Chỉ số ROIC được sử dụng như một trong những tiêu chí đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp. Vậy chỉ số ROIC là gì, ý nghĩa cũng như cách đánh giá một doanh nghiệp dựa vào chỉ số ROIC như thế nào thì các bạn hãy xem giải đáp ngay dưới đây.
Nội dung
Chỉ số ROIC là gì?
Khái niệm/định nghĩa ROIC là gì?
Tuy nhiên chỉ số ROIC không xét đến việc nguồn vốn đầu tư đó lấy từ đâu, từ vốn sẵn có của chính doanh nghiệp hay là nguồn vốn đi vay bên ngoài.
Ý nghĩa của chỉ số ROIC là gì?
Chỉ số ROIC có ý nghĩa với chính doanh nghiệp và với nhà đầu tư như sau:
-
Giúp cổ đông và nhà đầu tư thấy được giá trị của doanh nghiệp đang tăng hay giảm
-
Giúp so sánh giữa các doanh nghiệp có cùng số vốn đầu tư với nhau, doanh nghiệp có chỉ số ROIC cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó kinh doanh tốt hơn
-
Giúp nhà đầu tư đánh giá được năng lực quản lý vốn đầu tư của doanh nghiệp đang tốt hay là yếu kém. Doanh nghiệp nào biết dùng số tiền lãi thu về để tiếp tục tái đầu tư để thu về tỷ lệ % lãi tương đương và chỉ số ROIC cao sẽ rất đáng để lựa chọn. Còn với những doanh nghiệp có ROIC cao nhưng lại không biết sử dụng lợi nhuận thu được để tái đầu tư mà chia cổ tức bằng tiền thì sẽ không được đánh giá cao.
Công thức tính ROIC chuẩn nhất
Những số liệu như lợi nhuận sau thuế, vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn đều có trong báo cáo tài chính theo từng kỳ của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên trên thực tế bạn cũng không cần phải tính toán số liệu ROIC để làm gì vì có những công ty chứng khoán họ đã tính sẵn cho bạn rồi ví dụ như ở bảng giá của công ty SSI chẳng hạn. Bạn tìm tới phần “Chỉ tiêu tài chính” sẽ nhìn thấy luôn ROIC gần nhất của doanh nghiệp đó là bao nhiêu.
Ví dụ sau đây với công ty cổ phần FPT, bạn tìm tới phần tài chính sẽ thấy chỉ số ROIC là 13.68%, tức là với số vốn đầu tư khoảng 100 triệu thì cổ đông của công ty sẽ thu về được khoảng 13,68 triệu tiền lãi.
Chỉ số ROIC bao nhiêu là tốt?
Thực tế thì chỉ số ROIC càng cao càng tốt, nghĩa là số lợi nhuận sau thuế thu được trên tổng vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đó biết cách đầu tư sinh lời.
Nhà đầu tư đại tài Warren Buffett đã nói về ROIC như sau:
“A truly great business must have an enduring ‘moat’ that protects excellent returns on invested capital”
Câu này có thể được hiểu là:
Một doanh nghiệp thực sự tốt là phải tạo ra được lợi nhuận trên vốn đầu tư cao và biết tái đầu tư lợi nhuận đó để thu về tỷ lệ ROIC cao tương tự.
Ông còn lấy ví dụ minh họa cho câu nói này đó là: Nếu có một doanh nghiệp dùng nguồn vốn đầu tư 100 triệu USD kiếm được 20% lợi nhuận mỗi năm, sau đó tiếp tục dùng 20 triệu USD lợi nhuận đó để tái đầu tư và năm tiếp theo lại kiếm được thêm 20% từ 120 triệu USD…
Một vài kinh nghiệm đánh giá doanh nghiệp dựa vào ROIC
-
ROIC so với tỷ lệ ROE thì ROIC được đánh giá tin cậy hơn do ROIC bao gồm cả phần nợ trong đó. ROE chỉ là tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu, nếu một doanh nghiệp đi vay nhiều mà vốn chủ sở hữu thấp sẽ khiến ROE cao và như vậy khá rủi ro trong việc thanh toán các khoản nợ.
-
ROIC còn được so với chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC), nếu ROIC lớn hơn WACC thì chứng tỏ doanh nghiệp đang nâng giá trị lên, mang lại lợi ích nhiều hơn chi phí. Ngược lại nếu ROIC nhỏ hơn WACC thì nhà đầu tư cần phải xem xét lại.
-
Nên so sánh ROIC của hai doanh nghiệp cùng ngành với nhau hoặc cùng số vốn đầu tư để đánh giá khả năng sinh lời bên nào tốt hơn.
-
Không nên chỉ đánh giá một doanh nghiệp dựa vào ROIC mà nên kết hợp nhiều chỉ số khác như ROA, ROS, P/E, P/B, EBIT, EBITDA…
-
ROIC thường được sử dụng khi phân tích đầu tư vào cổ phiếu của một doanh nghiệp
– Chỉ số ROIC là tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư
– ROIC càng cao càng tốt
– ROIC = lợi nhuận sau thuế/(vốn chủ sở hữu + nợ dài hạn) * 100
– ROIC được đánh giá cao hơn ROE khi xem xét khả năng sinh lời
– Không nên chỉ sử dụng ROIC để đánh giá tài chính một doanh nghiệp mà nên dựa vào nhiều chỉ số hay thông tin khác.
– Warren Buffett – nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại rất coi trọng chỉ số ROIC khi đánh giá một doanh nghiệp
Qua đây, mong rằng bạn đã hiểu ROIC là gì và cách tính cũng như ý nghĩa mà chỉ số tài chính này mang lại. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình phân tích đầu tư và nếu còn thắc mắc gì liên quan tới chỉ số ROIC thì bạn có thể để lại comment để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.