Khi đánh giá một công ty, ngoài việc đánh giá khả năng sinh lời ra thì nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến vốn điều lệ. Vậy vốn điều lệ là gì, ý nghĩa và vai trò của vốn điều lệ đối với một công ty như thế nào thì hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Nội dung
- 1 Vốn điều lệ là gì?
- 1.1 Khái niệm/định nghĩa vốn điều lệ là gì?
- 1.2 Ý nghĩa/vai trò của vốn điều lệ là gì?
- 1.3 Những tài sản được phép dùng để góp vốn điều lệ
- 1.4
- 1.5 Các quy định pháp luật về vốn điều lệ cần nắm
- 1.5.1 Quy định về vốn điều lệ với công ty TNHH Một thành viên
- 1.5.2 Quy định về vốn điều lệ với công ty TNHH Hai thành viên
- 1.5.3 Quy định về vốn điều lệ với công ty cổ phần
- 1.5.4 Quy định về thời hạn góp vốn điều lệ
- 1.5.5 Đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu & nộp bao nhiêu thuế môn bài?
- 1.5.6 Các trường hợp và điều kiện để tăng vốn điều lệ công ty
- 1.5.7 Các trường hợp và điều kiện để giảm vốn điều lệ công ty
- 1.6 Cách tra cứu vốn điều lệ của công ty/doanh nghiệp
- 1.7 So sánh sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu
- 1.8 Một vài câu hỏi thường gặp về vốn điều lệ
Vốn điều lệ là gì?
Khái niệm/định nghĩa vốn điều lệ là gì?
Ý nghĩa/vai trò của vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ có vai trò/ý nghĩa như sau:
-
Vốn điều lệ cho thấy tổng mức vốn góp đăng ký ban đầu của các thành viên vào công ty khi thành lập.
-
Vốn điều lệ là cơ sở để tính toán, phân chia lợi nhuận/thua lỗ phải chịu của các thành viên trong công ty theo tỷ lệ % mức vốn đóng góp ban đầu.
-
Nếu công ty làm ăn thua lỗ phải phá sản, vốn điều lệ sẽ được sử dụng để thanh toán mọi khoản nợ mà công ty phải trả cho đối tác, khách hàng.
-
Giúp chính phủ phân chia các ngành với mức vốn điều lệ tối thiểu cần đăng ký
-
Vốn điều lệ là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên trong công ty đối với khách hàng, đối tác…
-
Với nhà đầu tư: Nhiều nhà đầu tư sẽ nhìn vào vốn điều lệ để đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của một công ty và quyết định xem có nên đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không, nhìn vào vốn điều lệ còn đánh giá được doanh nghiệp hiện đang có vốn điều lệ là bao nhiêu (cao hay thấp), vốn điều lệ có tăng dần qua các năm hay không.
-
Được sử dụng làm điều kiện niêm yết các sản phẩm chứng khoán của doanh nghiệp lên sàn chứng khoán như HOSE, HNX, Upcom
Những tài sản được phép dùng để góp vốn điều lệ
Khi góp vốn điều lệ, các thành viên có thể sử dụng nhiều loại tài sản khác nhau, chủ yếu là những loại tài sản sau:
+ Tiền VNĐ
+ Ngoại tệ tự do chuyển đổi
+ Vàng
+ Quyền sử dụng đất
+ Quyền sở hữu công nghệ, trí tuệ, bí quyết kỹ thuật
+ Những tài sản có giá trị khác được định giá bằng tiền VNĐ như ô tô, quyền sử dụng cho thuê mặt bằng, đá quý, kim cương hay gì đó chẳng hạn.
Các quy định pháp luật về vốn điều lệ cần nắm
Quy định về vốn điều lệ với công ty TNHH Một thành viên
+ Chủ sở hữu công ty TNHH Một thành viên sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
+ Chủ sở hữu công ty TNHH Một thành viên có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức, số vốn điều lệ chính là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
+ Chủ sở hữu có quyền quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.
+ Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn điều lệ nếu tiến hành chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
Quy định về vốn điều lệ với công ty TNHH Hai thành viên
+ Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
+ Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp:
- Thành viên yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp và được chấp thuận
- Chuyển nhượng phần vốn góp cho người thừa kế hoặc các thành viên khác khi thành viên góp vốn qua đời, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích đã được tòa án tuyên bố…
+ Các thành viên sẽ được ưu tiên góp thêm vốn khi công ty tăng vốn điều lệ
+ Lập giấy chứng nhận phần vốn góp với đầy đủ thông tin các thành viên, tỷ lệ, số tiền vốn góp tương ứng
Quy định về vốn điều lệ với công ty cổ phần
+ Các thành viên tham gia góp vốn thành lập sẽ được gọi là cổ đông sáng lập
+ Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.
+ Phải có ít nhất 3 thành viên sáng lập (tức là có ít nhất 3 cổ đông mới được thành lập công ty cổ phần)
+ Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập.
+ Được quyền thay đổi vốn điều lệ khi có sự đồng ý của các cổ đông
Quy định về thời hạn góp vốn điều lệ
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì các thành viên tham gia góp vốn điều lệ với mọi loại hình doanh nghiệp như công ty TNHH Một thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần đều phải cam kết góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu & nộp bao nhiêu thuế môn bài?
Trong đó:
-
Giấy phép kinh doanh được cấp từ 1/1 – 30/6 phải đóng thuế môn bài cả năm
-
Giấy phép kinh doanh được cấp từ 1/7 – 31/12 phải đóng thuế môn bài nửa năm
Vốn điều lệ tối thiểu để thành lập công ty/doanh nghiệp là bao nhiêu? Theo Luật Doanh nghiệp thì không có số vốn điều lệ tối thiểu mà còn tùy thuộc vào điều kiện của từng công ty.
