Thị trường chứng khoán vốn dĩ vô cùng khốc liệt, đến nỗi bất cứ ai lỡ sa chân vào đây cũng phải thất bại một vài lần. Đặc biệt với những người thành công thì chắc chắn họ còn từng thất bại nhiều hơn nữa, chỉ là họ đã cố gắng nhiều hơn và tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn.
Quan điểm của mỗi người về thị trường khác nhau, đôi lúc nó đúng với người này nhưng lại sai với người kia. Nhưng gsphong.com vẫn mong rằng những kinh nghiệm đầu tư chứng khoán dưới đây có giúp được mọi người hiểu được phần nào thị trường để có thể năm bắt cơ hội, cũng như hạn chế được những quyết định sai lầm trong những lần giao dịch trên thị trường.
100 kinh nghiệm đầu tư chứng khoán
1. Nếu thị trường giảm nhẹ từ từ trong nhiều phiên lục và thanh khoản thấp, thì đây chính là lúc đang thử tâm lý, thăm dò nhau.
Tới cuối phiên sáng nếu không có dấu hiệu phục hồi, thì phiên chiều rất có khả năng xả bán mạnh. Lý do là bởi bên giữ cổ phiếu thường có tâm lý chán và mất kiên nhẫn, cộng thêm thói quen bầy đàn của nhiều nhà đầu tư khác, chỉ thích nhìn vào bảng điện tử mà hành động theo cảm tính.
2. Trước kỳ nghỉ lễ, nhà đầu tư nhỏ lẻ thường có xu hướng bán và hạn chế mua vào, bởi họ sợ rủi ro và ngại lãi margin. Song “nhà cái” thì hay làm ngược lại. Thường thì đầu phiên sau kỳ nghỉ lễ, biên độ và thanh khoản những ngày này thường rất cao, nhưng thời gian tăng sẽ không kéo dài quá 3 ngày, sau đó thị trường sẽ điều chỉnh giảm.
3. Phiên sau kỳ nghỉ lễ: Đầu giờ thường có xu hướng tăng, và đây là trạng thái chờ bán cổ phiếu.
- Nếu hết phiên sáng mà thanh khoản thấp, có nghĩa nhà cái không tạo thanh khoản, chiều đảm bảo sẽ sập sàn.
- Nếu hết phiên sáng mà thanh khoản cao, có nghĩa nhà cái tạo thanh khoản, chắc chắn rằng sẽ tăng giá thêm ở các phiên tiếp theo.
4. Giá cổ phiếu vẫn tăng nhưng thanh khoản thấp dần: kinh nghiệm đầu tư chứng khoán, đây là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu chuẩn bị đảo chiều đi xuống. Lúc này niềm tin vào cổ phiếu đã cạn dần vì tiền bỏ ra mua cổ phiếu quá cao, nhiều người bắt đầu chen lấn bán, khiến giá sẽ chuyển từ cao xuống thấp dần.
5. Khi thị trường tăng điểm nhờ các cổ phiếu lớn (những cổ phiếu trụ, ở nhiều VN30) còn các mã cổ phiếu khác giảm. Đây là hiện tượng bong bóng chứng khoán, và có thể vỡ bất cứ lúc nào. Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán cho người mới, thì đừng bao giờ mua vào lúc này, kẻo mắc phải bẫy bò.
6. Khi thị trường ngày một giảm, giá cổ phiếu bị bào mòn ít một, đều đặn theo ngày, thanh khoản cũng thấp dần thì đó là lúc thị trường đang tạo đáy dài hạn, nên mua vào lúc này là tốt nhất.
7. Cảnh giác với thông tin về những thông tin liên quan đến cổ phiếu đầu cơ cao. Trước khi có tin xấu, nhà cái thường đẩy giá lên cao, tạo thanh khoản lớn. Ngược lại, khi có tin tốt thì nhà cái lại thích dìm giá xuống thật sâu, rồi đẩy giá lên từ từ để thu hút nhà đầu tư. Lúc tin tốt được tung ra thì giá cổ phiếu đã đạt đỉnh rồi.
8. Muốn tìm đợt sóng dài, thì kinh nghiệm chơi chứng khoán, hãy bắt đầu bằng các cổ phiếu đầu cơ, cổ phiếu thị trường, cổ phiếu penny dởm. Còn những cổ phiếu dạng khác, sóng không được cao và lâu đâu.
