Cổ phiếu tăng trưởng luôn là loại cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư ưa thích nhất, bởi nó có khả năng đem đến lợi nhuận đáng kinh ngạc dành cho nhiều người. Vào những thời kỳ tăng trưởng và thị trường uptrend, nhiều mã cổ phiếu đã giúp các nhà đầu tư lãi 30 – 50%, thậm chí là x2 tài khoản. Vậy cổ phiếu tăng trưởng là gì? Làm sao để tìm được cổ phiếu tăng trưởng? Hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu chi tiết ở nội dung bài viết dưới nhé.
Nội dung
Cổ phiếu tăng trưởng là gì, là những mã nào?
Cổ phiếu tăng trưởng là gì?
Cổ phiếu tăng trưởng là những cổ phiếu có tiềm năng đạt được lợi nhuận cao hơn so với thị trường chung. Đó thường là cổ phiếu của những công ty mới, hoặc công ty sắp có những dòng sản phẩm mới dự kiến sẽ bán chạy, công ty có nhiều lợi thế trên thị trường, hoặc cổ phiếu của những DN đang được hưởng lợi lớn từ những tín hiệu vĩ mô đem lại.
Nhìn chung, cổ phiếu tăng trưởng có thể đem đến lợi nhuận cho nhà đầu tư từ 20 đến 30% một năm, đặc biệt chúng còn tăng trưởng cực mạnh trong thời kỳ uptrend. Trong khi các cổ phiếu thông thường chỉ đem đến lợi nhuận khoảng 10 – 12%/năm. Nếu bạn biết lựa chọn sáng suốt, thì đây là mảnh đất béo bở, có thể giúp bạn thu được lợi nhuận đáng kể chỉ với một số vốn nhỏ.
Đặc điểm của cổ phiếu tăng trưởng là gì?
Dưới đây là những đặc điểm chính của cổ phiếu tăng trưởng (lưu ý, nó chỉ là đặc điểm thường gặp, chứ không phải là tất cả cổ phiếu tăng trưởng đều phải đáp ứng hết đặc điểm này).
-
Thứ 1: Cổ phiếu tăng trưởng thường được gắn với các công ty nhỏ hơn, mới hơn và tại các thị trường mới nổi và các ngành công nghiệp đổi mới, như công nghệ cao.
-
Thứ 2: Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu của các công ty có thể chưa có lịch sử tăng giá bùng nổ, nhưng có tiềm năng vượt xa mức tăng trưởng của những công ty khác trong ngành của họ.
-
Thứ 3: Cổ phiếu tăng trưởng có thể là cổ phiếu thuộc lĩnh vực đang được hưởng lợi lớn từ các chính sách/vĩ mô trong trung hạn, dài hạn. Ví dụ: Dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu xuất nhập khẩu tăng trở lại, các cổ phiếu cảng biển sẽ được hưởng lợi sau khi mở cửa kinh tế. Một số DN trong nhóm này có thể được xếp vào nhóm tăng trưởng.
-
Thứ 4: Cổ phiếu tăng trưởng thường là cổ phiếu của các công ty tăng trưởng thường nắm giữ một số bằng sáng chế hoặc công nghệ tiên tiến nhất hoặc có thể có dấu hiệu trở thành người đột phá trong lĩnh vực của nó. Tiềm năng đổi mới này có thể là động lực khiến giá cổ phiếu của họ tăng cao.
-
Thứ 5: Cổ phiếu tăng trưởng thường không trả cổ tức. Thay vì phân phối một phần thu nhập cho các nhà đầu tư, cổ phiếu tăng trưởng sẽ chuyển bất kỳ khoản thu nhập nào trở lại công ty để thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa.
Các tiêu chí lọc cổ phiếu tăng trưởng
Khi bạn đọc đến đây, mình muốn nhấn mạnh rằng: Không có tiêu chí nhất định nào để lọc cổ phiếu tăng trưởng. Bởi vì nó còn phụ thuộc vào ngành nghề, vào chu kỳ kinh tế, bối cảnh vĩ mô nói chung, và hơn hết là phụ thuộc vào mục tiêu đầu tư của bạn.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư huyền thoại theo trường phái đầu tư tăng trưởng đã xây dựng được một số phong cách lọc cổ phiếu tăng trưởng điển hình, bạn có thể tham khảo.
Lọc cổ phiếu tăng trưởng theo CANSLIM
Đối với phương pháp này, bạn sẽ lọc theo 7 tiêu chí tương đương với 7 chữ cái C-A-N-S-L-I-M:
- C – Current Quarterly Earnings (Thu thập hàng quý): thu nhập trên mỗi cổ phiếu quý hiện tại tăng ít nhất từ 18% đến 20% so với cùng kỳ năm trước.
