Nếu đã từng tham gia vào thị trường chứng khoán, chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp những thuật ngữ về ngày giao dịch T0 (T+0), hoặc T+1, T+2, T+3…. Bạn có thắc mắc vậy T0, T+1, T+2, T+3 là gì mà lại phổ biến và được nhiều người quan tâm như vậy không? Hãy cùng gsphong.com đi tìm hiểu câu trả lời ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Tìm hiểu T0, T+1, T+2, T+3 là gì?
T0, T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán là gì?
T0, T+1, T+2, T+3 là mô tả ngày thanh toán của các giao dịch trong chứng khoán. T là viết tắt của Transaction – có nghĩa là ngày giao dịch. Các con số sau chữ T, ví dụ như 1, 2 hoặc 3 thể hiện sau bao nhiêu ngày thì sẽ là ngày được thanh toán, tức cổ phiếu hoặc tiền sẽ được chuyển về tài khoản của người sở hữu.
Ý nghĩa cụ thể của từng ngày:
- T+0: Ngày bạn thực hiện giao dịch.
- T+1: thanh toán sau ngày giao dịch sau 1 ngày
- T+2: thanh toán sau ngày giao dịch sau 2 ngày
- T+3: thanh toán sau ngày giao dịch sau 3 ngày
Ví dụ: Bạn mua cổ phiếu của công ty A ngày 15/7. Vậy ngày 15/7 chính là ngày giao dịch, tức T0 (hoặc T+0). Còn theo quy định của Ủy ban chứng khoán thì sau 2 ngày kể từ ngày thực hiện giao dịch mua, tức là T+2, thì chứng khoán mới về tài khoản của bạn.
Ý nghĩa của T0, T+1, T+2, T+3 là gì?
Xác định rõ T0, T+1, T+2, T+3 là dễ tính toán và theo dõi những ngày mà thị trường chứng khoán mở cửa.
Ví dụ:
– Nếu T + 1, mà giao dịch bạn xảy ra vào thứ Hai (T0 vào thứ Hai), thì bạn sẽ được thanh toán vào thứ Ba.
– Nếu T + 3, mà giao dịch bạn xảy ra vào thứ Hai, thì bạn sẽ được thanh toán cổ phiếu vào thứ 5.
– Nếu T + 3, nhưng giao dịch bạn xảy ra vào thứ Sáu, thì việc chuyển quyền sở hữu cổ hữu cổ phiếu hoặc chuyển tiền phải diễn ra vào thứ Tư tuần tới (bởi vì thị trường chứng khoán không làm việc thứ 7, chủ nhật).
Như vậy ý nghĩa của các thông số này đó là đề cập đến vấn đề thanh toán chứng khoán.
Giả thích về thuật ngữ:
- Ngày giao dịch: là ngày bạn chốt quyền mua cổ phiếu, tức là ngày mua hoặc bán cổ phiếu trong ngày này. Giả sử bạn đặt lệnh mua cổ phiếu với giá 20.000 đồng, và cổ phiếu bạn chốt mua sẽ bị phong tỏa, chờ đến ngày thanh toán sẽ được chuyển vào tài khoản của bạn.
- Ngày thanh toán: là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán giữa người mua và người bán. Theo quy định từ 01/01/2016, bạn mua cổ phiếu thì phải đến ngày T+2, cổ phiếu mới về tài khoản, và thời gian về là 16h30 chiều ngày T+2 (lúc này sàn giao dịch đã đóng cửa), nên phải đợi đến ngày hôm sau, tức T+3 mới có thể bán cổ phiếu. Vì vậy nhiều khi bạn thấy quy định là T+2, nhưng nhiều người chơi chứng khoán lại thường xuyên nhắc đến T+3.
Ngoài ra, căn cứ vào T0, T+2, T+3… để làm cơ sở tính toán xem người nắm giữ cổ phiếu có nằm trong danh sách cổ đông hay không. Mua cổ phiếu vào ngày T+0 thường được gọi là ngày giao dịch không hưởng quyền.
Ví dụ để bạn hiểu rõ hơn:
– Giao dịch mua cổ phiếu:
- Bạn mua cổ phiếu HPG vào thứ hai (17/05/2021)
- Bạn sẽ phải đợi đến 16h30 ngày thứ Tư (19/05/2021) thì cổ phiếu mới về tài khoản.
- Ngày thứ năm (20/05/2017) thì bạn mới được phép tiến hành giao dịch bán mã cổ phiếu HPG.
– Giao dịch bán cổ phiếu:
- Bạn giao dịch bán thành công cổ phiếu TCB, vào ngày thứ hai (17/05/2021).
- Đến 16h30 ngày thứ tư (19/05/2021) bạn sẽ nhận được tiền về tài khoản.