9. Kỹ thuật gom cổ phiếu: khi thấy cổ phiếu đến một vùng giá quá thấp so với đỉnh, hoặc gần với vùng đáy trước thì nên gom từ từ, mỗi ngày gom chút một, giá càng giảm càng gom thêm tích lũy thêm. Phong cách này giống nhà cái, nhưng chúng ta cũng nên học hỏi kinh nghiệm đầu tư chứng khoán của họ cho chiến dịch lâu dài, lại đỡ bị kẹt T3.
10. Kỹ thuật thoát hàng:
- Nếu cổ phiếu được dự đoán là có thể giảm sàn, lúc này nếu muốn cắt lỗ đừng thoát ngay đầu phiên, mà hãy chờ hồi lại, còn cuối phiên kiểu gì cũng về sàn.
- Nếu cổ phiếu được dự đoán là có thể chốt lời rồi, thì tốt nhất nên chốt ngay ở đầu phiên.
11. Giá cổ phiếu ngày một giảm thì cũng đừng thấy chán mà bán cổ phiếu để mua cổ phiếu khác nhé. Cá mập chỉ đợi bạn hành động như vậy để gom hàng thôi. Lúc đó bạn đã mất cơ hội sở hữu cổ phiếu tốt, lại còn phải bán nó với giá đáy nữa. Hãy giữ tư duy “thị trường xuống giá thì ai cũng lỗ, chỉ có người bán cổ phiếu trên đỉnh mới lãi thôi”.
12. Khi cổ phiếu đang ở xu hướng giảm, thường có một lượng đặt mua lớn để làm giá không giảm thêm nữa (hay xuất hiện trong 15 phút cuối phiên). Nếu gặp tình huống này thì đừng nhầm lẫn đây là lúc bắt đáy, bởi bắt đáy lúc này bạn sẽ bị kẹt T3, khi cổ phiếu về tài khoản có thể bán được thì giá lại càng sụt thêm nữa.
13. Chờ đợi cũng là kinh nghiệm đầu tư chứng khoán. Hãy nhớ rằng trong đầu tư chứng khoán, lợi nhuận hay là tiền cũng chỉ là hiện thực hóa thời gian mà thôi. Nếu quyết định bắt đáy, hãy chịu khó chờ đợi, đừng sốt sắng kẻo mua phải mức giá chưa “tối ưu”, rồi lại đau lòng nhìn giá giảm thêm nữa.
14. Một năm sẽ có 4 đợt báo cáo tài chính, vào tháng 1,4,7,11. Cơ hội lúc này là nên chọn cổ phiếu penny có tiềm năng, kết quả kinh doanh lũy kế tốt, mà giá lại đang thấp so với đỉnh để ôm lâu dài. Rất có thể lợi nhuận thu được còn cao hơn cả 1 năm đi gửi tiết kiệm.
15. Chỉ được phép bán cổ phiếu khi bạn chắc chắn được rằng, bạn sẽ mua lại được với giá rẻ hơn trong quá trình điều chỉnh tạm thời của trend giá lên, hoặc bạn dám khẳng định rằng nó đã là đỉnh sau khi bạn đã tìm hiểu qua lịch sử giá của nó các năm gần đây.
16. Hạn chế hoặc không sử dụng Margin khi VN-Index và giá cổ phiếu đã quá cao so với đáy gần nhất. Chỉ nên sử dụng margin trong trường hợp giá cổ phiếu không còn khả năng xuống nữa, hay có thể hiểu được rằng VNI đã tạo đáy.
17. Cũng chỉ nên sử dụng margin khi cổ phiếu đã ở trong tài khoản, mà giá cổ phiếu lại có xu hướng đi lên và trend tăng dài hạn. Tuyệt đối không được mua mới, mua hết tiền margin khi thị trường và cổ phiếu đang lưng chừng chưa biết giảm hay tăng sau đó. Nếu lúc đó thị trường giảm, bạn sẽ không biết phải làm gì khi công ty môi giới báo động đỏ tài khoản.
Còn khi thị trường đang dần tiến vào đỉnh giá, bạn có thể chờ thêm để chốt lời cao hơn, nhưng đó chỉ đúng với tiền thật của bạn. Còn nếu là đi vay margin thì nên rút an toàn, lời ít cũng phải rút, rút thật nhanh khi có tín hiệu đảo chiều giảm.
