Nhiều bạn cho rằng cần phải áp dụng nhiều chỉ báo một lúc thì mới thành nhà PTKT chuyên nghiệp. Tuy nhiên đôi khi các chỉ báo không hoạt động theo cách đó. Ví dụ nếu giá nằm trên MA20, nhưng RSI lại cho tín hiệu quá mua, còn APAX lại báo hiệu rằng thị trường đang sideway?
Vậy thì phải làm sao? Bạn đang mắt kẹt có đúng không? Đừng quá lo lắng, bởi chỉ báo Bollinger Bands có thể giúp bạn khắc phục vấn đề này – và hơn thế nữa.
Nội dung
Bollinger Bands là gì?
Chỉ báo Bollinger Bands, hay còn gọi là dải Bollinger là một chỉ báo kỹ thuật gồm 3 đường do John Bollinger tạo ra. Nó giúp bạn xác định được những biến động của thị trường, cũng như vùng quá mua/quá bán tiềm năng. Vì thế bạn có thể dựa vào các dự liệu mà chỉ báo Bollinger Bands cung cấp để đưa ra những chiến lược, giao dịch hiệu quả.
Bollinger Bands được sáng tạo bởi John Bollinger vào năm 1980. Ông vẫn còn sống và vẫn đang là một nhà đầu tư nổi tiếng trên thị trường.
John Bollinger có cả hai tấm bằng danh giá về PTKT lẫn PTCB khi chưa đến 30 tuổi. Ông thích chơi Sudoku và thi thoảng vẫn phím kèo Bitcoin và chia sẻ kinh nghiệm giao dịch trên trang Twitter cá nhân. Bạn có thể theo dõi ông ấy ở địa chỉ Twitter ở ảnh bên dưới.
Cấu tạo của chỉ báo Bollinger Bands
Chỉ báo Bollinger Bands được hình thành từ chỉ báo MA (Moving Average) và độ lệch chuẩn. Cấu trúc của nó được chia làm 3 phần:
- Đường Middle Band (dải giữa): Là đường trung bình động MA, thường mặc định là MA20.
- Đường Upper Band (dải trên): Dải giữa cộng với 2 độ lệch chuẩn (Standard deviation)
- Đường Lower Band (dải dưới): Dải giữa trừ đi 2 độ lệch chuẩn (Standard deviation)
Bạn có thể thay đổi MA20 thành MA15…, hoặc thay đổi độ lệch chuẩn tùy ý, tùy theo phong cách giao dịch của mình. Tuy nhiên nếu chưa rõ về thị trường, thì mình khuyên các bạn nên để giá trị đã được mặc định sẵn.
Ý nghĩa của dải Bollinger Bands là gì?
Dựa vào chỉ báo Bollinger Bands, bạn có thể xác định được mức giá hiện tại đang là “đắt” hay “rẻ”. Bollinger Bands cung cấp một cái nhìn tương đối về cao thấp của giá, đặc biệt là trong thị trường sideway.
-
Nếu giá nằm gần dải Bollinger Band phía trên, nó được coi là “đắt” vì nó cao hơn ~ 2 độ lệch chuẩn so với mức trung bình.
-
Và nếu giá ở gần dải Bollinger Band phía dưới, nó được coi là “rẻ” vì nó thấp hơn ~ 2 độ lệch chuẩn so với mức trung bình.
Tuy nhiên, khi thấy “Đắt” hoặc “Rẻ”, không có nghĩa là bạn đặt lệnh MUA/BÁN ngay lập tức.
Bởi vì, ở trong thị trường xu hướng downtrend hoặc uptrend, mức “rẻ” hoặc “đắt” có thể được duy trì suốt một thời gian dài. Nhìn ảnh bên dưới để hiểu rõ hơn:
⇒ Vì vậy, hãy nhớ rằng đừng vì thấy giá chạm dải Bollinger Bands phía trên mà vội vàng bán chốt lời hoặc bán khống. Bởi không có điều gì chắc chắn là giá sẽ giảm cả.
Vậy thì sẽ phải làm gì với Bollinger Bands? Đừng lo lắng, mình sẽ hướng dẫn kỹ hơn ở mục bên dưới.
