Cho dù bạn có chiến lược giao dịch thế nào, bạn sẽ phải luôn chốt lợi nhuận để kiếm tiền từ giao dịch của mình. Nhưng để làm được điều đó, bạn cần có kỷ luật, nhất quán, và sử dụng lệnh Take Profit là vô cùng quan trọng. Nhưng cụ thể lệnh Take Profit là gì? Nên đặt lệnh Take Profit như thế nào tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vẫn đề này, để bạn có thể trở thành một nhà giao dịch có lợi nhuận ổn định nhất.
Nội dung
Hướng dẫn đặt lệnh Take Profit TỐI ƯU nhất
Lệnh Take Profit (Chốt lời) là gì?
Lệnh Take Profit hay còn được gọi là lệnh chốt lời, thường được viết tắt là TP, là một lệnh sẽ được kích hoạt khi giá chạm một mức nào đó mà bạn đã xác định trước – Và mức giá này sẽ đem lại lợi nhuận cho bạn.
Nó hoạt động khá giống với lệnh Stop Loss, chỉ là lệnh Stop Loss sẽ được kích hoạt khi giá chạm một mức – nhưng bạn sẽ bị lỗ.
Các nền tảng giao dịch ngày nay thường cho phép bạn nhập các mức giá của các lệnh Take Prrofit và StopLoss trên một giao diện đơn giản:
Sau khi thực hiện giao dịch, bạn sẽ thấy sẽ có 3 dòng hiển thị trên biểu đồ giá, cho biết:
- Entry: Giá đầu vào của bạn.
- Mức giá sẽ kích hoạt lệnh Take Profit.
- Mức giá sẽ kích hoạt lệnh Stop Loss:
Trong ví dụ trên:
- Bạn tham gia BUY cho cặp USD/JPY ở mức: 130,718
- Giao dịch của bạn sẽ kết thúc và bạncó lãi nếu giá chạm vào lệnh Take Profit của bạn ở mức 136,876
- Giao dịch của bạn sẽ kết thúc và bạn sẽ thua lỗ nếu giá chạm mức Stop Loss của bạn tại 126.403.
Hạn chế của lệnh Take Profit trong giao dịch
Bạn hẳn đã biết rằng các lệnh Take Profit (chốt lời) là điều cần thiết để bạn thu lợi nhuận giao dịch của mình.
Nhưng đây là một chút khó khăn: Mặc dù bạn luôn đặt các lệnh Take Profit cho mọi giao dịch… Nhưng nó không có nghĩa là bạn phải luôn đặt chúng theo cùng một cách.
Bởi vì thị trường không phải lúc nào cũng như bạn nghĩ:
- Giả sử một thị trường đi ngang, bạn có thể dễ dàng đặt Take Profit ở gần Kháng cự/Hỗ trợ đúng không? Bởi vì nơi đó sẽ luôn xuất hiện áp lực BÁN/MUA khiến giá quay đầu đảo chiều.
- Nhưng nếu bạn giao dịch breakout, hay giao dịch trong một thị trường xu hướng – giá tăng cao và liên tục tăng cao hơn nữa, thậm chí vượt cả đỉnh cũ? Bạn sẽ đặt lệnh Take Profit ở đâu khi không thể xác định được kháng cự? Đặt theo cảm tính? Nhưng rồi giá vẫn tiếp tục tăng cao => Tức là bạn đang hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình.
Sẽ thật đáng buồn, đáng lẽ bạn có thể kiếm được 100 USD, 200 USD, thậm chí 1000 USD…, nhưng vì chốt lời sớm, số lãi bạn nhận được chỉ bằng 1/2, 1/3 chỗ đõ?
Thế nên, điều hạn chế của lệnh Take Profit đó là: Nó sẽ hữu ích trong thị trường sideway, nhưng không hữu ích khi thị trường đang xong một xu hướng MẠNH.
Sai lầm thường gặp khi đặt lệnh Take Profit
Nếu bạn muốn trở thành một trader có lợi nhuận ổn định, bạn phải đảm bảo sẽ không mắc phải 2 sai lầm kinh điển này:
Sai lầm 1: Đặt Take Profit quá gần, trong khi đặt Stop Loss quá xa
Tức là bạn rất giỏi gồng lỗ, nhưng khi vừa lấy lãi bạn đã nhanh chóng chốt lời ngay lập tức. Bạn làm như vậy vì bạn luôn lo lắng, sợ mình giao dịch sai, sợ mình thua lỗ. Chính vì vậy khi có chút lãi, bạn đã nhanh chóng chốt lời – vì nó cho bạn cảm giác chiến thắng?