18. Cảnh giác vơi hiện tượng đè hàng, có nghĩa là thị trường hầu hết các mã cổ phiếu từ vàng đến xanh, từng cổ phiếu bước giá liền kề cao hơn, lượng chờ bán rất lớn, nhưng lại có một số mã lớn đột ngột giảm điểm nhằm bức chỉ số để mục đích gom hàng, nếu nhà đầu tư non gan bán đảm bảo mất hàng.
19. Khi tất cả mọi người đều đang kỳ vọng thị trường diễn biến xấu, thì đây chính là lúc thị trường tăng mạnh nhất.
20. Khi tất cả mọi người cho rằng đỉnh sau sẽ cao hơn đỉnh trước, tin tốt ra nhiều, thị trường xanh liên tục, lượng tiền vào lớn, thanh khoản cao, chuyên gia vào khuyên mọi người nên mua, thì lúc này chính là lúc nên bán. Giai đoạn này người ta gọi là “phân phối đỉnh”.
21. Nhận biết đáy: rất khó ai có thể đủ trình độ để biết đâu là đáy chính xác. Nhưng kinh nghiệm đầu tư chứng khoán, bạn sẽ thấy đường đi từ đỉnh xuống sẽ phá mốc hỗ trợ vài phiên, rồi xen kẽ vài phiên bull để thoát hàng, rồi thị trường giảm nhẹ dần đều. Sau đó thêm tác động của shortsell rồi nhà cái khiến thanh khoản cổ phiếu giá sàn bùng nổ và được mua hết. Lúc này thị trường sẽ dần dần đi ngang, và có thể tạm gọi là đáy.
22. Cổ phiếu đầu cơ tăng trần liên tiếp: Nếu cổ phiếu này trần hoặc cận trần 3 hay 4 phiên liên tiếp, lúc này bạn nên bán đi là tốt nhất, và tham gia lại ở phiên điều chỉnh giảm đỏ thứ 2, hoặc có thể không tham gia nữa nếu sợ tiền ra đi. Công thức: TC – 1% <= x <= TC + 1%.
Lưu ý là có một số cổ phiếu không cần thiết bán ở phiên thứ 4, đó thường là những cổ phiếu có khối lượng niêm yết ít, lái mạnh như như KSH, ITQ, ViX…Dạng cổ phiếu lập dị tăng này nếu muốn bán bạn cũng nên ráng theo sát thêm một chút để có lời hơn, nhưng bạn cũng nên đề phòng kẻo quá tham thì phản tác dụng.
23. Thị trường có 3 phiên giá giảm liên tiếp, mức giảm hướng tăng dần, phiên thứ 4 sẽ ngừng rơi (tăng giảm ko đáng kể, thường là xanh). Nếu có dòng tiền đi vào lúc này, thị trường sẽ có vòng quay mới. Còn không, nó sẽ giảm sâu nữa để tìm dòng tiền.
24: Cảnh giác với tin PR trên mạng: Các trang web chuyên về tài chính chứng khoán thường PR một số dòng cổ phiếu nào đó, hoặc đưa quá nhiều tin tốt về một cổ phiếu, rồi đi kèm theo là bản tin nhận định thị trường của công ty chứng khoán…
Lúc này, bạn nên tự hỏi rằng sao lúc giá thấp họ không bao giờ giới thiệu cho bạn, mà chỉ giới thiệu khi giá nó đã lên cao? Nếu là người không có nhiều kinh nghiệm đầu tư chứng khoán thì bạn sẽ hiểu ra rằng, không một ai dẫn đường cho bạn đi kiếm lời cả, bởi vì khối tự doanh của họ sẽ bán chính cổ phiếu đó của họ ra với giá cao hơn.
25. Đừng biến mình thành nô lệ của chứng khoán. Biết chăm chỉ là tốt, nhưng hãy phân chia thời gian hợp lý và cân bằng, không nên dán mắt cả ngày vào bảng điện. Quan trọng nhất là 15 phút đầu ATO, 15 phút cuối ATC, gần cuối giờ sáng, đầu giờ chiều và gần cuối giờ chiều. Còn lại thì không cần quá bám nhiều vào đó, sẽ làm giảm hiệu quả công việc chính, lại còn khiến bạn tinh thần bạn bị tra tấn hoặc hưng phấn quá mức trước những thông tin biến động.