- A – Annual Earnings (Thu nhập hàng năm): tùy vào tình hình của công ty, lĩnh vực, nhưng cố gắng đạt được mức tăng trưởng thu nhập hàng năm từ 25% trở lên, ROE nên đạt từ 17% trở lên.
- N – New (sản phẩm mới): Mới có thể là sản phẩm mới, công ty mới, ban giám đốc mới, chiến lược quảng bá mới… Tóm lại là điều gì đó mới mẻ để thúc đẩy tăng trưởng.
- S – Supply and Demand (Cung và cầu): đề cập đến nhu cầu mua cổ phiếu và số lượng cổ phiếu của công ty đang lưu hành trên thị trường. Hãy lựa chọn cổ phiếu có khối lượng giao dịch tăng lên còn nguồn cung thì giảm đi.
- L – Leader or Laggard (Dẫn đầu hay đội sổ): lựa chọn cổ phiếu có chỉ số sức mạnh giá tương đối (RS) từ 80 trở lên.
- I – Institutional Sponsorship (nhà đầu tư tổ chức): ưu tiên lựa chọn các cổ phiếu có đủ số lượng cổ đông là tổ chức.
- M – Market Direction (Xu hướng thị trường): hơn hết, khi đã chọn đủ các tiêu chí trên, thì phải đáp ứng được xu hướng của thị trường. Bởi thị trường downtrend thì cổ phiếu cũng khó mà tăng trưởng được.
Bạn có thể đọc thêm: Hướng dẫn đầy đủ về phương pháp CANSLIM trong chứng khoán từ A – Z
Lọc cổ phiếu tăng trưởng theo Peter Lynch
Peter Lynch là tác giả của 2 cuốn sách nổi tiếng mà mà bạn có thể tìm đọc là: “Trên đỉnh phố Wall” và “Đánh bại phố Wall”. Ông đã chia các doanh nghiệp thành 6 loại, bao gồm:
Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu tăng trưởng nhanh là nhóm yêu thích của ông. Và ông đã có những tiêu chí lọc như sau:
- Market Cap < 1.5 tỷ USD: Vốn hóa thị trường của cổ phiếu nhỏ hơn 1.5 tỷ USD (cái này không áp dụng với thị trường Việt Nam).
- P/E < P/E Median: Cổ phiếu nằm trong số 1 nửa có tỷ lệ P/E nhỏ nhất thị trường.
- EPS Growth > 15%
- EPS Growth < 30% (việc chặn trên dưới này có thể loại bỏ được những công ty tăng trưởng đột biến, rủi ro cao).
- Tỷ lệ PEG < 1
- Tỷ lệ Debt to Assets < Median Debt to Assets: Cổ phiếu nằm trong số 1 nửa có tỷ lệ Debt to Assets nhỏ nhất thị trường.
- Tỷ lệ PEG được sắp xếp tăng dần: Cổ phiếu có tỷ lệ PEG càng nhỏ càng hấp dẫn.
Lọc cổ phiếu tăng trưởng theo Philip Fisher
Nếu bạn chưa biết Philip Fisher là ai thì có thể hiểu đơn giản rằng: ông là “thầy” của Warren Buffett. Tuy nhiên, Chiến lược của Philip Fisher tập trung vào những cổ phiếu tăng trưởng. Cụ thể:
Ngoài ra, trong cuốn Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường của mình ông đưa ra 15 chỉ tiêu để xác định 1 cổ phiếu tăng trưởng. Nhưng đối với những chỉ tiêu định lượng, ông tập trung vào 3 yếu tố chính:
- Sales 5Y CAGR > Sales 5Y CAGR Median: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty trong 5 năm gần nhất phải lớn hơn mức trung bình tốc độ tăng trưởng doanh thu của toàn thị trường.
- Doanh thu tăng trưởng trong 2 năm gần nhất
- Net income margin > Net income margin Median: Biên lợi nhuận sau thuế của công ty lớn hơn mức trung bình của toàn thị trường.
- Tỷ lệ PEG (5Y Growth) < 0.5: Tỷ lệ Price-to-Earnings growth rate nhỏ hơn 0.5. Trong đó Earnings growth rate được tính cho 5 năm gần nhất.
- Sắp xếp tỷ lệ PEG theo thứ tự tăng dần: Tỷ lệ PEG càng nhỏ thể hiện cổ phiếu có mức định giá càng hấp dẫn.