NHƯNG – Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có một tỷ lệ Risk:Reward rất tệ.
Có thể bạn sẽ win trong một vài lần. Nhưng về lâu dài, thì nó sẽ khiến bạn thua lỗ.
Bạn nghĩ thế nào – Nếu bạn cứ ăn lãi mỗi giao dịch chỉ 5USD – 10 USD, nhưng rồi chỉ cần một lệnh lỗ, bạn bay cả 100 USD? Mình đoán đây là tình trạng rất nhiều bạn phải từng gặp phải?
Đáng tiếc là, đây là sai lầm của rất nhiều Trader hiện nay.
Sai lầm 2: Liên tục điều chỉnh lại mức Take Profit
Có nghĩa là bạn không có niềm tin vào các giao dịch của mình…
Dẫn đến là việc bạn sẽ tiếp tục điều chỉnh các lệnh Take Profit (và thậm chí cả các lệnh cắt lỗ). Và rồi cuối cùng, bạn sẽ cắt giảm lợi nhuận của mình hoặc kéo dài khoản lỗ của mình. (Sau đó lại đi vào vết xe đổ của trường hợp 1).
Và nguyên nhân sâu xa của vấn đề này?
Bạn không có một kế hoạch giao dịch vững chắc và không tin tưởng vào giao dịch. Những trader giao dịch theo cảm tính rất hay mắc phải lỗi này.
Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành một nhà giao dịch có kỷ luật và có lợi nhuận ổn định, thì bạn phải bắt đầu lập kế hoạch giao dịch và tập thói quen tuân theo những nguyên tắc, kỹ luật nhất định.
Sử dụng lệnh Take Profit thế nào để tối đa hóa lợi nhuận?
Việc sử dụng lệnh Take Profit thế nào, mình nghĩ điều quan trọng là nó phụ thuộc vào cấu trúc thị trường. Mình sẽ phân ra thành thị trường đi ngang & thị trường có xu hướng.
Thị trường sideway: Dùng Take Profit cố định
Trong một thị trường phạm vi, hoặc một thị trường đi ngang, nơi bạn có thể tham gia swing trading – mua ở hỗ trợ, bán ở kháng cự – bạn có thể đặt Take Profit cố định.
Đây là các bước đơn giản để bạn thực hiện:
- Xác định một thị trường sideway, và xác định rõ được mức kháng cự & hỗ trợ.
- Tham gia SHORT ở kháng cự, BUY ở hỗ trợ (với điều kiện xuất hiện những tín hiệu cho thấy giá đảo chiều).
- Đặt một lệnh Stop Loss cách đó 1 ATR so với đỉnh/đáy trước đó.
- Đặt lệnh Take Profit trước ngưỡng kháng cự/hỗ trợ
Ví dụ minh họa:
– Đồ thị bên dưới của EURUSD, là một thị trường sideway, bạn có thể dễ dàng xác định được kháng cự và hỗ trợ.
– Tiếp theo, bạn đừng vội vàng tham gia LONG khi thấy giá chạm hỗ trợ. Và thay vào đó, hãy đợi xuất hiện một mô hình nến tăng giá, ví dụ là mô hình nến nhấn chìm tăng:
– Khi xuất hiện nến tăng, bạn có thể vào lệnh. Sau đó, vì là lệnh LONG nên nhớ cài đặt Stop Loss thấp hơn hỗ trợ, và cài đặt lệnh Take Profit cũng thấp hơn Kháng cự. Đừng bao giờ đặt TP, SL ở đúng vùng hỗ trợ/kháng cự nhé.
Thị trường có xu hướng: Dùng Trailing Stop Loss
Có thể khi nghe đến từ “Trailing Stop Loss”, bạn sẽ thắc mắc rằng bạn đang muốn “chốt lời”, tại sao mình lại khuyên bạn dùng lệnh “cắt lỗ”. À, thực ra nó chỉ là vấn đề tên gọi. Mình thấy lệnh này rất ữu ích để bạn dùng để chốt lời trong điều kiện thị trường có xu hướng.