26. Thông tin là để biện minh cho thị trường, chứ bản chất thông tin không có tốt xấu. Khi giá thị trường lên cao, tin tốt sẽ được đưa ra nhiều, bạn cần hiểu rằng mình nên bán cùng với họ. Còn ở chiều ngược lại, thị trường giá xuống đã khá sâu, có quá nhiều tin xấu thì cũng là lúc bạn nên mua dần.
24. Nếu thị trường đi ngang và thanh khoản thấp trong một thời gian dài là lúc thị trường đang tạo đáy, lúc này các công ty môi giới thương sẽ rao điệp khúc “giá sẽ còn giảm mạnh nữa”. Tuy nhiên hãy tỉnh táo, bởi đây chính là thời điểm tuyệt vời để gom hàng, báo hiệu rằng sẽ có một đợt sóng phục hồi sắp xảy ra.
25. Sau các kỳ họp Quốc Hội, sẽ thường có nhiều tin đồn xấu và thị trường sẽ có xu hướng đi ngang hoặc xuống nhẹ sau thời gian này. Nhưng nếu họp xong mà không có tin tức xấu nào, thì sẽ có sóng trong ngắn hạn.
26. Khi thị trường giảm điểm mạnh bất ngờ, người ta sẽ lấy một vài mã cổ phiếu trụ cột ra để chịu trách nhiệm, vì chỉ có những mã này mới có khả năng cứu được thị trường, giống như câu nói: “Xuống bằng trụ gì thì lên lại bằng trụ đó”.
27. Có một câu nói quen thuộc trong bóng đá: “Tấn công nhiều mà không ghi được bàn thắng thì ắt sẽ bị thủng lưới”. Chứng khoán cũng hệt như vậy, nếu nhiều lần chinh phục mức kháng cự không thành công, chắc chắn bạn sẽ phải trả giá đắt.
Kinh nghiệm chơi chứng khoán, không nên bắt đáy bất kỳ cổ phiếu nào, mà hãy đợi nó tạo đáy rồi hãy ôm. Nguyên nhân là bởi một cổ phiếu sau một thời gian xuống dài, chưa chắc đã lên ngay, cùng lắm là hồi nhịp kỹ thuật. Giống như bạn té ngã xuống núi, bạn sẽ không còn đủ sức mà có thể nhanh chóng leo lên ngay được.
29. Dù có thua lỗ ở một cổ phiếu, thì đừng coi nó là kẻ thù, mà kẻ thù chính là bản thân bạn. Bạn thất bại với cổ phiếu đó là bởi bạn mua nó lức giá lên cao. Tại sao không hỏi ngược lại mình rằng, tại sao lúc nó đi vào vùng đáy, bạn lại giữ thù hận, chê bai nó? Biết đâu trong lúc bạn vẫn cảnh giác với nó, thì nó đã trở thành kho vàng quý báu cho người khác rồi.
30. Bạn đang đắng cay vì phải nhận thua lỗ, lúc này việc cần làm là nghỉ ngơi cho đến khi hết sợ. Đến khi nào không còn tâm lý cay cú ăn thua, tâm tịnh, lòng ngay thẳng, dám quên tiền đã mất, biết rằng mình sai ở đâu, rút được những kinh nghiệm đầu tư chứng khoán nào thì hãy mới nên quay đầu lại. Chắc chắn rằng sẽ có một ngày đáy của thị trường sẽ mở ra và bạn sẽ chớp được nhiều cơ hội đầu tư quý giá.
31. Chơi chứng khoán đừng chỉ nhìn vào bảng giá điện tử, mà hãy nhìn vào thị trường, đoán xu hướng thị trường, đoán nền kinh tế. Và cũng đừng quá chú trọng vào việc đã mất bao nhiêu mà vội vã hành xử trong vô vọng. Hãy kiên nhẫn để nương theo thị trường, rồi sẽ có một ngày ví tiền lại dư ra thôi.
32. Chứng khoán khác vàng, vì vậy nếu bán rồi mà giá vẫn cao hơn thì đừng lăn tăn. Tắt máy và hưởng thụ thành quả trong im lặng là đủ. Mặc kệ người ta nói bạn ăn non, chỉ ham ăn ăn đầu mà qua đuôi. Việc quan trọng lúc này là chờ thời cơ tiếp, bởi thị trường còn rất nhiều cơ hội khác đang chờ bạn.
