Bạn đã từng thấy nhiều trường hợp ai đó thổi phồng về một dự án coin hoặc một cổ phiếu nào đó, rằng chúng có tiềm năng vô hạn và có thể “fly to the moon” trong tương lai. Bạn lập tức mua vào vì tâm lý FOMO, thế nhưng ngay sau đó bạn lao vào tình trạng thua lỗ. Người ta gọi những cái bẫy như vậy là “Pump and Dump”. Vậy cụ thể Pump and Dump là gì? Có cách nào phòng tránh được nó không? Hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Tìm hiểu Pump and Dump là gì?
Pump and Dump là gì?
“Pump and Dump” là thuật ngữ chỉ một cổ phiếu hoặc một dự án coin được bơm thổi, truyền thông phóng tại để thu hút sự chú ý của nhà đầu tư trên quy mô lớn. Khi đã thu hút được nhiều người mua vào, giá liên tục tăng chóng mặt thì ngay lập tức đồng coin, cổ phiếu đó bị “bán phá giá”, và giám giảm xuống không phanh.
Nếu bạn vẫn chưa hình dung được Pump and Dump là gì, có thể xem hình ảnh bên dưới để hiểu rõ hơn.
Vậy Pump & Dump có phạm pháp không? Có thể nhiều nguồn thông tin sẽ cho bạn biết Pump and Dump là bất hợp phát. Tuy nhiên trong thực tế, rất khó để định hình Pump & Dump phạm pháp ra sao, nên các dự án Pump & Dump vẫn diễn ra thường xuyên, ở bất thị trường nào, không đơn giản chỉ là thị trường tài chính đầu tư.
Ở thị trường tiền điện tử, vì là phi tập trung nên rất việc bắt giữ những đối tượng “Pump & Dump” để trục lợi dường như là bất khả thi. Còn ở thị trường chứng khoán Việt Nam, một vài dự án đã bị pháp luật điều tra, nhưng có một sự thật là – tiền của nhà đầu tư không bao giờ được trả lại.
Một vài ví dụ về Pump and Dump
Thật không may, những trader nghiệp dư, những nhà đầu tư mới luôn bị cuốn vào những tin tức thổi phồng và cuốn vào những tài sản nào giá đang tăng chóng mặt.
Chính vì vậy, họ mới thường xuyên “mua ở phần ngọn”, và bị mắc kẹt khi giá bắt đầu rớt không phanh. Một vài ví dụ về “Pump and Dump”:
– Pump and Dump ở Bitcoin, được thổi phồng từ những cá mâp, cộng thêm sự FOMO lớn từ các nhà đầu tư:
– Cổ phiếu Game Stop (GME) là một dự án Pump and Dump rất nổi tiếng:
– Hay ở Việt Nam, năm 2021 rất nổi tiếng với cổ phiếu họ Louis đã tạo “mô hình cây thông” hàng loạt:
– Một loạt cổ phiếu “cây thông” khác đã giúp các nhà đầu tư đón Noel sớm:
– Không chỉ trong thị trường đầu tư tài chính, mà các thị trường khác cũng có những cái bẫy Pump and Dump. Ví dụ trên thế giới bạn đã nghe về TulipMania chưa? Nó là một trong những bong bóng thị trường nổi tiếng nhất mọi thời đại. Nó xảy ra ở Hà Lan trong khoảng thời gian đầu đến giữa những năm 1600 khi đầu cơ khiến giá trị của củ hoa tulip lên đến cực điểm. Những củ hoa tulip hiếm nhất được giao dịch với giá cao gấp sáu lần mức lương hàng năm của một người bình thường. Nhưng khi giá hoa đã đạt đỉnh, những người đầu cơ hoa lại không thể bán được nữa.
Tóm lại, ý mình là “Pump and Dump” có thể xảy ra ở bất cứ đâu, tại bất cứ thời điểm nào. Nó là cạm bẫy vô cùng nguy hiểm đánh vào “lòng tham” và sự đầu cơ quá mức của nhiều người.
Có nên tránh các cổ phiếu/coin đang trong quá trình “Pump”?
Bạn đã hiểu Pump and Dump là gì, nên bạn cũng biết đó là cạm bẫy khiến nhiều người mắc kẹt trên đỉnh và khó có thể thoát ra.
Thế nên một số bạn nghe về những cổ phiếu, dự án coin đang được truyền thông, PR mạnh, họ thường sợ hãi không dám tham gia thị trường.
Thực ra, Pump & Dump không hẳn là xấu, mà nó giúp thị trường sôi động hơn, và cũng mang đến “cơ hội đầu cơ” dành cho bạn. Chỉ cần bạn:
- Không bán nhà, vay mượn để đầu tư.
- Không all-in tất cả tài sản.