*** Trailing Stop Loss, nhưng về cơ bản là một lệnh giúp bạn chốt lợi nhuận. Nếu với lệnh Take Profit (chốt lời) thông thường, bạn đặt chốt lời tại điểm nào thì khi giá xuống tới điểm đó lệnh sẽ được đóng tự động, nhưng với Trailing Stop, điểm đóng lệnh sẽ luôn di chuyển theo cùng chiều xu hướng của lệnh, giúp cho bạn có thể lãi nhiều nhất có thể. ***
Ví dụ: Bạn mua Bitcoin ở vùng giá 17.000 USD và đang có lãi. Hiện tại, giá BTC là 20.000 USD và mức Trailing Stop của bạn cách đó 1.000 USD. (Có nghĩa sẽ bán Bitcoin nếu giá giảm còn 19.000 USD).
Nhưng nếu Bitcoin tăng lên 21.000 USD, thì mức Trailing Stop của bạn cũng tăng lên 1.000 USD, tức là bạn sẽ chỉ bán Bitcoin của bạn nếu giá Bitcoin giảm còn 20.000 USD (21.000 – 1.000 USD). Tóm lại, nếu giá tăng thì mức giá để bạn canh thoát lệnh cũng sẽ tăng theo.
Nhìn chung, Trailing Stop Loss không đoán đỉnh thị trường là bao nhiiêu, nhưng nó sẽ giúp bạn thoát lệnh, chốt lời khi thị trường có tín hiệu đảo ngược xu hướng.
Ở các sàn hay các phần mềm giao dịch, họ thường tích hợp sẵn lệnh Trailing Stop. Bạn có thể sử dụng nếu muốn. Tuy nhiên cách dùng Trailing Stop tự động này mình không khuyến nghị (nó chỉ phù hợp với trader kinh nghiệm, tính toán được mức chênh lệch hợp lý giữa giá và Trailing Stop bằng một số chỉ báo phức tạp như chỉ báo ATR...
Cách tốt nhất là bạn nên dùng Trailing Stop thủ công. Tức là luôn theo dõi và bám sát thị trường, thoát lệnh khi giá có tín hiệu đảo chiều. Có rất nhiều cách làm cho bạn. Ví dụ:
- Dựa vào cấu trúc thị trường: Ví dụ một xu hướng tăng bao gồm các đỉnh và đáy sau cao hơn đỉnh và đáy trước. Nhưng khi giá hình thành một đáy sau thấp hơn đáy trước, bạn có thể thoát vị thế.
- Dựa vào đường trung bình động (MA): Bạn thoát vị thế khi giá cắt khỏi đường MA, vì nó là tín hiệu báo giá sẽ đảo chiều.
- Dựa vào Golden Cross và Death Cross: Là tín hiệu 2 đường MA giao nhau. Trong xu hướng tăng: Nếu MA ngắn ngày cắt xuống dưới đường MA dài ngày, hãy thoát lệnh BUY/LONG của bạn. Ngược lại, Trong xu hướng giảm: Nếu MA ngắn ngày cắt lên trên đường MA dài ngày, hãy thoát khỏi lệnh SHOR/SELL của bạn.
Tất nhiên, nội dung bài viết này mình chỉ nói qua về kỹ thuật sử dụng Trailing Stop Loss. Chi tiết hơn về lệnh này và cách sử dụng A – Z, bạn hãy tham khảo chi tiết ở hướng dẫn dưới đây:
Tóm lại:
- Lệnh Take Profit hay còn gọi là lệnh chốt lời, là một lệnh sẽ đóng vị thế của bạn khi giá chạm đến mức giá bạn mong muốn – Và bạn có lãi.
- Sử dụng các lệnh Take Profit cố định sẽ hiệu quả trong thị trường sideway.
- Trong một thị trường có xu hướng, đặc biệt là xu hướng mạnh, tốt nhất là nên sử dụng Trailing Stop.
- Phải luôn có kế hoạch & kỷ luật giao dịch, tránh mắc phải 2 sai lầm khi đặt lệnh Take Profit.
Trên đây là những hướng dẫn của mình về cách sử dụng lệnh Take Profit sao cho tối ưu nhất. Còn bạn thì sao? Bạn có thường xuyên sử dụng Take Profit không? Bạn có gặp phải sự cố nào không? Hãy cùng chia sẻ cho chúng mình biết với nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài và chúc bạn giao dịch thành công.