33. Dò khối ngoại: nếu thấy Tây đang mua ròng, các cụ “tay to” nhà mình thường bán thử ra để dò xem Tây ở vùng nào chứ không phải là bán chốt lời. Khi dò ra được, các cụ nhà mình sẽ làm đồng thời 2 việc:
- Hủy dần lệnh chào bán và mua ở mức giá này.
- Khi nào giá khớp lệnh lên mức cao mới, các cụ sẽ tạo cầu giả nhằm buộc Tây muốn mua cổ phiếu thì phải mua giá cao. Lúc này Tây sốt ruột, thì các cụ sẽ rút ruột.
Lưu ý, khi dò thì “tay to” sẽ dò cả phiên. Còn khi tạo cầu giả thì họ sẽ làm ở cuối phiên. Việc chúng ta là theo dõi thị trường, đừng có lao theo nhà đầu tư khối ngoại.
34.Phá tường giả: Cái này chỉ đọc cho vui thôi, vì chúng ta là nhà đầu tư nhỏ nhỏ, có làm cũng không nổi, chủ yếu là để nhận diện. Ví dụ thị trường đang tiết cung và tường trên chặn khối lượng lớn (VD: 2tr). Chỉ cần có một khối lượng mua vào giá tường khoảng 25 – 40% liên tục và thật nhanh => Tường đảm bảo đổ.
35. Các cổ phiếu đầu cơ có truyền thống lên giá mạnh, bạn có thể mạo hiểm với chúng, nhưng phải đảm bảo điều kiện:
- Cổ phiếu đã tạo đáy.
- Mua vào khi bắt đầu tăng hay tăng phiên đầu tiên. Hành động này là chữa cháy cho việc bạn không tin tưởng và mua nó trước đó, nên thường mua đuổi theo giá trần, và dễ phải cắt lỗ nếu vướng T3.
36. Phiên bùng nổ: Nhận biết phiên bùng nổ bằng cách:
– Buổi sáng:
- Từ 9.00 – 10.00: Cổ phiếu tăng chóng mặt (1)
- Từ 10.00 – 11.00: Điều chỉnh nhẹ để thu hút dòng tiền (2)
- Từ 11.00 – 11.30: Bắt đầu cướp hàng (3)
(2) là giai đoạn quan trọng nhất, bởi dòng tiền không vào thì sẽ không có giai đoạn (3).
Sau đó, từ 13.00 – 13.00 sẽ duy trì giá cuối phiên sáng, và ATC sẽ tổng kết lại toàn phiên.
37. Cơ cấu danh mục đầu tư: phải học cách chấp nhận rằng mình đã chọn sai cổ phiếu. Nếu có thể, hãy bán vào lúc thị trường giá xanh và chờ mua lại khi thị trường giá đỏ. Hoặc là đợi những phiên thị trường giá đỏ thì chọn lại cơ cấu danh mục là hợp lý nhất, bởi nếu chọn vào lúc thị trường giá xanh, nhiều khi sẽ mua phải cổ phiếu ở vùng đỉnh.
38. Chuyên gia không bằng gà son: Nhà đầu tư nào cũng đều có nhận định của riêng mình về thị trường và cổ phiếu đầu tư, và thường thì sẽ có 2 trường hợp:
- 9 phần đúng, 1 phần sai (1)
- 1 phần đúng, 9 phần sai (2)
Nếu là (1) thì khi thắng, nhiều người cũng thắng. Còn nếu là (2) thì đảm bảo sẽ là người hùng. Vì vậy mới có câu “thắng làm vua, thua làm giặc”.
39. Không đầu tư quá nhiều tiền, dù bạn nghĩ rằng bạn tự tin với kỹ năng của mình đi chăng nữa, thì hãy bắt đầu từ con số nhỏ khi mới tham gia. Hầu hết những người tham gia đầu tư tham gia chứng khoán đều phải lỗ vài lần rồi mới có thể thành công. Và chỉ khi thua lỗ hết, cháy tài khoản ban đầu, bạn mới được coi là chơi chứng khoán thật sự.