Thì bạn có yên tâm vần nào, và tận dụng để kiếm lợi nhuận từ nó. Bạn có thể làm cách này bằng cách vào và ra đúng lúc.
Nhưng cụ thể ra sao, chúng mình sẽ hướng dẫn tiếp ở phần bên dưới.
Nhận biết Pump and Dump như thế nào?
Hãy nhớ những mình đã nói rằng về Pump and Dump là gì? Chắc hẳn bạn sẽ trả lời ngay được: nó là tình trạng bơm thổi lên rồi bán phá giá, xảy ra trên tất cả các thị trường và khung thời gian?
Có thể giờ bạn sẽ thắc mắc:
- Khung thời gian tốt nhất để nhận biết Pump and Dump là gì?
- Thị trường tốt nhất (coin, vàng, cổ phiếu…) tốt nhất để lợi dụng Pump and Dump là gì?”
- Có chỉ báo nào để dễ dàng phát hiện Pump and Dump không?
Đáp án của mình là khung thời gian không quá ảnh hưởng, nên tốt nhất bạn hãy chọn khung thời gian nào phù hợp với bản thân bạn. Bạn có nhiều thời gian thì có thể theo dõi khung nhỏ, còn có ít thời gian thì hãy xem khung lớn hơn. Đặc biệt, hãy chọn thị trường nào mà bạn quen thuộc, hay giao dịch với nó nhất.
Dưới đây là hai phương pháp khách quan để phát hiện được những dự án có khả năng Dump & Pump cao nhất:
Phương pháp #1: Thay đổi độ dốc xu hướng lần thứ 3
Công cụ đơn giản nhất lúc này chính là đường xu hướng (trendline), là đường nối các đỉnh hoặc đáy để bạn xác định được thị trường đang trong uptrend hay downtrend.
Hãy nhìn vào đường xu hướng, khi thị trường uptrend mạnh, nó sẽ có xu hướng dốc lên. Nhưng khi xảy ra quá trình Pump, thì độ dốc sẽ rất cao. => Đợt pump tiềm năng.
Theo kinh nghiệp giao dịch, hãy đợi đến đợt thay đổi độ dốc của xu hướng (Slope) lần thứ 3, tính từ mức thấp của no.
Nếu bạn chưa hiểu rõ, hãy nhìn hình ảnh bên dưới:
Nhược điểm duy nhất của phương pháp này (và cũng là tín hiệu nhận biết của nó), đó là bạn sẽ phải liên tục vẽ lại các đường xu hướng của mình.
Ví dụ hhung thời gian hàng ngày của Palladium:
Phương pháp #2: Dùng đường trung bình động
Nếu bạn là kiểu nhà giao dịch muốn giữ mọi thứ khách quan nhất có thể, thì phương pháp này có thể dành cho bạn.
- Đọc thêm nếu bạn chưa biết: Đường trung bình động (MA) là gì?
Đường trung bình động là một trong những “chỉ báo bơm và đổ” mà bạn có thể sử dụng.
Lúc này, mình sẽ sử dụng đường trung bình động 8 kỳ và 20 kỳ. Khi đó, nếu giá đều ở trên đường MA8 và MA20 => Pump and Dump tiềm năng.
Ví dụ khung thời gian 4 giờ GME:
Bạn có thể hỏi:
- “Tại sao không phải là đường trung bình động MA50, MA200?”
- “Tôi có nên sử dụng đường trung bình động MA7 không?”
Thật ra con số 8, 20 không quan trọng. Bạn có thể cộng trừ 2 – 5 giá trị vào đường MA, không sao hết. Nhưng hãy nhớ rằng: Hãy sử dụng một khoảng thời gian của đường MA “chặt chẽ” nhất để phát hiện giá biến động nhanh nhất..
Mặc dù như bạn đã biết, đường trung bình động (MA) là một chỉ báo tốt cho các thị trường có xu hướng. Tuy nhiên, nhược điểm của việc sử dụng phương pháp này là có thể có rất nhiều tín hiệu sai từ thị trường “thay đổi”…
Chính vì vậy, không có chỉ báo cụ thể nào để nhận biết chính xác Pump and Dump. Tất cả 2 phương pháp này đều có nhược điểm. Bạn có thể chọn #1 hoặc #2 tùy bạn (mà tốt nhất là kết hợp cả 2) – nhưng hãy nhớ rằng không có gì đảm bảo chính xác 100%.
Cách giao dịch với Pump and Dump để kiếm lợi nhuận
Giờ sẽ là chiến lược để giao dịch với Pump and Dump tốt nhất. Nhưng trước khi bạn đọc tiếp, hãy hứa rằng:
- Đừng quá tham lam.
- Không bị sự bơm thổi làm mù quáng.
- Chịu trách nhiệm và quản lý rủi ro của bạn.
