Khi đánh giá tình hình tài chính, kinh doanh của một doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phải tìm hiểu thông tin về vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó. Vậy vốn chủ sở hữu là gì, cách tính như thế nào, vốn chủ sở hữu khác gì với vốn điều lệ và làm sao để đánh giá một doanh nghiệp dựa vào vốn chủ sở hữu thì bạn hãy xem thông tin dưới đây.
Nội dung
- 1 Vốn chủ sở hữu là gì?
- 1.1 Khái niệm/định nghĩa vốn chủ sở hữu là gì?
- 1.2 Công thức/cách tính vốn chủ sở hữu
- 1.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới vốn chủ sở hữu
- 1.4 Vốn chủ sở hữu có ý nghĩa gì đối với nhà đầu tư?
- 1.5 Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ khác nhau như thế nào?
- 1.6 Vốn chủ sở hữu và vốn hóa thị trường khác nhau như thế nào?
- 1.7 Một số câu hỏi liên quan tới vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là gì?
Khái niệm/định nghĩa vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu sẽ thường xuyên có sự thay đổi và loại vốn này không nằm trong Luật doanh nghiệp, chỉ là khái niệm mà các doanh nghiệp đưa vào nhằm mục đích phục vụ cho việc quản trị, đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty.
Vốn chủ sở hữu là phần còn lại sau khi tất cả các khoản nợ đã được thanh toán.
Công thức/cách tính vốn chủ sở hữu
Công thức tính vốn chủ sở hữu như sau:
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả
Tổng tài sản là tổng giá trị của tất cả các tài sản mà công ty đang nắm giữ bao gồm cả các khoản nợ, ví dụ như vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, cổ phiếu quỹ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ đầu tư phát triển, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn…Tùy vào loại hình kinh doanh của từng doanh nghiệp mà sẽ có sự khác nhau trong thành phần.
Nợ phải trả bao gồm các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ dài hạn, có thể là nợ phải trả người bán ngắn hạn, nợ trả lương cho người lao động, thuế và các khoản nộp cho Nhà nước, quỹ khen thưởng/phúc lợi, doanh thu chưa thực hiện dài hạn…
Trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại bảng cân đối kế toán bạn sẽ thấy các phần nợ phải trả (mã số 300), vốn chủ sở hữu (mã số 400), tổng cộng nguồn vốn (mã số 440). Trong đó bạn sẽ thấy liệt kê các khoản được tính trong nợ phải trả, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu.
Ví dụ 1: Trích từ báo cáo tài chính quý 3/2021 của FPT dưới đây đã có các thông tin về nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản = tổng cộng nguồn vốn.
Ví dụ 2: Công ty A hiện đang sở hữu dây chuyền sản xuất bóng điện. Giá trị tài sản ước tính là 5 tỷ đồng. Tổng giá trị thiết bị máy móc sản xuất ước tính khoảng 2 tỷ đồng. Lượng hàng tồn kho và vật tư hiện tại có giá trị khoảng 1,5 tỷ đồng. Các khoản phải thu của công ty A là 1 tỷ đồng.Hiện tại công ty A đang có khoản nợ 2 tỷ tiền vay để mua nguyên liệu sản xuất cho nhà máy, 400 triệu tiền lương công nhân và 1,5 tỷ đồng cho một nhà cung cấp hàng hóa trước đó đã nhận.
=> Cách tính vốn chủ sở hữu của công ty A như sau:
Vốn chủ sở hữu của công ty A = (Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả) = (5 + 2 +1,5 + 1) – (2+ 0,4 +1,5) = 9,5 – 3,9 = 5,6 tỷ đồng.
Những yếu tố ảnh hưởng tới vốn chủ sở hữu
Những yếu tố giúp tăng vốn chủ sở hữu
-
Giá cổ phiếu phát hành cao hơn mệnh giá
-
Bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh của công ty hoặc từ các quỹ thuộc vốn của chủ sở hữu
-
Chủ sở hữu góp thêm vốn
-
Giá trị của quà biếu, tài trợ, tặng trừ đi thuế phải nộp là số dương và được các cấp thẩm quyền cho phép ghi tăng Vốn chủ sở hữu
Những yếu tố làm giảm vốn chủ sở hữu
-
Giá cổ phiếu phát hành thấp hơn mệnh giá
-
Doanh nghiệp phải hoàn trả vốn góp, ví dụ như chủ sở hữu yêu cầu rút vốn
-
Doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc giải thể
-
Cổ phiếu quỹ bị hủy bỏ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu
-
Các khoản nợ tăng lên và doanh nghiệp phải bù lỗ
Vốn chủ sở hữu có ý nghĩa gì đối với nhà đầu tư?