40. Đừng nghĩ nhiều đến chi phí cơ hội: Đầu tư chứng khoán mà lúc nào cũng giữ tư tưởng cổ phiếu kia lãi cao hơn cổ phiếu mình đang nắm giữ, rồi sửa sai bằng cách bán cái này mua cái kia, thì bạn sẽ sớm thua cuộc thôi. Mua cổ phiếu là phải có niềm tin với nó, và luôn giữa tâm lý cân bằng: nếu lỗ thì nó cho bạn thêm kinh nghiệm, còn lãi thì giúp bạn tự tin hơn.
41. Không lợi thế nào hơn lợi thế nào: Ví dụ bạn nắm giữ cổ phiếu, bạn có lợi thế của cổ phiếu. Bạn nắm giữ tiền mặt, bạn có lợi thế của tiền mặt. Vì vậy đừng cân đo đong đếm khi đã chốt lời thu lợi nhuận. Lúc này hãy tắt máy tính và thư giãn, có ăn non quá thì cũng kệ nó, chỉ cần chúc cho người khác may mắn thôi. Đây chính là cách để bạn tự cứu mình khỏi những sai lầm.
42. Luôn chuẩn bị sẵn 2 kịch bản: thật sự thì đã đầu tư ai cũng muốn lãi to, nhưng chúng ta là nhà đầu tư nhỏ, không thể quyết định được thị trường, mà thị trường sẽ quyết định chúng ta.
Vì vậy, hãy luôn xây dựng kịch bản tốt và xấu để có thể ứng phó kịp thời. Ví dụ khi thị trường đi xuống, bạn có khả năng chịu đựng hay không, có còn tiền để tiếp tục chơi bình quân giá xuống, hay hành động như thế nào? Còn thị trường mà lên giá thì chắc hẳn ai cũng có câu trả lời rồi.
43. Đầu tư chứng khoán nên mềm dẻo, nhất là trong trường hợp kỳ vọng của bạn không được như ý muốn. Ví dụ bạn dự đoán cổ phiếu A sẽ đem đến lợi nhuận là 1, nhưng khi nó mới lên được 0,8 thì lại tụt xuống. Vậy thì hãy bán luôn ở mức 0.5, đừng dại liều mà chết đứng, rồi lại lỗ to. Có gì thì phục thù lại ở lần sau.
44. Phiên tan nát: Dấu hiệu nhân biết là các chỉ số giảm mạnh ngay từ đầu phiên, nhiều cổ phiếu nằm trần la liệt. Đến cuối phiên sáng cũng không thấy dấu hiệu phục hồi (phục hồi là có lực bắt đáy mạnh, chỉ số bớt giảm). Lúc này đảm bảo rằng, những cổ phiếu trụ cột buổi chiều cũng sập sàn.
45. Không bỏ hết trứng vào một giỏ: Bởi không ai có thể chắc chắn được rằng lúc nào mình cũng đúng. Có thể thời khắc này bạn thấy nó đúng, nhưng thị trường sau này sẽ phản bạn. Nhớ kỹ rằng khi bạn kẹt tiền trong một mã cổ phiếu, mà lại thấy cơ hội đầu tư khác tốt hơn thì bạn sẽ phải làm sao?
Cốt lõi chính là: Đừng đầu tư hết tiền, và đừng dồn tiền vào duy nhất một cổ phiếu. Mua vài ba cổ phiếu, nếu cổ phiếu này giảm thì cổ phiếu kia có thể tăng, như vậy hiệu quả đầu tư sẽ cao hơn, mà lại đỡ bị áp lực tinh thần.
46.Tầm nhìn: Người mới thường chưa có nhiều kinh nghiệm đầu tư chứng khoán, nên hay sử dụng tư duy phỏng đoán để quyết định mua bán. Nhưng cái cần bạn cần ở đây là phải có tầm nhìn xa. Nhìn bảng giá điện tử không đơn giản là nhìn xanh đỏ, mà phải đánh giá xem thị trường ở các phiên tiếp theo thế nào.
Nếu bạn chỉ nhìn xanh đỏ nhất thời đang diễn ra rồi mua bán loạn xạ theo cảm tính, lên xuống cùng với nó, thì đảm bảo rằng bạn sẽ phải trả giá rất cao, cả về tiền bạc lẫn tinh thần.
Ví dụ: Nhìn thị trường tỉ lệ cổ phiếu đỏ quá nhiều, chỉ số VN-Index cũng đỏ mạnh, bạn có đoán được rằng cuối phiên giá sẽ hồi, hoặc phiên giao dịch ngày hôm sau sẽ có xu hướng lên giá cao hơn không?