Các trường hợp và điều kiện để tăng vốn điều lệ công ty
Khi muốn tăng vốn điều lệ của công ty thì các doanh nghiệp cần thỏa mãn một số quy định sau:
Tăng vốn điều lệ đối với công ty TNHH Một thành viên
+ Được tăng vốn điều lệ với công ty TNHH Một thành viên khi chủ sở hữu đầu tư thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp từ người khác. Tuy nhiên nếu thêm vốn góp của người khác thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH Hai thành viên hoặc công ty Cổ phần.
+ Cần có giấy đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh
+ Giấy quyết định của chủ sở hữu về yêu cầu tăng vốn điều lệ
+ Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ
Tăng vốn điều lệ đối với công ty TNHH Hai thành viên trở lên
+ Đối với công ty TNHH Hai thành viên trở lên, tăng vốn điều lệ được phép khi công ty có nhu cầu tăng vốn góp của thành viên, có thêm vốn góp của thành viên mới hoặc tăng mức vốn điều lệ khi giá trị tài sản công ty tăng lên.
+ Giấy đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh
+ Quyết định tăng vốn, biên bản họp của Hội đồng thành viên
+ Giấy xác nhận việc góp vốn kèm theo chứng thực cá nhân sao y công chứng của thành viên mới (nếu có)
+ Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục
Tăng vốn điều lệ đối với công ty Cổ phần
+ Công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán bằng cách bán cho cổ đông hiện hữu, chào bán cổ phần riêng lẻ hoặc bán ra công chúng.
+ Nộp giấy đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh
+ Quyết định và biên bản tăng vốn điều lệ của Đại hội đồng cổ đông
+ Giấy xác nhận việc góp vốn kèm theo chứng thực cá nhân sao y công chứng của thành viên mới (nếu có)
+ Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục
Các trường hợp và điều kiện để giảm vốn điều lệ công ty
Các hợp hợp được phép giảm vốn điều lệ công ty đó là:
- Giảm vốn để hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên công ty: tuy nhiên chỉ áp dụng cho những công ty đã hoạt động trên 2 năm.
- Giảm vốn do công ty mua lại phần vốn góp của thành viên công ty
- Giảm vốn do có thành viên không thanh toán đủ và đúng hạn vốn điều lệ trong 90 ngày
Cách tra cứu vốn điều lệ của công ty/doanh nghiệp
Trên thực tế không dễ để một người vãng lai có thế nắm được số vốn điều lệ của một doanh nghiệp nào đó vì thông tin này khá bảo mật.
Trừ một số trường hợp:
- Bạn là người có quyền, nghĩa vụ hay mối liên quan mật thiết nào đến công ty đó với giấy tờ chứng minh đầy đủ thì có thể đến Sở kế hoạch đầu tư nộp hồ sơ xin cấp thông tin vốn điều lệ.
- Công ty đó tự công khai số vốn điều lệ của họ
- Liên hệ trực tiếp với công ty/doanh nghiệp đó và được họ cung cấp thông tin.
So sánh sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu
Tiêu chí so sánh | Vốn chủ sở hữu | Vốn điều lệ |
Khái niệm | Là nguồn vốn được đóng góp bởi chủ doanh nghiệp cùng với các cổ đông hoặc các thành viên trong công ty liên doanh | Là vốn được các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đóng góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty |
Tên tiếng Anh | Owner's Equity hoặc Equity | Charter Capital hoặc Authorized Capital |
Chủ sở hữu vốn | Nhà nước, cá nhân, tổ chức góp vốn hoặc các cá nhân, tổ chức đang nắm giữ cổ phiếu của công ty. | Cá nhân, tổ chức góp hoặc cam kết góp để thành lập doanh nghiệp. |
Cơ chế hình thành | Từ ngân sách Nhà nước, do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do góp vốn cổ phần. | Từ các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định, được ghi vào điều lệ công ty. |
Nơi thể hiện | Báo cáo kết quả kinh doanh từng thời kỳ | Điều lệ công ty |
Quy định về niêm yết lên sàn chứng khoán | Không được sử dụng | Được sử dụng làm điều kiện niêm yết trên các sàn chứng khoán |
Xem thêm Vốn chủ sở hữu là gì?
Một vài câu hỏi thường gặp về vốn điều lệ
Thực tế thì vốn điều lệ chỉ liên quan đến thuế môn bài mà thôi.
Vốn điều lệ có được sử dụng và phải tuân theo điều lệ của doanh nghiệp.
Vốn điều lệ được kê khai khi làm hồ sơ thành lập doanh nghiệp, không cần phải chứng minh trừ khi ngành nghề đăng ký của doanh nghiệp yêu cầu vốn pháp định.
Vốn điều lệ trên thực tế sẽ không bị cơ quan kiểm tra hay xử phạt sai đúng gì cả.
Câu trả lời là CÓ hoặc KHÔNG.
Trường hợp không: doanh nghiệp đã đóng phí môn bài đầu năm thì trong năm đó không cần tăng nữa. Nếu số vốn điều lệ tăng không vượt mức bậc tính phí môn bài thì năm sau vẫn đóng mức phí như năm trước.
Trường hợp có: doanh nghiệp tăng vốn điều lệ vượt mức bậc phí môn bài thì sẽ phải đóng phí môn bài ở mức cao hơn theo quy định vào năm tiếp theo.
Câu trả lời đương nhiên là CÓ.
Câu trả lời là KHÔNG.
Qua đây, mong rằng bạn đã hiểu vốn điều lệ là gì, vai trò cũng như những quy định liên quan đến vốn điều lệ cần nắm. Nếu như bạn còn bất kỳ câu hỏi gì, có thể để lại comment để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.