Trong các mô hình nến Nhật thì mô hình nến mẹ bồng con tăng Bullish Harami được xem là một mô hình nến đảo chiều với xu hướng tăng. Tuy nhiên không phải cứ xuất hiện mô hình nến Bullish Harami thì giá sẽ tăng mà còn phải phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Vậy những yếu tố đó là gì và cách giao dịch khi gặp mô hình nến Bullish Harami như thế nào hiệu quả thì bạn hãy xem chi tiết ngay sau đây.
Mô hình nến mẹ bồng con tăng Bullish Harami là gì?
Định nghĩa về mô hình nến Bullish Harami
Giải nghĩa từ Bullish Harami: Bullish ở đây được hiểu là một thị trường tăng giá còn Harami trong tiếng Nhật được hiểu là mẹ bồng con.
Mô hình nến mẹ bồng con tăng Bullish Harami được tạo thành từ hai cây nến:
-
Nến mẹ: là một cây nến giảm (màu đỏ hoặc đen) với thân dài
-
Nến con: là một cây nến tăng (nến xanh hoặc trắng) với thân ngắn và nằm trọn trong thân của nến mẹ và thân nến nhỏ hơn hoặc bằng 25% thân nến mẹ (xem ảnh mô tả)
Mô hình nến mẹ bồng con tăng Bullish Hammer có ý nghĩa gì? Mô hình nến Bullish Harami là một mô hình đảo chiều xuất hiện ở đáy của xu hướng giảm. Nó bao gồm một nến giảm có thân lớn, tiếp theo là nến tăng với thân nhỏ nằm trong thân nến trước. Là một dấu hiệu của sự thay đổi xu hướng từ giảm sang tăng khi bên bán đang dần giảm số lượng còn bên mua đang tăng lên.
Mô hình nến Bullish Harami khá giống với mô hình nến Inside Bar với nến mẹ thân lớn, nến con nằm trong lòng thân mẹ. Tuy nhiên nến Bullish Harami có nến mẹ phải là màu đỏ trong khi nến Inside Bar thì nến mẹ có thể đỏ hoặc xanh. Nến mẹ bồng con tăng có 1 nến con màu xanh với chiều dài thân nhỏ hơn hoặc bằng 25% thân nến mẹ. Còn nến Inside Bar thì có nhiều con, màu nến và kích thước của các nến con không xác định, chỉ cần nằm trong lòng mẹ là đủ.
Ưu nhược điểm của nến mẹ bồng con tăng Bullish Harami
Cách nhận biết mô hình nến mẹ bồng con tăng Bullish Harami
Để nhận biết mô hình nến Bullish Harami, các bạn hãy lưu ý một vài điều sau:
-
Theo dõi các tín hiệu cho thấy khối lượng giao dịch đang chậm lại hoặc đảo chiều hoặc sự hình thành của cây nến tăng tiếp theo.
-
Chú ý tỷ lệ cây nến con xanh có thân không lớn hơn 25% so với cây nến mẹ đỏ trước đó.
-
Với cổ phiếu thì cây nến xanh con sẽ nằm giữa thân của cây nến mẹ và giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa của cây nến mẹ. Tuy nhiên với thị trường Forex, Coin thì cây nến con sẽ nằm ngay cạnh nến mẹ với giá mở cửa bằng giá đóng cửa của nến mẹ.
-
Chú ý khi mô hình xuất hiện tại ngưỡng hỗ trợ
-
Kết hợp sử dụng với chỉ số RSI
Ví dụ về mô hình nến mẹ bồng con tăng Bullish Harami
Ví dụ 1: Mô hình nến Bullish Harami xuất hiện ở thị trường chứng khoán. Trong mô hình này, các bạn có thể thấy xu hướng giá thị trường đang giảm sau đó khi xuất hiện mô hình nến Bullish Harami thì giá đã chuyển hướng bắt đầu tăng lên đáng kể. Dù ngay sau mô hình xuất hiện một nến đỏ nhưng nó vẫn không có ảnh hưởng gì lắm vì giá vẫn tiếp tục tăng ngay sau đó. Trong hình, dễ dàng có thể nhận thấy giá mở cửa của cây nến con lớn hơn giá đóng cửa của cây nến mẹ và thân nến con chỉ ~ 25% so với thân nến mẹ.