47. Phân tích kỹ thuật: Tuy ban đầu có hơi phức tạp nhưng nó thứ vô cùng quan trọng không thể xem thường. Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán, bạn nên tìm đọc những hướng dẫn về phân tích kỹ thuật, rồi kết hợp với việc nhận định thị trường, tâm lý dòng tiền, thông tin nội bộ….
Chung quy lại, thành hay bại là ở chỗ “Hiểu”. Thị trường chứng khoán vốn mang nhiều tính cờ bạc và lừa lọc lẫn nhau, nên nếu bạn “hiểu” thì đồng nghĩa với việc bạn có thể giảm đi những sai lầm trong giao dịch. “Hiểu” được cách chơi của nhà tạo lập thị trường, phán đoán được ý đồ của họ và không để họ “dắt mũi” thì tỷ lệ thành công của bạn rất lớn.
48. Thêm một kinh nghiệm đầu tư chứng khoán khác, bạn cũng đừng mù quáng chỉ tin duy nhất vào phân tích kỹ thuật của mình mà phải phối hợp với những thứ xung quanh. Nhà tạo lập thị trường lớn là bậc thầy về trường phái này, còn nhà đầu tư nước ngoài lại là ông tổ của nó. Đồ thị đẹp là do con người tạo ra, nhưng tương lai họ sẽ vẽ nó theo hướng nào, có tiếp tục đẹp nữa hay không mới là vấn đề quan trọng.

49. Tích lũy kinh nghiệm đầu tư chứng khoán bằng nhiều cách: không chỉ có giao dịch, ôm máy tính, đọc sách, lướt cả ngày trên cách diễn đàn… Có thể làm nhiều công việc lặt vặt khác như dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, rửa xe, đi dạo đi chơi… Biết đâu, sau đó bạn lại rút ra cho mình được một số chân lý khác để áp dụng vào giao dịch chính xác hơn?
50. Nếu gặp tin xấu về cổ phiếu đang sở hữu: các tin xấu thực sự liên quan đến doanh nghiệp, hoặc xa hơn nữa là các tin về khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh…, đại loại là những tin tác động đến toàn thị trường. Lúc này, dù có lỗ thì cũng phải bán tống bán tháo đi. Sau đó có thể mua lại giá rẻ hơn khi cổ phiếu đã tạo đáy và lúc thị trường cũng an toàn hơn. Thà mang tiếng “bầy đàn” còn hơn là được nhận danh hiệu “anh hùng lỗ vốn, anh hùng cháy tài khoản“.
51. Nên và không nên:
- Nên đánh giá “cổ phiếu đó đã cao quá rồi, tống đi thôi” -> bán đi rủi ro.
- Không nên “giá đã giảm quá rồi, mua thôi” -> Ôm rủi ro và người.
52. Nhà cái dụ gà: cả nhà cái Tây lẫn Ta thường rất hay dồn tiền vào cổ phiếu vốn hóa lớn hoặc các cổ phiếu đầu cơ trụ cột. Khi họ tích đủ hết hàng rồi, họ sẽ bán ròng mạnh. Còn thông tin chỉ là cái cớ biện minh cho việc mua bán của họ của thôi. Còn chúng ta thì có thể té nước theo mưa bằng cách ăn non, hoặc đánh nhiều lần.
53. Phiên giao dịch thường chia thành các giai đoạn:
- Buổi sáng: ATO 9.30 – 10.30, 11.00 – 11.30
- Buổi chiều 13.30 – 14.00 ATC
Thường thì giai đoạn trước sẽ quyết định giai đoạn sau, nhưng:
- Quyết định phiên sáng ở bước đệm 9.30 – 10.30 (thanh khoản) – (1)
- Quyết định phiên chiều ở bước đệm 13.30 – 14.00 (Rung lắc) – (2)
(1) Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán, nếu thanh khoản ở đầu phiên không được cải thiện => sập sàn.
(2) Giai đoạn này thường bán rất mạnh, nếu không có lực đỡ giá => giá rớt thê thảm.
54. Đừng tin nhiều vào “chuyên gia” của các công ty môi giới: mục tiêu chính của họ là phí môi giới, là khối lượng khớp lệnh, lôi kéo được khách hàng bằng lời tô vẽ màu hồng, chứ không phải khuyên chúng ta đầu tư sao cho có lãi. Họ chỉ vui khi khớp được lệnh lớn, và buồn thi khi khối lượng khớp lệnh thấp thôi.
