Khi nói tới những ngân hàng lớn nhất thế giới thì FED và ECB là những cái tên được nhắc đến khá nhiều bởi những chính sách từ FED và ECB ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế toàn cầu. Nếu như bạn vẫn chưa biết ECB là gì, tầm ảnh hưởng của ECB như thế nào thì các bạn hãy xem thông tin chi tiết ngay sau đây.
Nội dung
ECB là gì? Tầm quan trọng của ECB với kinh tế toàn cầu
ECB là gì?
Nếu như FED là Ngân hàng Trung ương của Mỹ thì ECB là ngân hàng Trung Ương của Châu Âu. Bạn có thể xem thêm: FED là gì nếu như chưa hiểu rõ về ngân hàng này.
Thông tin cơ bản của ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB:
- Địa chỉ 1: Sonnemannstrasse 20 (Main Building) 60314 Frankfurt am Main, Đức;
- Địa chỉ 2: Kaiserstrasse 29 (Eurotower) 60311 Frankfurt am Main, Đức
- Địa chỉ 3: Taunustor 2, 60311 Frankfurt am Main, Đức
- Giờ làm việc: Thứ 2 đến Thứ 6 từ 8h30 đến 17h30 CET, Thứ 7, chủ nhật và ngày lễ đóng cửa.
- Website: https://www.ecb.europa.eu/
Lịch sử hình thành của ECB
Đồng EUR được ra mắt vào ngày 1/1/1999 và trở thành tiền tệ của hơn 300 triệu người dân sinh sống ở Châu Âu. Trong 3 năm đầu tiên, EUR là một loại tiền tệ vô hình, chỉ được sử dụng cho mục đích kế toán ví dụ như trong thanh toán điện tử.
Tiền mặt Euro mãi cho tới ngày 1/1/2002 mới được phát hành khi nó được quy đổi với một số cách tính cố định từ tiền giấy và tiền xu của các loại tiền tệ quốc gia như Bỉ và Deutsche Mark.
Ngày nay, tiền giấy và tiền xu EUR được sử dụng hợp pháp tại 19 trong số 27 Quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu, bao gồm các cơ quan, vùng lãnh thổ và hải đảo ở nước ngoài là một phần của hoặc liên kết với các quốc gia khu vực đồng EURO. Các quốc gia nhỏ gồm Andorra, Monaco, San Marino và Vatican cũng sử dụng đồng euro dựa trên cơ sở một thỏa thuận chính thức với Cộng đồng Châu Âu. Montenegro và Kosovo cũng sử dụng đồng euro nhưng không có thỏa thuận chính thức.
340 triệu người hiện đã thực hiện thanh toán bằng tiền mặt bằng cùng một loại tiền tệ – tiền giấy và tiền xu EUR đã trở thành một biểu tượng hữu hình của hội nhập châu Âu.
Tất cả các nước EU ngoại trừ Đan Mạch, quốc gia có quyền chọn không tham gia, dự kiến sẽ tham gia liên minh tiền tệ và giới thiệu đồng EUR ngay sau khi họ đáp ứng các tiêu chí hội tụ.
Vai trò, nhiệm vụ của ECB là gì?
ECB là ngân hàng Trung ương của 19 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu sử dụng đồng Euro.
Nhiệm vụ chính của ECB đó là:
+ ECB kiểm soát lạm phát & duy trì sự ổn định giá cả
ECB làm điều này bằng cách đảm bảo rằng lạm phát duy trì ở mức thấp, ổn định và có thể dự đoán được. Bằng cách này, ECB sẽ tìm cách giúp người dân trong cộng đồng liên minh Châu Âu lập kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu.
+ ECB đóng góp vào sự an toàn của hệ thống ngân hàng
ECB sẽ giám sát các ngân hàng khu vực đồng euro theo cách nhất quán và tiêu chuẩn hóa để giúp giữ an toàn cho tiền của các ngân hàng, làm cho các ngân hàng hoạt động mạnh mẽ hơn.
+ ECB phát triển và phát hành tiền giấy Euro
ECB đầu tư vào công nghệ mới để làm cho tiền giấy của đồng EUR của người dân trong khu vực sử dụng an toàn hơn và có khả năng chống mài mòn. ECB cũng điều phối việc sản xuất và phát hành của họ với các quốc gia sử dụng đồng euro.
+ ECB giữ cho cơ sở hạ tầng tài chính hoạt động trơn tru
Khi người dân EU thanh toán cho việc mua sắm của mình bằng điện tử hoặc chuyển tiền kỹ thuật số, ECB luôn sẵn sàng trợ giúp bằng cách quản lý và hỗ trợ mạng lưới hậu trường – cơ sở hạ tầng thị trường – giúp tiền lưu thông trôi chảy và hiệu quả trong các quốc gia và xuyên biên giới.