Bó hẹp và mở rộng của Bollinger Bands
Sự thay đổi của bollinger bands không như những chỉ báo khác là tăng hay giảm, mà nó còn được chú ý bởi sự bó hẹp và mở rộng.
Bó hẹp là khi hai đường biên của Bollinger Bands tiến lại gần đường trung bình động ở giữa, và khoảng cách giữa các đường thu hẹp lại. ⇒ Thị trường đang biến động thấp, nên rất có khả năng sẽ đến giai đoạn biến động mạnh và xuất hiện tín hiệu giao dịch mới.
Mở rộng: Tương tự, khi chỉ báo Bollinger Bands ngày càng mở rộng ra ⇒ khả năng giá biến động chậm lại sẽ lớn dần lên, và bạn có thể cân nhắc đóng các lệnh giao dịch.
Bạn có thể căn cứ vào 2 tín hiệu này để dự báo được xu hướng sắp xảy ra của thị trường, từ đó điều chỉnh chiến lược giao dịch cho hiệu quả.
Cách giao dịch với chỉ báo Bollinger Bands
Cách sử dụng dải Bollinger Bands như thế nào? Với đường Bollinger Bands bạn có thể áp dụng cho rất nhiều chiến thuật giao dịch khác nhau. Cụ thể, chúng mình sẽ cùng bạn đi tìm hiểu từng cách một nhé.
Mua thấp – bán cao với Bollinger Bands
Mua thấp – bán cao? Bạn có thể đã nghe điều này hàng triệu lần. Muốn kiếm được tiền trên thị trường, chỉ cần mua thấp và bán cao.
Nhưng điều quan trọng nhất là: LÀM THẾ NÀO?
Bạn có thể sử dụng Bollinger Bands: giá thằm gần band dưới, thì sẽ là giá rẻ, còn giá nằm gần band trên, thì được coi là đắt.
Nhưng trước khi bạn nghĩ…
“Tuyệt quá! Tôi sẽ mua khi giá chạm dải dưới , và bán khi giá chạm dải trên”
Tuyệt đối không hấp tấp như thế nhé. Bởi vận dụng Bollinger Band trong trường hợp này cũng cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác. Cụ thể:
- Sử dụng band dưới trong uptrend, và sử dụng band trên trong downtrend.
- Tìm những mô hình nến Nhật đảo chiều để chắc chắn sự đảo chiều sẽ xảy ra.
- Các dải trên/dưới phải trùng với vùng kháng cự/hỗ trợ.
Ví dụ: Giá EUR/USD nằm ở dải Bollinger Band thấp, trùng với hỗ trợ và nó hình thành mô hình Bullish Engulfing.
Giao dịch Bollinger Bands Squeeze
Bollinger Bands Squeeze hay còn gọi là “mô hình cổ chai‘. Mô hình cổ chai trông như thế nào? Nó chính là những vùng giá thu hẹp biến động lại, đi ngang, làm cho dải Bollinger trông giống chiếc cổ chai. Hãy nhìn hình bên dưới để dễ hình dung:
Khi xuất hiện mô hình cổ chai, giá có thể xuất hiện tín hiệu breakout ra khỏi vùng này. Lý do là sau một thời gian, các nhà đầu tư đã suy nghĩ rằng thị trường đã điều chỉnh và tích lũy đủ, nên quyết định vào lệnh.
-
TH1: Khi Breakout ra khỏi vùng tích lũy hẹp và đi vượt qua đường dải trên, thì bạn có thể thực hiện lệnh BUY
-
TH2: Khi Breakout ra khỏi vùng tích lũy và biến động giá đi xuống dưới đường dải dưới, thì bạn nên thực hiện lệnh SELL
Mẹo cho bạn: Sự co lại của biến động càng lâu, thì sự đột phá tiếp theo sẽ càng mạnh.
Tuy nhiên, có một vấn đề đó là, mặc dù chỉ báo Bollinger Bands cho bạn biết breakout sắp xảy ra, nhưng lại không cho bạn biết hướng của breakout – tăng hay giảm giá.