Xác định điểm vào lệnh với Pump and Dump
Như ở mục nhận biết Pump and Dump, thì đó cũng là căn cứ để bạn tham gia thị trường. Vì vậy, hãy tìm thời điểm đang Pump khi:
- Giá tạo ra sự thay đổi xu hướng tăng (slope) lần thứ 3.
- Giá đều di chuyển trên đường trung bình động 8 và 20 kỳ.
Sau đó, tìm điểm vào lệnh sau khi giá đã breakout (vượt đỉnh ngắn hạn). Có thể kết hợp một vài mô hình nến tăng giá để xác nhận chính xác hơn.
Hạn chế mua ở những đợt pullback (đợt thị trường điều chỉnh), bởi vì bạn không thể biết được thị trường có thể biến động và sụp đổ bất cứ lúc nào. => Đó là lý do tại sao bạn cần có thêm xác nhận bằng cách đợi một sự bứt phá và đóng nến, sau đó tham gia giao dịch ở nến tiếp theo.
*** Trường hợp đặc biệt ***:
Dĩ nhiên, không phải đồ thị giá nào cũng hoạt động giống như thực tế như vậy. Ví dụ bạn gặp mô hình giá như bên dưới:
Dốc ở đâu? Sự thay đổi đường xu hướng ở đâu? Giá nhảy tất cả mọi nơi?
Lúc này, hãy sử dụng đa khung thời gian, cụ thể là chuyển sang khung thời gian thấp hơn. Ví dụ mình đã chuyển sang khung thời gian 1 giờ, thì nó sẽ hiển thị như sau:
Xác định điểm chốt lời với Pump and Dump
Nếu bạn nghe những thông tin trên báo chí, group, diễn đàn, twitter rằng giá coin này có thể đạt đến mốc này, hoặc cổ phiếu này sẽ còn tăng giá thêm nhiều lần nữa. – Hãy cảnh giác – Đừng để giao dịch của bạn bị ảnh hưởng bởi những điều người khác “bơm thổi”.
Dĩ nhiên, họ cũng khuyên bạn, cứ tiếp tục HODL và gồng lỗ.
Nhưng không. Bạn sẽ giỏi hơn họ khi tìm hiểu về Pump and Dump là gì và biết cách giao dịch nó.
Trong trường hợp này, bạn muốn sử dụng lệnh cắt lỗ/cắt lỗ thì hãy nhớ: Đợi giá đóng cửa dưới đường trung bình động 20 kỳ (MA20).
Ví dụ như hình bên dưới:
Tuy nhiên, nếu bạn giao dịch các khung thời gian cao hơn, bạn hãy thoát lệnh nếu giá đóng cửa của nến sau thấp hơn giá đóng cửa của nến trước.
Cụ thể:
Lưu ý:
-
Sẽ không có một mức lợi nhuận cố định nào, và hãy kiềm chế sự tham lam. Đặc biệt, khi giao dịch với Dump & Bump, bạn sẽ không biết chúng sẽ được “Pump” đến mức nào. Nếu chẳng may chốt lời sớm thì cũng đừng hối tiếc, vì thà ăn non còn hơn mất hết. (Bởi nhiều trường hợp giá giảm từ đỉnh, bạn còn không thể bán được tài sản của bạn. Bạn đã từng nghe tới tình trạng “trắng bên mua” chưa?
-
Giao dịch với Pump & Dump, đừng bao giờ sử dụng đòn bẩy quá cao. Nó giống như đầu cơ và đánh cược, chính vì thế chỉ nên giao dịch với số tiền bạn sẵn sàng để mất.
TỔNG KẾT:
- Pump & Dump là quá trình thổi phồng về giá của một tài sản trong tương lai, sau đó đợi khi giá tăng cao thì bắt đầu bán tháo, khiến nhiều người thua lỗ.
- Pump & Dump tồn tại nhiều thế kỷ, ở nhiều thị trường khác nhau, trong nhiều khung thời gian và khó có chế tài pháp luật nào quản lý được.
- Phát hiện Pump & Dump tiềm năng bằng cách chờ lần thay đổi đường xu hướng lần 3, và kết hợp với tín hiệu giá nằm trên MA8 và MA20.
- Thoát khỏi vị thế khi giá giảm xuống dưới MA20, hoặc đợi giá đóng cửa của nến sau thấp hơn giá đóng cửa của nến trước.
Trên đây là những lý thuyết về Pump and Dump là gì, cũng như một số mẹo để bạn phát hiện sớm và giao dịch với nó. Bạn đã gặp trường hợp Pump and Dump nào trong thực tế chưa? Bạn có tham gia vào “âm mưu” đó không? Hãy để lại comment phản hồi cho chúng mình biết với nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài và chúc bạn giao dịch thành công.