Hệ số D/E là một chỉ số tài chính quan trọng nhằm đánh giá năng lực của một doanh nghiệp. Vậy hệ số D/E là gì, vì sao nó lại quan trọng và ý nghĩa của nó như thế nào thì các bạn cùng xem giải đáp ngay sau đây.
Nội dung
Hệ số D/E là gì?
Định nghĩa về hệ số D/E
Ý nghĩa của hệ số D/E đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư
Với hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu D/E thì sẽ lấy số 1 làm tiêu chuẩn để so sánh.
Ý nghĩa của hệ số D/E đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp khi nhìn vào hệ số D/E thì sẽ có một trong 2 trường hợp sau đây:
- Hệ số D/E nhỏ hơn 1: điều này cho thấy tỷ lệ nợ đang thấp hơn vốn chủ sở hữu và doanh nghiệp vẫn đang quản lý tốt rủi ro từ những khoản nợ của mình. Ví dụ trong trường hợp nào đó cần thanh toán nợ gấp thì doanh nghiệp vẫn đủ năng lực tài chính để ứng phó với khoản nợ đó.
- Hệ số D/E lớn hơn 1: khi chủ doanh nghiệp nhìn vào hệ số này có nghĩa doanh nghiệp đang nợ nhiều hơn vốn chủ sở hữu, lúc này chủ doanh nghiệp cần phải có kế hoạch thay đổi để đưa hệ số này về mức dưới 1. Hệ số này sẽ giúp chủ doanh nghiệp nhận thấy rủi ro mà doanh nghiệp đang gặp phải và tìm hướng xử lý cho thích hợp, đưa công ty thoát khỏi rủi ro tiềm tàng.
Ý nghĩa của chỉ số D/E đối với nhà đầu tư
- Hệ số D/E nhỏ hơn 1: Với công ty có hệ số D/E nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ khả năng quản lý nợ của công ty vẫn đang tốt, hệ số này càng nhỏ thì năng lực tài chính của công ty càng mạnh.
- Hệ số D/E lớn hơn 1: Với công ty có hệ số D/E lớn hơn 1 thì nhà đầu tư cần cân nhắc khi đầu tư vào, vì nợ nhiều hơn vốn sẽ khiến doanh nghiệp có thể trên bờ vực phá sản. Tuy nhiên rủi ro nhiều thì cơ hội cũng không kém, nếu doanh nghiệp biết cách tận dụng nguồn vốn đi vay để tạo ra nhiều lợi nhuận cho mình và biến lợi nhuận đó trở thành vốn của công ty thì vẫn là một sự lựa chọn tốt.
Công thức tính hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu D/E chuẩn
Hệ số D/E = Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu
Trong đó:
+ Nợ phải trả là những khoản đi vay ngắn hạn, dài hạn mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán cho các bên như ngân hàng, đối tác cung cấp nguyên vật liệu, tiền trả lương nhân công, thuế phải nộp, trái phiếu phát hành…
+ Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn sở hữu của chủ doanh nghiệp, các cổ đông của công ty, các thành viên trong công ty liên doanh góp vào để cùng kinh doanh.
Một vài lưu ý về hệ số D/E
-
Những ngành nghề khác nhau sẽ có hệ số D/E không giống nhau, ví dụ như ngành sản xuất ô tô thường có hệ số D/E trên dưới 2 nhưng đấy là điều bình thường. Còn ngành công nghệ thường có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu D/E dưới 0,5.
-
Khi so sánh 2 công ty có cùng hệ số D/E và vốn chủ sở hữu bằng nhau nhưng các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn khác nhau thì: công ty nào có khoản nợ ngắn hạn phải trả ít hơn sẽ được ưu tiên hơn trừ trường hợp rủi ro do tăng lãi suất từ ngân hàng.
-
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu có thể được tính trong phần mềm Microsoft Excel giúp chủ doanh nghiệp quản lý và theo dõi tốt hơn bởi phần mềm này cung cấp sẵn tiện ích tính hệ số D/E.
-
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) được dùng để đánh giá mức độ sử dụng đòn bẩy mà doanh nghiệp đang sử dụng. Tỷ lệ này cao cho thấy cổ phiếu của doanh nghiệp đó có mức độ rủi ro lớn hơn nhưng nó phù hợp hơn khi so sánh các doanh nghiệp trong cùng 1 ngành.
-
Nhà đầu tư muốn biết hệ số D/E của doanh nghiệp cụ thể có thể lấy số liệu trên bảng cân đối kế toán, nếu bảng cân đối chưa có thì nhà đầu tư có thể lấy riêng giá trị nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối để tự tính toán.
-
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu như thế nào là tốt? Thường thì hệ số dưới 1 sẽ được đánh giá là tốt.
-
Không nên chỉ nhìn vào hệ số D/E mà đưa ra quyết định đầu tư cho vào cổ phiếu công ty nào mà nhà đầu tư cần nhìn vào nhiều yếu tố khác như lợi nhuận qua các năm, các dự án của công ty, chỉ số P/B, P/E…
– Biết được cách tính toán của hệ số D/E
– Hiểu được ý nghĩa của hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu D/E đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư
– Ghi nhớ một vài lưu ý khi nhìn vào hệ số D/E