Ví dụ 2: Mô hình nến Bullish Harami xuất hiện ở thị trường Forex. Trong thị trường Forex thường sẽ có giá đóng cửa hôm trước bằng với giá mở cửa của hôm sau. Và như hình ảnh phía dưới, cây nến xanh con có thân ngắn chỉ bằng khoảng 20% thân nến mẹ và mô hình nến này xuất hiện tại đáy xu hướng giảm làm giá đảo chiều sang tăng.
Ví dụ 3: Mô hình nến Bullish Harami chữ thập. Theo các trader chuyên nghiệp thì đây là một biến thể của mô hình nến mẹ bồng con. Bản thân cây nến Doji chữ thập đã mang một tín hiệu của sự đảo chiều rồi. Trong ví dụ này, nến mẹ đang thể hiện sự giảm giá rõ rệt từ bên bán nhưng sau đó xuất hiện cây nến Doji chữ thập chứng tỏ bên mua cũng đã bắt đầu tăng mạnh khiến cho giá mua bằng giá bán. Với cây nến Doji chữ thập thì chúng ta không cần quan tâm tới màu sắc của cây nến vì dù đỏ hay xanh thì vẫn cho thấy sự cân bằng giữa 2 bên. Lúc này thị trường đang ở thế lưỡng lự và chỉ cần một tín hiệu khả quan là giá sẽ đảo chiều tăng sau đó.
Ví dụ 4: Mô hình nến Bullish Harami dự báo sai. Với ví dụ này, các bạn có thể thấy giá đang giảm và khi đó xuất hiện một mô hình nến Bullish Harami nhưng giá vẫn tiếp tục giảm chứ không đảo chiều tăng dù ngay sau đó xuất hiện một cây nến Doji chuồn chuồn màu xanh.
Cách vào lệnh với mô hình nến mẹ bồng con Bullish Harami
Vào lệnh khi gặp mô hình nến mẹ bồng con như thế nào để tránh rủi ro, đạt hiệu quả? Dưới đây là một số trường hợp để vào lệnh với nến Bullish Harami bạn có thể tham khảo:
+ Trường hợp 1: Mô hình nến Bullish Harami xuất hiện gần vùng hỗ trợ mạnh. Bạn có thể vào lệnh BUY ngay khi cây nến con được hoàn thành.
+ Trường hợp 2: Áp dụng kết hợp mô hình nến Bullish Harami với chỉ số RSI
- Vào lệnh BUY khi cây nến xuất hiện sau mô hình nến mẹ bồng con tăng cũng là một cây nến xanh tăng.
- Vào lệnh BUY nếu giá bắt đầu tăng cao trên mức giá cao nhất của nến mẹ 2 – 3 pip.
- Vào lệnh BUY ở trên mức giá cao nhất của nến con khoảng 2 – 3 pip.
=> Kết luận: Mô hình nến mẹ bồng con tăng Bullish Harami là mô hình nến Nhật đảo chiều tuy nhiên tín hiệu của nó không quá mạnh mẽ như nến Doji hay nến búa. Vậy nên với những trader mới, các bạn nếu chưa hiểu phân tích kỹ thuật lắm thì không nên dựa vào mô hình nến này.
Qua đây, mong rằng bạn đã hiểu mô hình nến mẹ bồng con tăng Bullish Harami là gì. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan tới mô hình nến này có thể để lại câu hỏi để được giải đáp. Hoặc nếu bạn nào có kinh nghiệm gì muốn chia sẻ về mô hình nến Bullish Harami cũng có thể comment để mọi người cùng trao đổi.