó có nghĩa là xu hướng đang trở nên mạnh hơn.
Điều có ý nghĩa gì? Nếu bạn có thể dự đoán được xu hướng, thì có thể điều chỉnh chiến lược giao dịch của mình cho phù hợp. Bởi mỗi một xu hướng của thị trường lại có một công thức giao dịch khác nhau.
Dựa vào trendline để tìm điểm mua/bán
Nếu bạn muốn tìm một điểm vào lệnh tốt, thì bạn phải giao dịch gần đường xu hướng. Giả sử bạn xác định được xu hướng thị trường giảm, khi giá chạy lên chạm đường Trendline, bạn có thể mở một lệnh SELL.
Nhưng đó không phải là tất cả…
⇒ Bạn kết hợp đường trendline với hỗ trợ/kháng cự, bởi đây là nơi bạn tìm thấy cơ hội giao dịch tốt nhất.
Ví dụ như hình bên dưới:
Nhưng cụ thể là nên vào lệnh lúc nào?
Lúc này, bạn có thể sử dụng các mô hình nến đảo chiều (như Hammer , Bullish Engulfing, v.v.) để củng cố thêm nhận định của mình. (Ví dụ trong xu hướng tăng, hãy giao dịch khi thị trường đã “thoát khỏi” đường trendline, và có khả năng tăng cao hơn).
Dựa vào giá Breakout khỏi Trendline
Khi biến động giá Breakout vượt ra ngoài đường Trendline khả năng cao sẽ gây đảo chiều. Đây là thời điểm giao dịch tốt nhất và cũng được áp dụng phổ biến nhất, bởi tính chính xác, cũng như an toàn hơn 2 phương pháp trên. Cũng tương tự, bạn cần vẽ đường Trendline để xác định xu hướng cụ thể của thị trường.
Nếu trường hợp xu hướng giảm, giá Breakout khỏi đường Trendline và vượt lên trên, thì có thể gây đảo chiều. Ngược lại, khi xu hướng đang tăng, mà giá Breakout xuống dưới đường Trendline thì khả năng cao giá sẽ quay ngược giảm mạnh. Tuy nhiên, để xác nhận chính xác sự đảo chiều, bạn nên đợi thêm cây nến thứ 2 rồi mới thực hiện giao dịch nhé.
Giao dịch với sóng điều chỉnh Trend Correction
Trong một xu hướng thị trường tăng hoặc giảm, sẽ có những đợt sóng điều chỉnh được gọi là Trend Correction và xu thế của nó là đưa giá trở về đường Trendline. Tuy nhiên, đa phần các sóng điều chỉnh thường mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành, so với sóng thuận xu hướng Impulse. Do đó khi giao dịch với phương pháp này, bạn sẽ phải đổi mặt với nhiều rủi ro hơn và lợi nhuận cũng kém hấp dẫn hơn.
Và để có thể giao dịch với sóng điều chỉnh Trend Correction bạn cần xác định 2 đáy và 2 đỉnh nối lại với nhau. Khi giá chạm đỉnh thứ 3 bạn có thể đặt lệnh SELL (Mũi tên đỏ) hoặc giá chạm đáy thứ 3, đặt lệnh BUY (Mũi tên xanh).
Qua những nội dung mình vừa giới thiệu bên trên, mình muốn bạn hiểu được một số điểm chính sau:
-
Trendline là một đường thẳng nối các đáy hoặc các đỉnh lại với nhau, nhằm dự đoán xu hướng của thị trường trong tương lai.
-
Dựa vào độ dốc của đường: xu hướng càng dốc thì càng mạnh, nhưng cũng dễ đảo chiều. Đường trendline càng phẳng, thì thị trường sẽ dần ở trạng thái sideway.
-
Nẵm vững được những nguyên tắc khi vẽ đường trendline: đường xu hướng là đường chéo, đường trendline phải chạm ít nhất 3 đỉnh/đáy…
-
Điểm vào lệnh đẹp nhất là lúc đường trendline cắt kháng cự/hỗ trợ. Hoặc phức tạp hơn, có thể dựa vào những tín hiệu breakout hoặc Trend Correction để giao dịch.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đường xu hướng Trendline, cũng như hướng dẫn chi tiết cách vẽ đường Trendline đúng chuẩn rồi nhé. Bên cạnh đó, bạn còn học thêm được các phương pháp giao dịch với đường Trendline, để từ đó có thể giao dịch an toàn, hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công