Đối với các nhà đầu tư khi nhìn vào vốn chủ sở hữu, mọi người có thể đánh giá dựa vào một số phương pháp sau:
+ Thứ 1: So sánh vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp cùng ngành với nhau
Với các doanh nghiệp cùng ngành với nhau mà doanh nghiệp nào có vốn chủ sở hữu cao hơn thì doanh nghiệp đó có quy mô hoạt động lớn hơn. Tuy nhiên điều này lại không thể đánh giá được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp bởi chưa chắc doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu nhỏ thì lại tăng trưởng chậm hơn doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu lớn. Nhiều khi “Nhỏ mà có võ”, các doanh nghiệp lớn sẽ giúp nhà đầu tư yên tâm hơn khi đầu tư còn doanh nghiệp nhỏ thì rủi ro cao hơn chút, nhưng rủi ro cao thì lợi nhuận cũng cao tương xứng.
+ Thứ 2: So sánh vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp qua các thời kỳ
Nhìn chung, nguồn vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp qua các thời kỳ như hàng quý, hàng năm tăng dần sẽ tốt hơn.
+ Thứ 3: So sánh vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của một doanh nghiệp
Giá trị vốn chủ sở hữu khi so sánh với tổng nợ phải trả khá quan trọng, nếu doanh nghiệp có tổng nợ bằng hoặc lớn hơn vốn chủ sở hữu thì nhà đầu tư cần phải cân nhắc vì doanh nghiệp đó đang có nguy cơ. Nhìn chung tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu D/E (Debt/Equity) càng thấp càng tốt.
Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ khác nhau như thế nào?
Các bạn hãy xem bảng so sánh vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu dưới đây:
Tiêu chí so sánh | Vốn chủ sở hữu | Vốn điều lệ |
Khái niệm | Là nguồn vốn được đóng góp bởi chủ doanh nghiệp cùng với các cổ đông hoặc các thành viên trong công ty liên doanh | Là vốn được các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đóng góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty |
Tên tiếng Anh | Owner's Equity hoặc Equity | Charter Capital hoặc Authorized Capital |
Chủ sở hữu vốn | Nhà nước, cá nhân, tổ chức góp vốn hoặc các cá nhân, tổ chức đang nắm giữ cổ phiếu của công ty. | Cá nhân, tổ chức góp hoặc cam kết góp để thành lập doanh nghiệp. |
Cơ chế hình thành | Từ ngân sách Nhà nước, do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do góp vốn cổ phần. | Từ các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định, được ghi vào điều lệ công ty. |
Nơi thể hiện | Báo cáo kết quả kinh doanh từng thời kỳ | Điều lệ công ty |
Quy định về niêm yết lên sàn chứng khoán | Không được sử dụng | Được sử dụng làm điều kiện niêm yết trên các sàn chứng khoán |
Vốn chủ sở hữu và vốn hóa thị trường khác nhau như thế nào?
Tiêu chí so sánh | Vốn chủ sở hữu | Vốn hóa thị trường |
Khái niệm | Là nguồn vốn được đóng góp bởi chủ doanh nghiệp cùng với các cổ đông hoặc các thành viên trong công ty liên doanh | Là giá trị thị trường của cổ phiếu đang lưu hành của một công ty |
Tên trong tiếng Anh | Owner's Equity hoặc Equity | Market Capitalization |
Bản chất | Vốn cổ phần do các cổ đông đóng góp, không dao động theo ngày dựa trên giá cổ phiếu. | Phụ thuộc vào giá cổ phiếu, tăng giảm liên tục theo ngày |
Công thức tính | Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả | Vốn hóa thị trường = Giá cổ phiếu hiện tại x tổng số cổ phiếu đang lưu hành |
Một số câu hỏi liên quan tới vốn chủ sở hữu
Câu trả lời là CÓ, khi tổng nợ phải trả lớn hơn tổng tài sản thì vốn chủ sở hữu sẽ âm.
Câu trả lời là KHÔNG, vốn điều lệ nằm trong vốn chủ sở hữu, ngoài ra bạn hãy xem bảng so sánh ở trên để hiểu rõ hơn.
Câu trả lời là có, vốn chủ sở hữu có thể tăng lên hoặc giảm đi.
Câu trả lời là KHÔNG.
– Vốn chủ sở hữu là vốn được đóng góp bởi chủ doanh nghiệp cùng với các cổ đông hoặc các thành viên trong công ty liên doanh.
– Công thức tính vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả
– Vốn chủ sở hữu không phải là vốn điều lệ
– Vốn chủ sở hữu tăng dần qua các thời kỳ sẽ tốt hơn đối với một doanh nghiệp
– Vốn chủ sở hữu thường bao gồm các thành phần như vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, cổ phiếu quỹ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ đầu tư phát triển…
Qua đây, mong rằng bạn đã hiểu vốn chủ sở hữu là gì và cách tính vốn chủ sở hữu cũng như sự khác nhau giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ, vốn hóa thị trường. Nếu như bạn vẫn còn thắc mắc gì liên quan tới vốn chủ sở hữu có thể để lại comment để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.