Một trong những mô hình giá vô cùng quan trọng, báo hiệu thị trường sắp đảo chiều giảm giá, đó chính là mô hình tam giác giảm dần (mô hình Descending Triangle). Cụ thể nó là gì, hiệu quả ra sao, cách giao dịch thế nào? Hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Mô hình tam giác giảm là gì?
Mô hình tam giác giảm dần, tiếng Anh là Descending Triangle. Đây là một mô hình tam giác hướng xuống dưới, có một loạt các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và các đáy nằm ở vùng hỗ trợ.
Mô hình này cho biết lực bán đang mạnh dần, và giá có cả năng phá vỡ hỗ trợ và giảm sâu xuống.
Cụ thể như hình bên dưới:
Mô hình tam giác giảm dần (Descending Triangle) là một trong 3 mô hình tam giác phổ biến nhất. 2 mô hình còn lại là: Mô hình tam giác tăng dần và Mô hình tam giác đối xứng.
Ý nghĩa của mô hình tam giác giảm dần
Mô hình tam giác giảm – Mô hình Descending Triangle sẽ cho bạn biết 2 vấn đề chính:
- Thứ 1: Lực bán đang mạnh và lực mua đang yếu dần
Thông thường, khi giá giảm càng thấp thì càng xuất hiện nhu cầu mua, đẩy giá cao hơn.
Nhưng đó không phải là trường hợp của mô hình tam giác giảm.
Bởi vì khi giá giảm thấp hơn, nó vẫn thiếu người mua. Còn phía người bán sẵn sàng bán với giá thấp hơn nữa (đó là lý do tại sao chúng ta sẽ thấy một loạt các mức giá thấp dần ở mô hình này).
- Thứ 2: Có nhiều lệnh BÁN đang đợi ở dưới đường hỗ trợ
Giải thích đơn giản như này: Khi giá phá vỡ hỗ trợ, nhiều trader coi là “thủng đáy”, nên họ sợ giá tụt sâu hơn nữa, vì vậy họ nhanh chóng bán để bảo toàn lợi nhuận/tài sản. Các lệnh Stop Loss cũng rất hay được đặt ở vùng giá nhé.
Ngoài ra, nhiều trader khác khi đánh SHORT, họ cũng sẽ đặt lệnh chốt lời ở dưới đường hỗ trợ (vì hầu hết lý thuyết trong sách vở đều khuyên làm như vậy). Khi giá chạm vùng này, lệnh bán sẽ được kích hoạt.
⇒ Và dần dần, sẽ có nhiều lệnh BÁN đang chờ ở đây. Chỉ cần khi giá breakout ra khỏi hỗ trợ, nó sẽ kích hoạt các lệnh chờ bán này, làm tăng áp lực bán, và giá sẽ giảm nhanh chóng.
Cách giao dịch với mô hình tam giác giảm
Nếu muốn kiếm lợi nhuận từ mô hình Descending Triangle, thì cách duy nhất là BÁN KHỐNG khi giá phá vỡ hỗ trợ.
Tuy nhiên, bạn không thể đợi đến khi mô hình Descending Triangle được hình thành rõ ràng, giá đã breakout khỏi hỗ trợ thì mới vào lệnh.
Lúc đó thường đã quá trễ.
Bởi khi giá giảm đến một mức thấp nào đó, sẽ xuất hiện lực mua tiềm ẩn và có thể đẩy giá lên cao.
Điều quan trọng nhất là bạn phải tìm được mô hình tam giác giảm có xác suất breakout cao nhất (dự đoán trước breakout sẽ xảy ra).
Và chúng bao gồm những mẹo sau đây:
Tìm mô hình hỗ trợ được test nhiều lần
Mô hình tam giác giảm dần là gì? Là mô hình mà nhiều lần giá chạm hỗ trợ, lại bật lên trên, tạo thành các đỉnh sau thấp hơn đỉnh dưới.
Nhưng để dự đoán được xác xuất breakout lớn từ mô hình này, thì hãy xem giá đã test mốc hỗ trợ bao nhiêu lần. Và như chúng mình đã nói: Nó càng test hỗ trợ nhiều lần – Xác suất breakout càng lớn.
Tại sao:
-
Bởi khi giá chạm hỗ trợ nhiều lần lại bật lên, nhiều người sẽ coi đó là “đáy ngắn hạn”, và có nhu cầu đặt lệnh MUA ở đó rất nhiều, cũng như đặt lệnh cắt lỗ (Stop Loss) ngay bên dưới hỗ trợ.
-
Khi giá đã phá qua được hỗ trợ, các lệnh cắt lỗ sẽ được kích hoạt, khiến áp lực bán tăng lên, làm giá giảm mạnh xuống.