- Khi thị trường bắt đầu tăng, họ khuyên chúng ta nên đứng ngoài quan sát, hạn chế mua đuổi, bởi họ nắm được tâm lý của chúng ta cực kỳ khó chịu khi nhìn thấy cổ phiếu giá ngày một lên mà lại không kịp mua. Rồi khi cổ phiếu gần đạt đỉnh, họ mới chơi bài khuyên mua vào vì uptrend dài hạn, dòng tiền mạnh… Lúc này, nhà đầu tư lao vào mua ở đỉnh, còn họ bán cổ phiếu tự doanh của họ ra.
- Khi mà thị trường giảm mạnh, tính thanh khoản yếu, họ lại bơm thêm rằng “thị trường còn giảm nữa”, khiến nhà đầu tư sợ, bán tháo dẫn đến khối lượng khớp lệnh đẩy lên cao, khối tự doanh của họ lại ôm hàng về. Và rồi họ cũng thu được rất nhiều phí môi giới.
Chẳng may đoán đúng thì họ sẽ lại nói “đúng như nhận định”. Còn nếu đoán sai thì chối bỏ trách nhiệm rồi nhanh chóng chống chế rằng “Diễn biến thị trường quá bất ngờ”.
55. Đối với dân đầu cơ lướt sóng, hãy sử dụng chiêu tạm bán – mua bù. Có nghĩa là nên mua chậm hơn một nhịp và bán nhanh hơn một nhịp, như thế sẽ hạn chế được phần nào rủi ro.
56. Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán cho người mới, đừng tin câu nói “mua xanh bán đỏ”. Mà phải hiểu chính xác hơn về nó. “Xanh” là bắt đầu tăng, còn Đỏ là bắt đầu giảm.
57. Cá lớn ăn nhau ở bịp, cá nhỏ ăn nhau ở lỳ. Hãy chọn cổ phiếu có hệ số cơ bản tốt, giá cả hợp lý, rồi đợi đến khi nào lãi thì bán, mà bán chậm hơn nhà cái một nhịp.
58. Nhận biết giá trần còn hay không:
- Nếu thanh khoản thấp, thì phiên tiếp theo vẫn là giá trần.
- Nếu thanh khoản cao mà giá vẫn tăng, tốt nhất là bán ngay phiên đó, hoặc đợi phiên sau bán sớm.
59. Tin tức xấu được tung ra vào buổi sáng thường không ảnh hưởng mấy đến thị trường. Nhưng đến trưa bà con nghỉ ngơi đọc báo đài, và đến chiều xả bán như đúng rồi.
60. Lợi thế của nhà đầu tư nhỏ: Nhà đầu tư nhỏ có một lợi thế là muốn mua cổ phiếu lúc nào thì mua, muốn bán lúc nào thì bán. Còn các tay to, cá mập, quỹ đầu tư là phải mua theo hội. Đây là lợi thế duy nhất của chúng ta, nên phải tận dựng hết sức điểm mạnh này bằng cách hiểu được ý đồ của họ và đi theo hướng của họ thì chắc chắn sẽ thành công. Dù lợi nhuận có thể không có lớn, nhưng đảm bảo sẽ không thua lỗ nặng nề.
Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán, bạn có thể đi lại ngược lại số đông nếu thích chơi trội, nhưng đừng bao giờ đi ngược lại hành động của nhà tạo lập thị trường lớn, nếu không muốn thất bại 100%.
Còn nữa…..
Người ta thường vẽ ra những viễn cảnh màu hồng về chứng khoán, làm nhiều người lầm tưởng rằng đây là nơi kiếm tiền nhanh nhất, lao đầu vào mà chưa chuẩn bị gì, thiếu kiến thức lẫn kinh nghiệm rồi dẫn đến thua lỗ ngay từ những lần đầu tiên. Vì vậy việc học hỏi, tích lũy những kinh nghiệm đầu tư chứng khoán từ những người đi trước là không bao giờ thừa. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn “hiểu” được phần nào về thị trường chứng khoán, từ đó cẩn trọng hơn, sáng suốt hơn trong mỗi lần ra quyết định đầu tư. Chúc bạn sớm thành công.