+ ECB duy trì sự ổn định của tài chính
ECB sẽ xác định và đưa ra các khuyến nghị để giảm thiểu rủi ro có thể khiến hệ thống tài chính mất cân bằng, chẳng hạn như sự hỗn loạn của thị trường chứng khoán hoặc giá nhà giảm mạnh. Điều này giúp những người dân cũng như các doanh nghiệp tự tin lên kế hoạch và đầu tư cho tương lai.
Các thành viên trong Liên minh Châu Âu của ECB gồm những nước nào?
Các thành viên của Liên minh Châu Âu sử dụng chung đồng euro:
Các thành viên của Liên minh Châu Âu không sử dụng đồng EURO:
Sự ảnh hưởng của ECB đến nền kinh tế như thế nào?
Khi ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tăng hoặc hạ lãi suất đề có những tác động đến nền kinh tế chung của các quốc gia trong Liên minh Châu Âu và cả những nước có sử dụng đồng EUR.
Ảnh hưởng của ECB đến các nước trong khu vực sử dụng đồng euro
+ Khi ECB hạ lãi suất: ECB sẽ đưa ra chính sách hạ lãi suất khi muốn kích thích nền kinh tế phát triển. Việc hạ lãi suất sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay, ngay cả người dân cũng có thể tăng nhu cầu mua sắm, vay vốn để đầu tư sinh lời.
+ Khi ECB tăng lãi suất: kể từ năm 2011 thì sau 11 năm tức là năm 2022 thì ECB mới phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát tăng cao. Lạm phát tăng cao khiến giá cả nhiều mặt hàng tăng mạnh khiến cho chi phí sinh hoạt của người dân lẫn chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng theo và điều này làm ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững.
Khi lãi suất tăng lên, nhu cầu mua sắm của người dân giảm đi và như vậy giá hàng hóa cũng phải hạ nhiệt thì mới kích thích nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân. Hơn nữa, nguồn tiền trên thị trường đang dư thừa thì khi nâng lãi suất sẽ khiến người dân gửi tiết kiệm vào ngân hàng để làm giảm nguồn cung tiền trên thị trường và giúp nâng giá trị của đồng EUR.
Ảnh hưởng từ chính sách của ECB đến các nước liên quan
Với các quốc gia có giao thương với các nước trong khu vực sử dụng đồng tiền chung EUR cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định:
+ Với các nước xuất khẩu hàng hóa sang EU: Khi ECB tăng lãi suất thì những nước xuất khẩu hàng hóa sang EU sẽ có lợi bởi giá trị của đồng EUR tăng lên. Tuy nhiên khi ECB giảm lãi suất thì những nước này lại gặp bất lợi.
+ Với các nước nhập khẩu hàng hóa từ EU: Ngược lại một chút với các nước xuất khẩu hàng hóa sang EU. Với những nước nhập khẩu hàng hóa từ EU thì khi ECB tăng lãi suất thì sẽ khiến cho những nước này phải chi nhiều nội tệ hơn để mua hàng hóa. còn khi ECB giảm lãi suất thì các nước này có thể mua được hàng hóa từ EU với giá rẻ hơn.
+ Với các nước vay vốn đồng EUR: nếu nước nào vay vốn đồng EUR thì khi ECB tăng lãi suất sẽ tạo ra áp lực trả nợ lớn hơn và ngược lại với trường hợp ECB giảm lãi suất.
+ Với các nước dự trữ ngoại tệ bằng EUR: với những nước lựa chọn dự trữ EUR thì khi ECB tăng lãi suất sẽ là một tin tốt.
+ Với các nước có nguồn kiều hối từ EU: Khi ECB tăng lãi suất đồng nghĩa với giá trị của EUR tăng lên và điều này vô hình chung giúp cho những nước nhận được nhiều nguồn kiều hối bằng đồng EUR được hưởng lợi. Đương nhiên ở phía ngược lại, khi ECB giảm lãi suất thì những nước này sẽ không còn được hưởng lợi như trước nữa.
Tầm ảnh hưởng của ECB so với FED
Cả FED và ECB đều là những ngân hàng tài chính hàng đầu thế giới và đồng USD và EUR đều là những đồng tiền được lưu thông tại khá nhiều quốc gia nên khi có sự thay đổi trong việc nâng hay hạ lãi suất đều sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên nếu xét về mức độ ảnh hưởng thì việc tăng/giảm lãi suất của FED sẽ có tác động lớn hơn chút bởi đồng USD được sử dụng rộng rãi hơn, nhiều hợp đồng trao đổi hàng hóa lớn giữa các nước đều chọn đồng USD để làm giá tham chiếu.
Bảng cân đối của ECB so với FED trong vòng 15 năm trở lại đây (2007 – 2021):
Qua đây, mong rằng bạn đã hiểu ECB là gì, tầm ảnh hưởng của ngân hàng Trung ương Châu Âu với kinh tế như thế nào cũng như vai trò của ECB là gì. Nếu như bạn còn câu hỏi gì thắc mắc, hãy để lại comment để được giải đáp trong vòng 24h.