Lạm phát là một trong những vấn đề mà nền kinh tế sẽ gặp phải, dù là các nước chậm phát triển, đang phát triển hay phát triển. Vậy lạm phát là gì, nguyên nhân dẫn đến lạm phát tác động của lạm phát đối với kinh tế là như thế nào thì các bạn hãy xem giải đáp ngay sau đây.
Nội dung
- 1 Lạm phát là gì?
- 1.1 Khái niệm lạm phát là gì?
- 1.2 Lạm phát có mấy loại?
- 1.3 Nguyên nhân dẫn tới lạm phát là gì?
- 1.4 Tỷ lệ lạm phát được tính như thế nào?
- 1.5 Lạm phát là tốt hay xấu, có lợi hay hại?
- 1.6 Làm sao để kiểm soát lạm phát?
- 1.7 So sánh lạm phát và giảm phát khác nhau như thế nào?
- 1.8 Thống kê tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam qua các năm 2010 – 2020
- 1.9 Những câu hỏi thường gặp về lạm phát
Lạm phát là gì?
Khái niệm lạm phát là gì?
Ví dụ bình thường chúng ta mua một gói bim bim có giá 5k, nhưng khi thị trường xảy ra lạm phát (cung nhỏ hơn cầu chẳng hạn) thì giá của một gói bim bim có thể lên 7k, 10k và đồng tiền bị mất giá trị.
Lạm phát có mấy loại?
Lạm phát được phân ra làm 3 loại chính đó là:
- Lạm phát vừa phải: tỷ lệ lạm phát dưới 10%, là loại lạm phát có giá cả tăng chậm và có thể dự đoán được.
- Lạm phát phi mã: tỷ lệ lạm phát từ 10 – 100% hay còn gọi là lạm phát 2 hoặc 3 con số. Tình trạng lạm phát này nếu không được kiểm soát thì sẽ dẫn tới khủng hoảng và suy thoái.
- Siêu lạm phát: tỷ lệ tăng giá khoảng trên 1000% /năm, lúc này nền kinh tế đang trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng khi đồng tiền gần như không còn giá trị gì.
Nguyên nhân dẫn tới lạm phát là gì?
Nguyên nhân dẫn tới lạm phát gồm các yếu tố sau:
Lạm phát do tiền tệ
Trong trường hợp tiền tệ nhiều hơn lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp thì sẽ dẫn tới lạm phát. Điều này có thể là do ngân hàng Trung ương in thêm tiền hoặc mua ngoại tệ để giữ cho nội tệ không bị mất giá hay ngân hàng Thương mại tăng tín dụng. Hệ quả là dẫn tới số lượng tiền sẵn có trên thị trường bị dư nhiều, khiến cho nhu cầu mua hàng, dịch vụ tăng lên nhưng lượng cung hàng hóa hay dịch vụ không tăng tương xứng, và cuối cùng là dẫn tới tăng giá.
Lạm phát do tiền tệ thường không biểu hiện ngay mà thường xuất hiện trong trung và dài hạn, thường là sau 2 – 3 năm.
Lạm phát chi phí đẩy là gì?
Sự gia tăng của giá cả nguyên vật liệu trong khâu sản xuất cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng của giá cả một số nguyên liệu đầu vào, tiền lương nhân công, máy móc hay thuế…Khi giá của một hoặc một vài yếu tố tăng lên sẽ khiến chi phí sản xuất tăng theo. Lúc này doanh nghiệp nếu muốn có lợi nhuận như mong đợi thì họ buộc phải tăng giá bán sản phẩm của mình.
Vậy là vì chi phí đẩy lên mới sinh ra lạm phát, nếu mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên thì người ta sẽ xếp vào “lạm phát do chi phí đẩy”.
Ví dụ: khi tiền lương của người lao động tăng lên nhưng năng suất lao động lại không tương xứng. Điều này khiến cho chi phí sản xuất cũng tăng theo và làm giá thành sản phẩm tăng lên. Khi giá thành các sản phẩm tăng lên, công nhân và công đoàn lại yêu cầu chủ doanh nghiệp nâng lương để có thể chi trả cho chi phí tiêu dùng, dịch vụ. Cứ như vậy thì giá sản phẩm lại tăng -> lương tăng -> tăng giá sản phẩm -> tăng lương…tạo thành một vòng xoáy tiền lương – giá cả.
Lạm phát do xuất/nhập khẩu là gì?
Lạm phát do xuất nhập khẩu diễn ra khi tổng cung và tổng cầu bị mất cân bằng.