Cách đơn giản nhất là nhìn vào xu hướng chính, nếu nó đang là xu hướng giảm thì khả năng cao sẽ giảm giá. Còn đang ở xu hướng tăng thì % cao sẽ tăng giá.
Bollinger Bands và giao dịch theo xu hướng
Bollinger Bands Squeeze giúp bạn xác định được xu hướng thị trường trong tương lai, nhưng không giúp bạn biết được điểm vào lệnh hợp lý. Vây làm thế nào để xác định điểm entry bằng Bollinger Bands? Bạn có thể dựa vào đường dải giữa Middle Band (Là đường trung bình động SMA). Dải đường này được sử dụng như một cản động (Làm đường hỗ trợ và kháng cự). Khi giá chạy trong Bollinger Bands và giá đi xuống chạm đường Middle Band có khả năng bật lên trở lại. Còn khi giá từ dưới đi lên chạm Middle Band thì có khả năng giá lại quay xuống.
Cách kết hợp Bollinger Band và RSI
Chỉ báo RSI được viết tắt từ Relative Strength Index hay còn được biết đến là chỉ số sức mạnh tương quan. Về cơ bản, chỉ báo này khi vượt quá 70 thì được gọi là quá mua, là thời điểm bạn nên thực hiện lệnh SELL. Ngược lại, khi chỉ số dưới 30 thì được gọi là quá bán, bạn có thể đặt lệnh BUY ngay lúc này.
Cách sử dụng đường Bollinger Bands kết hợp với chỉ báo RSI như thế nào? Cách tốt nhất là bạn đi tìm đường phân kỳ trên chỉ báo RSI, bởi đây là thời điểm dễ xảy ra đảo chiều. Với đường phân kỳ RSI được chia ra làm 2 loại:
-
Phân kỳ giảm: Khi biến động giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng đường phân kỳ lại có xu hướng giảm xuống.
-
Phân kỳ tăng: Khi biến động giá thị trường tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng đường RSI lại có xu hướng tăng.
Ở 2 trường hợp này đều là những dấu hiệu đảo chiều.
Trên biểu đồ bạn vẽ một đường Trendline, nối các đỉnh lại với nhau. Cùng với đó làm tương tự với việc nối đỉnh của chỉ báo RSI. Nếu biến động giá trên đường Trendline tăng dần, mà các đỉnh RSI lại thấp dần thì đây là dấu hiệu đảo chiều. Bạn có thể tìm điểm kháng cự trên đường Trendline để thoát lệnh hoặc khi giá cắt xuống dưới đường dải giữa Middle Band thì bạn cài Stop Loss để cắt lỗ nhé.
Với đảo chiều tăng giá, bạn cũng làm tương tự. Vẽ đường Trendline nối các đỉnh giá lại với nhau nếu thấy giá xuống dần, mà trong khi đó các đỉnh của RSI lại tăng dần thì đó là dấu hiệu của sự đảo chiều. Bạn có thể tìm điểm hỗ trợ để vào lệnh hoặc đợi khi giá Breakout trên đường giữa Middle Band thì bạn có thể vào lệnh BUY.
-
Chỉ báo Bollinger Bands có thể giúp bạn xác định giá thị trường “rẻ” hay “đắt”.
-
Trong xu hướng tăng, bạn có thể mua gần dải Bollinger Band phía dưới.
-
Trong xu hướng giảm, bạn có thể bán gần dải Bollinger Band phía trên.
-
Giao dịch khi giá chạm dải trên/dưới Bollinger Band và chạm vùng kháng cự/hỗ trợ.
-
Khi chỉ báo Bollinger Bands co lại, nó báo hiệu thị trường đã “sẵn sàng” để đột phá (breakout).
-
Ưu tiên tìm những mô hình nến đảo chiều/tiếp diễn để xác nhận thêm chính xác cho chỉ báo.
Với những kiến thức về chỉ báo đường Bollinger Band trên đây, bạn đã biết được cách sử dụng đường Bollinger Bands chính xác nhất chưa nào? Nếu còn thắc mắc gì, hãy đặt lại câu hỏi cho chúng tôi để được giải đáp trong vòng 24h nhé.