Một số tiêu chí lọc cổ phiếu tăng trưởng khác
Đây là tiêu chí được đại đa số các nhà đầu tư Việt Nam sử dụng khi lọc cổ phiếu tăng trưởng.
- Giá trị vốn hóa đạt trên 500 tỷ đồng
- Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trong 4 quý gần nhất lớn hơn 25%
- Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trong quý gần nhất lớn hơn 25%
- Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu quý gần nhất lớn hơn 20%
- Chỉ số ROA nhỏ hơn 20%
- Chỉ số ROE lớn hơn 15%
Danh sách cổ phiếu tăng trưởng 2024 mới nhất
Như mình đã giới thiệu ở phần trên, thì có rất nhiều tiêu chí để lọc cổ phiếu tăng trưởng khác nhau, tùy theo mục tiêu/phong cách đầu tư mà mỗi nhà đầu tư lại có một cổ phiếu phù hợp. Hơn nữa, cổ phiếu tăng trưởng có tính thời điểm, tức là nó có thể tăng trưởng ở giai đoạn này, nhưng chưa chắc sẽ tăng trưởng mạnh sau đó.
Vì vậy, danh sách cổ phiếu tăng trưởng tiềm năng này sẽ luôn thay đổi. Chúng mình đã tham khảo thêm dữ liệu từ Iris Security để có thể tìm được các cổ phiếu tăng trưởng tốt nhất hiện tại.
Xem danh sách lọc chi tiết (sẽ được cập nhật theo từng quý): TẠI ĐÂY
- Nhóm A+: Gồm các mã cổ phiếu DCM, DPM, FRT, GAS, GMD, PNJ, HAH, REE, VGC, VHC, IDC, BSR, CNG, CSV…
- Nhóm A: Gồm các mã cổ phiếu TCB, MBB, SHB, VND, OIL, VIB, FPT, FMC, DGW, CMX, ANV, VJC, CEO, VSH, SJD, PTB, NT2 …
- Nhóm B+: Gồm các cổ phiếu tiêu biểu như BIB, HHV, BCG, ACB, IDI, ITA, HDB, DPR,VOS, VCG, LPB, NLG, HAG, SSB, HDC, EIB….
Những lưu ý khi đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng
Mặc dù vậy, khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng, bạn cũng đừng bỏ qua một số lưu ý sau:
-
Cổ phiếu tăng trưởng có thể đang giao dịch với tỷ lệ giá trên thu nhập – P/E cao. Sở dĩ P/E cao là do cổ phiếu này đang được kỳ vọng có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa trong tương lai, nên nhiều nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền mua chúng về.
-
Dù sự hấp dẫn của cổ phiếu tăng trưởng là rất lớn, nhưng bạn cũng cần cân nhắc mua ở vùng giá hợp lý, tránh mua khi giá đã quá cao.
-
Một cổ phiếu tăng trưởng nhanh không nhất thiết phải nằm trong một ngành công nghiệp tăng trưởng. Nó có thể thuộc các ngành công nghiệp chậm phát triển, nhưng biết tận dụng lợi thế để chiến thắng trong ngành này.
-
Cổ phiếu tăng trưởng đến một giai đoạn nào đó, chúng sẽ đủ lớn và tăng trưởng chậm lại – và không còn là cổ phiếu tăng trưởng nữa. Chính vì vậy việc phán đoán được DN đang ở thời kỳ nào của tăng trưởng là vô cùng quan trọng.
-
Một số cổ phiếu chu kỳ như thép, du lịch, vật liệu xây dựng… có thể xếp vào nhóm cổ phiếu tăng trưởng khi nó ở trong chu kỳ tăng trưởng.
-
Cổ phiếu tăng trưởng có thể đem lại lợi nhuận cao, nhưng giá cổ phiếu chưa chắc đã tăng theo trong thời kỳ downtrend, hoặc trước những biến động vĩ mô lớn của thị trường.
TÓM LẠI:
Cổ phiếu tăng trưởng là một loại cổ phiếu mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng nên tìm hiểu – và nên sở hữu nếu có thể. Nhưng điều quan trọng nhất là: Mua cổ phiếu tăng trưởng ở thời điểm phù hợp nhất, như vậy mới có thể tối đa được hiệu suất đầu tư của bạn. Mong rằng qua những chia sẻ trên đây, bạn đã phần nào hiểu được cổ phiếu tăng trưởng là gì, và có những quyết định đầu tư sáng suốt cho riêng mình. Chúc bạn thành công.