Khi xem xét tình hình tài chính của một doanh nghiệp, bạn có thể sẽ bắt gặp chỉ số EBIT nhưng không hiểu ý nghĩa của chỉ số EBIT là gì hay cách tính EBIT như thế nào. Để giúp các bạn hiểu chính xác về chỉ số này thì gsphong.com sẽ lý giải chi tiết ngay sau đây.
Nội dung
Chỉ số EBIT là gì? Ý nghĩa & công thức tính
Chỉ số EBIT là gì?
- Earnings chính là lợi nhuận hay thu nhập
- Before là trước
- Interest là lãi vay
- Taxes là thuế
Trong báo cáo thu nhập trước thu nhập ròng thì chỉ số EBIT chính là tổng số tiền khi chưa trừ đi lãi vay và thuế.
Ý nghĩa của EBIT là gì?
EBIT giúp gì trong việc đánh giá tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp thì các bạn hãy xem ý nghĩa mà nó mang lại như sau:
-
Là tiêu chuẩn để so sánh các doanh nghiệp về khả năng tạo ra lợi nhuận khi thuế và lãi vay được tính là 0đ. Thường thì EBIT sẽ áp dụng trong việc so sánh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong cùng 1 lĩnh vực.
-
Giúp nhà đầu tư đánh giá được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp và đưa ra lựa chọn đầu tư phù hợp.
-
Đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp xem có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ và tiếp tục duy trì, phát triển cho các dự án sắp tới hay không.
-
Dùng làm số liệu để tính toán trong một số công thức đánh giá tài chính của doanh nghiệp khác như Ebit Margin, chỉ số EV/Ebit, Mô hình Dupont 5 nhân tố, tính toán khả năng thanh toán lãi vay (những công thức liên quan này sẽ được phân tích chi tiết ở phần sau).
Công thức, cách tính EBIT chuẩn & ví dụ cụ thể
Khác với một số công thức tính chỉ số tài chính khác như ROE, ROA, ROS…thì EBIT có tới 3 công thức tính khác nhau nhưng vẫn đưa về cùng một kết quả.
+ Công thức 1: EBIT = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động
+ Công thức 2: EBIT = Lợi nhuận sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Chi phí lãi vay
+ Công thức 3: EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi Vay
Ví dụ về cách tính EBIT theo cả 3 công thức: Doanh nghiệp A có tổng doanh thu là 200 tỷ VNĐ, chi phí hoạt động là 100 tỷ, lãi vay phải trả là 3 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp A là 97 tỷ, thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng là 13 tỷ.
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – thuế thu nhập doanh nghiệp = 97 – 13 = 84 tỷ đồng.
=> EBIT của doanh nghiệp A theo 3 cách tính sẽ là:
- Công thức 1: EBIT = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động = 200 tỷ – 100 tỷ = 100 tỷ
- Công thức 2: EBIT = Lợi nhuận sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Chi phí lãi vay = 84 tỷ + 13 tỷ + 3 tỷ = 100 tỷ
- Công thức 3: EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi Vay = 97 tỷ + 3 tỷ = 100 tỷ
Ví dụ thực tế từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm 2021 của FPT:
Từ trong báo cáo này, chúng ta sẽ lấy ra 2 số liệu để tính EBIT là Tổng lợi nhuận trước thuế khoảng 123 tỷ đồng và chi phí lãi vay khoảng 59 tỷ đồng.
Các công thức tính liên quan tới EBIT
Ứng dụng EBIT trong tính toán Ebit Margin
Công thức tính EBIT Margin:
Ứng dụng EBIT trong tính toán chỉ số EV/Ebit
EV = Vốn hóa thị trường + Tổng nợ – Tiền mặt
Chỉ số EV/EBit có thể dùng để so sánh các doanh nghiệp cùng ngành hoặc khác ngành với nhau, thường thì chỉ số này nên dưới 10. Chỉ số EV/EBIT được đánh giá là khá giống với chỉ số P/E và thường được các nhà đầu tư chuyên nghiệp áp dụng.
Ứng dụng EBIT trong tính toán mô hình Dupont 5 nhân tố
Mô hình Dupont 5 nhân tố bao gồm: Ebit Margin, hệ số gánh nặng thuế, doanh thu thuần/tổng tài sản bình quân, hệ số gánh nặng lãi vay, tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu bình quân.
Trên thực tế mô hình 5 nhân tố này được áp dụng để tính toán tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) mà ROE là một trong các chỉ số quan trọng bậc nhất để đánh giá một doanh nghiệp.
Tham khảo bài viết ROE là gì để rõ hơn chi tiết
Ứng dụng EBIT trong tính toán khả năng thanh toán lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT/chi phí lãi vay
Từ công thức này bạn có thể hình dung được giá trị EBIT càng cao và chi phí lãi vay càng nhỏ thì càng tốt cho doanh nghiệp. Nếu chỉ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đó đang gặp vấn đề trong việc thanh toán lãi vay còn lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán cho các khoản nợ.
Một vài lưu ý khi nhìn vào EBIT
– Chỉ số EBIT thường được các nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng bởi từ đó có thể đánh giá được tiềm năng phát triển cũng như tình hình thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.
– Không nên chỉ nhìn vào EBIT để đánh giá một doanh nghiệp mà nhà đầu tư cần kết hợp nhiều chỉ số khác như ROE, ROA, P/E, P/B…
– Chỉ số EBIT có âm không? Trên thực tế EBIT có thể âm khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và trường hợp này doanh nghiệp sẽ không bị đánh thuế TNDN. Nhưng khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì không cần nhìn vào chỉ số EBIT cũng đoán ra được tiềm năng trong thời gian tới của doanh nghiệp đó rồi.
– Khi nhìn vào giá trị của EBIT, các nhà đầu tư nên nhìn vào sự thay đổi của nó qua vài năm chứ không nên chỉ nhìn 1 năm.
– Thực tế trước đây khá ít nhà đầu tư Việt Nam tìm hiểu tới chỉ số EBIT nhưng gần đây số lượng người quan tâm tới chỉ số EBIT đã nhiều hơn. Điều này cho thấy tầm quan trọng của chỉ số EBIT trong phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp đang dần được tăng lên.
Xem thêm các chỉ số đánh giá tài chính doanh nghiệp khác:
– EBIT là gì?
– Công thức tính EBIT
– Ý nghĩa của EBIT đối với hoạt động đầu tư
– Các ứng dụng từ chỉ số EBIT
– 5 lưu ý nên nhớ về EBIT
Qua đây, mong rằng bạn đã hiểu EBIT là gì và ý nghĩa của EBIT trong đánh giá tài chính của một doanh nghiệp như thế nào. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc gì có thể để lại comment để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.