- Lạm phát do nhập khẩu: giá hàng hóa nhập khẩu tăng khiến cho giá bán hàng nhập khẩu trong nước tăng theo và nếu nó tăng lên trên mức giá chung thì sẽ xảy ra lạm phát.
- Lạm phát do xuất khẩu: với trường hợp giá bán sản phẩm trong nước không thu được nhiều lợi nhuận như bán ra nước ngoài làm các doanh nghiệp đua nhau xuất khẩu. Dần dần lượng cung trong nước không còn đủ cho nhu cầu của người dân, sự thiếu hụt nguồn cung sẽ làm giá sản phẩm bị đẩy lên và cũng tạo thành lạm phát.
Lạm phát do cầu kéo
Cầu ở đây là nhu cầu từ thị trường, ví dụ khi nhu cầu của người dân về một loại hàng hóa tăng làm giá thành của hàng hóa đó tăng lên, kéo theo các hàng hóa liên quan cũng tăng và dần dần làm cho giá của hầu hết mặt hàng đồng loạt tăng. Vậy là tạo thành lạm phát.
Ví dụ: nhu cầu của thị trường dịp tết về thịt lợn tăng cao, khiến cho giá thịt lợn tăng theo. Khi giá thịt lợn tăng thì kéo theo giò tăng, xúc xích tăng, các chế phẩm từ thịt lợn cũng tăng.
Một ví dụ khác thường diễn ra tại Việt Nam đó là giá xăng tăng kéo theo cước taxi tăng, giá các mặt hàng thực phẩm tăng theo vì chi phí vận chuyển tăng.
Lạm phát do cơ cấu
Lạm phát do cơ cấu xảy ra khi trong một nền kinh tế có những ngành kinh doanh hiệu quả và những ngành kinh doanh không hiệu quả cho lắm. Với ngành kinh doanh hiệu quả, khi họ thu về nhiều lợi nhuận cho mình thì họ sẽ tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho công nhân. Vậy là ngành kinh doanh kém hiệu quả cũng bị buộc phải tăng theo nhưng lợi nhuận lại không tăng tương xứng làm chi phí tăng và cuối cùng là đẩy giá sản phẩm lên cao.
Vậy nên nếu muốn tránh lạm phát thì cơ cấu các ngành kinh tế cần tăng trưởng đồng đều.
Tỷ lệ lạm phát được tính như thế nào?
Tỷ lệ lạm phát trong tiếng Anh là Inflation rate. Tỷ lệ này cho thấy giá cả đang tăng cao như thế nào và nền kinh tế đang trong tình trạng lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã hay siêu lạm phát.
Có 2 công thức tính tỷ lệ lạm phát mà các nhà kinh tế sử dụng đó là:
*****Cách tính lạm phát dựa vào hệ số điều chỉnh (hay còn gọi là chỉ số giảm phát)*****
Tỷ lệ lạm phát = (chỉ số giảm phát GDP năm tính toán – chỉ số giảm phát năm gốc)/chỉ số giảm phát GDP năm gốc x 100%
Trong đó Chỉ số giảm phát GDP = GDP danh nghĩa/GDP thực tế, xem thêm bài viết GDP là gì? để tìm hiểu về GDP danh nghĩa, GDP thực tế là gì và cách tính toán.
*****Cách tính tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng CPI*****
Tỷ lệ lạm phát (%) = (CPI năm tính toán – CPI năm gốc so sánh) / CPI năm gốc so sánh x 100
Ví dụ: chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam năm 2019 là 102,66 còn năm 2020 là 105,15 => Tỷ lệ lạm phát tính theo CPI của Việt Nam năm 2020 = (105,15 – 102,66)/102,66 x 100 = 2,4%, tức là tăng 2,4% so với 2019.
Lưu ý: có thể thay thế năm thành tháng hoặc quý tùy theo mục đích của việc tính toán tỷ lệ lạm phát.
Lạm phát là tốt hay xấu, có lợi hay hại?
Lạm phát tăng thì sao? Trên thực tế đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì lạm phát là chuyện khó tránh khỏi và nếu biết cách kiểm soát tình trạng lạm phát thì sẽ có lợi cho kinh tế.
Saud đây là những mặt lợi và mặt hại mà lạm phát mang đến cho nền kinh tế của một quốc gia:
Nhìn chung lạm phát là chuyện khó tránh khỏi khi điều hành một nền kinh tế, đây là căn bệnh mãn tính với mọi nền kinh tế và nếu nó không được kiểm soát thì khủng hoảng rất có thể sẽ xảy ra.
Làm sao để kiểm soát lạm phát?
Lạm phát luôn luôn tồn tại khi còn có mối liên hệ giữa hàng hóa và tiền bạc. Vậy làm sao để kiểm soát lạm phát hiệu quả để không ảnh hưởng tới nền kinh tế.