- Ngày thứ năm (20/05/2021) có thể dùng số tiền bán cổ phiếu để thực hiện các giao dịch khác.
=> Ngày thứ hai (17/05/2021) là ngày T+0, Ngày thứ 4 (19/05/2021) là ngày T+2 còn gọi là ngày thanh toán. Ngày thứ năm (20/05/2021) là ngày T+3
Mối quan hệ T+ với ngày giao dịch không hưởng quyền
Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày mà nhà đầu tư mua cổ phiểu nhưng không được hưởng các quyền lợi như một cổ đông nắm giữ cổ phiếu, điển hình là nhận cổ tức. Mục đích của ngày giao dịch không hưởng quyền là để chốt dánh sách các cổ đông hưởng quyền hiện tại.
Ngày chốt danh sách cổ đông cuối cùng được gọi là T. Vì vậy nếu bạn mua cổ phiếu trước ngày chốt danh sách cổ đông 1 ngày (T-1), thì sẽ rơi vào ngày GDKHQ, và bạn sẽ không không nhận được quyền lợi của cổ đông, bởi vì thực tế lúc đó, cổ phiếu vẫn chưa chính thức thuộc sở hữu của bạn.
Còn nếu bạn mua trước ngày chốt danh sách cổ đông 2 ngày, tức T – 2, thì bạn sẽ có tên trong danh sách cổ đông của công ty phát hành cổ phiếu (lưu ý, tính T-2 là không tính các ngày thứ 7 và chủ nhật).
Vì sao phải thanh toán vào ngày T+1, T+2, T+3
Có lẽ nhiều bạn thắc mắc, tại sao không thanh toán vào cùng một ngày với ngày giao dịch, mà còn chia ra T+2, T+3 cho phức tạp? Để chúng mình giải thích cho bạn hiểu rõ hơn.
Theo số liệu thống kê, hiện nay có đến 2,3 triệu tài khoản chứng khoán được mở và giao dịch hàng ngày, nên số lệnh chứng khoán diễn ra hàng ngày vô cùng lớn.
Để tránh phát sinh các lỗi kỹ thuật khi phải vận hành lượng lớn giao dịch như vậy, nên việc áp dụng chủ kỳ thanh toán T+2 là bắt buộc. Mục đích chính là để tạo khoảng thời gian trống nhằm khắc phục được những sự cố có thể xảy ra, đảm bảo quá trình vận hành của thị trường được thông suốt.
- Ở Việt Nam, thời gian thanh toán là T+2
- Ở thế giới, thời gian thanh toán phổ biến là T+3
- Ở Mỹ, thời gian thanh toán là T+4
So sánh giao dịch chứng khoán T0 và T+2
Hiện nay, theo luật mới ban hành của Ủy ban chứng khoán thì đã cho phép giao dịch T0, thay vì phải đợi 2 ngày mới tiến thành thanh toán.
Nếu so sánh T+0 và T+2 là thì T0 có lợi cho nhà đầu tư nhiều hơn, bởi vì:
- T0 giúp nhà đầu tư có thể kịp thời mua và bán chứng khoán trước những biến động của thị trường trong mỗi phiên giao dịch, tránh tình trạng kẹt bẫy T+3, dẫn đến bỏ lỡ cơ hội thu lợi nhuận.
- T0 thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường nhiều hơn T+2, thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển và tăng tính thanh khoản cho thị trường.
- Là mở đường cho các nhà đầu tư có cơ hội bán khống chứng khoán (đầu cơ khi giá cổ phiếu sụt giảm).
Thông tư 120/2020/TT-BTC cho phép nhà đầu tư giao dịch chứng khoán trong ngày (giao dịch T+0). Tuy nhiên để có thể giao dịch được T+0, thì đòi hỏi phải tuân thủ rất nhiều điều kiện, và chỉ có một số mã chứng khoán mới có thể giao dịch T+0 được thôi.
Vì vậy, bài viết sau chúng mình sẽ nói rõ hơn về những quy định về giao dịch T+0 trong thông tư mới, cũng như tư vấn có nên giao dịch T+0 không, để bạn có chiến lược chơi chứng khoán cho riêng mình.
Còn trên đây là những thông tin cơ bản nhất để bạn có thể tìm hiểu T0, T+1, T+2, T+3 là gì trong chứng khoán. Nắm rõ được ý nghĩa của chúng, bạn sẽ không còn bị bỡ ngỡ khi giao dịch mua bán cổ phiếu trên thị trường, cũng như không bị kẹt ở bẫy T+2, T+3 như một số nhà đầu tư gà mờ thường mắc phải. Chúc bạn luôn sáng suốt và tìm được nhiều cơ hội đầu tư sinh lời.