Sau đây là một vài phương pháp mà các chính phủ thường áp dụng trong việc hạn chế lạm phát:
-
Giảm bớt lượng tiền trong lưu thông (đóng băng tiền tệ): bằng cách cắt giảm chi tiêu công, giảm chi ngân sách, tăng thuế tiêu dùng, yêu cầu các ngân hàng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, ngừng phát hành tiền đưa vào xã hội, nâng lãi suất…
-
Đi vay viện trợ từ nước ngoài
-
Thực hiện tự do mậu dịch, giảm nhẹ thuế quan
-
Cải cách tiền tệ: đổi chế độ tiền tệ này bằng chế độ tiền tệ khác, phát hành tiền tệ mới,…
-
Lập kế hoạch quản lý tài chính, tiền tệ phù hợp theo kinh tế vĩ mô
-
Phát huy vai trò của ngân hàng trung ương, bộ tài chính, chính phủ trong quản lý, điều tiết vĩ mô
So sánh lạm phát và giảm phát khác nhau như thế nào?
Nếu lạm phát là tình trạng leo thang của giá cả thì giảm phát lại là việc giảm giá đồng loạt của các mặt hàng, dịch vụ.
Ví dụ: cùng một gói bim bim giá bình thường là 5k, khi lạm phát giá tăng lên 7k còn khi giảm phát thì giá chỉ còn 3k.
Lạm phát kéo dài khiến cho thu nhập của người lao động giảm sút và chất lượng cuộc sống cũng bị giảm theo.
Giảm phát (lạm phát âm) kéo dài khiến cho giá hàng hóa giảm, người dân thì tích trữ tiền, nhà sản xuất thì cắt giảm lượng hàng hóa, không tuyển thêm nhân viên nhằm giảm chi phí và sau đó là cắt giảm nhân công. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, kinh tế rơi vào suy thoái mà không thể phát triển được.
Thống kê tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam qua các năm 2010 – 2020
Những câu hỏi thường gặp về lạm phát
Theo các chuyên gia đầu tư tài chính thì khi lạm phát xảy ra mà người dân ồ ạt đầu tư vào vàng sẽ có rủi ro rất lớn khi giá vàng trong nước luôn chênh lệch so với giá vàng thế giới. Nếu muốn đầu tư thì chỉ nên bỏ một số vốn nhỏ thôi vì vàng không phải là một kênh sinh lời lý tưởng.
Lạm phát tăng khiến lãi suất giảm và bất động sản được lựa chọn làm kênh sinh lời của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên nếu nhà đầu tư không nhanh nhạy thì có thể bị mắc bẫy đầu cơ khiến cho thua lỗ nặng nề vì bất động sản là một hình thức đầu tư tốn kém.
Trên thực tế lạm phát tăng cao cũng làm cổ phiếu của thị trường chứng khoán Việt Nam lập đỉnh và sau đó tụt dốc không phanh. Đến khi nhà nước kiềm chế được lạm phát thì thị trường chứng khoán lại tăng trở lại. Vậy nên nếu đầu tư cổ phiếu trong thời gian này thì bạn phải lựa chọn thật kỹ càng nếu không thì tiền cũng sẽ trôi ra khỏi túi bạn một cách nhanh chóng.
Tỷ lệ lạm phát âm khi giá các mặt hàng, dịch vụ đồng loạt giảm. Tuy nhiên khi tỷ lệ lạm phát âm thì người ta thường gọi là giảm phát.
Lạm phát tăng cao khiến đồng tiền mất giá trị cho nên lãi suất thực từ gửi ngân hàng bị giảm đi. Vì lãi suất không còn hấp dẫn nữa nên nhiều nhà đầu tư lựa chọn các kênh khác như chứng khoán, vàng, bất động sản, ngoại tệ. Tuy nhiên không phải đầu tư vào những kênh này chắc chắn sẽ hiệu quả mà còn phụ thuộc vào khả năng phân tích của mỗi nhà đầu tư.
Theo chiến lược kinh tế vĩ mô của nhiều quốc gia thì lạm phát ở mức nhỏ sẽ tốt và tỷ lệ này không nên vượt quá 5%.
Lạm phát bằng 0% rất dễ xảy ra giảm phát nên các nhà kinh tế thường muốn lạm phát ở một con số nhỏ để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.
Qua đây, mong rằng bạn đã hiểu lạm phát là gì và những nguyên nhân, rủi ro, lợi ích mà lạm phát mang tới cho nền kinh tế. Hy vọng thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn đầu tư đúng đắn và chúc bạn sớm thành công.