Dễ hiểu hơn, nếu ít lệnh Stop Loss bên dưới, thì khi giá giảm sẽ kích hoạt nhu cầu mua, khiến giá có thể quay đầu trở lại, khiến breakout có thể trở thành Breakout giả.
Nhưng nếu nhiều lệnh Stop Loss, thì một khi các lệnh này được kích hoạt, tỷ lệ giá breakout mạnh rất lớn, và những ai bán khống (đánh SHORT) chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận.
Đặt lệnh gần đỉnh của tam giác giảm
Bởi vì hiện tượng giá breakout khỏi hỗ trợ sẽ xảy ra gần khu vực này nhất – nơi mà giá biến động thấp nhất.
Vào lệnh bán khống ở đây sẽ rất có lợi, vì giá có thể sẽ di chuyển theo xu hướng có lợi cho bạn: giảm xuống dưới, hoặc vẫn dao động quanh khu vực đó. (Nên dù kết quả thế nào, thì bạn vẫn đang được lợi).
Ví dụ:
Thời gian vào lệnh và vị trí đặt Stop Loss
Chắc hẳn sau khi nghiên cứu xong 2 phần trên, bạn đã biết được lúc nào nên hành động với mô hình tam giác giảm dần rồi đúng không?
Tuy nhiên, việc quan trọng nhất là: Vào lệnh lúc nào và đặt Stop Loss ở đâu?
Mình muốn nhấn mạnh với bạn rằng:
Nếu bạn đợi đến khi nến đóng cửa, giá đã giảm rất sâu rồi, và lúc đó bạn sẽ phải “đuổi theo thị trường”.
Mẹo của chúng mình là:
- Vào lệnh SHORt ngay khi giá break khỏi hỗ trợ.
- Đặt Stop Loss ở phía trên đường xu hướng giảm (Bởi đặt ở đó thì xu hướng giảm và mô hình tam giác giảm dần sẽ mất hiệu lực).
Đây là ý của mình:
*** Cụ thể mức giá đặt là bao nhiêu, thì bạn có thể sử dụng chỉ báo ATR để giúp bạn điều này ***
Giao dịch khi mô hình tam giác giảm đã xảy ra
Tuy nhiên, sẽ có nhiều bạn thắc mắc rằng:
Sẽ phải làm gì khi mô hình tam giác giảm đã xảy ra, và giá đã giảm sâu xuống rồi. Có nên tiếp tục giao dịch với nó không?
Rất rủi ro khi bạn cố đuổi theo giá, bởi vì thời điểm bạn đuổi theo chúng, thì giá đã bắt đầu chuẩn bị tăng trở lại.
Nhưng vẫn có một số mẹo dành cho bạn, hãy làm theo từng bước:
B1: Chờ giá re-test lại điểm breakout
Lúc này sẽ có 2 trường hợp:
- Giá hồi lại điểm breakout và tăng giá ⇒ Mô hình kết thúc, bạn có thể bỏ qua.
- Giá hồi lại điểm breakout và quay đầu giảm ⇒ Lúc này, hỗ trợ đã thành kháng cự, và đang mở ra cơ hội để bạn có thể vào lệnh bán khống.
B2: Tìm thêm những tín hiệu nến giảm giá
Thị trường rất khó đoán, dù giá có thể quay đầu giảm nhưng nếu bạn vào lệnh bán khống ngay, thì vẫn rất rủi ro bởi giá có thể quay đầu tăng bất cứ khi nào.
Để cho chắc chắn hơn, hãy tìm thêm những mô hình nến Nhật đảo chiều như Shooting Star, Bearish Engulfing , v.v.
B3: Vào lệnh SHORT và đặt Stop Loss
Sau khi bạn đã xác định đúng được xu hướng của thị trường, bạn có thể đặt lệnh SHORT ở nến kế tiếp, và đặt lệnh Stop Loss cách 1 ATR ở Swing High (đỉnh cao nhất của xu hướng mới).
Nhưng nếu trong trường hợp, giá không re-test lại đường hỗ trợ cũ thì sao?
Vậy chỉ còn một cách cuối cùng, đó là bạn chờ đợi lần pullback đầu tiên. Và đây là những bước bạn cần làm:
-
Chờ đợi một đợt pullback đầu tiên sau khi breakout, nhưng lưu ý rằng nó phải nhỏ hơn đường trung bình động MA20 (Bởi pullback càng nông, thì càng ít rủi ro và càng dễ đặt lệnh cắt lỗ).
-
Đặt lệnh Stop Loss ở bên dưới mức dao động thấp nhất của Pullback, và SHORT khi giá phá vỡ mức thấp đó.
Chốt lời với mô hình tam giác giảm dần
Chúng mình đã hướng dẫn xong bạn cách vào lệnh bán khống và đặt lệnh cắt lỗ với mô hình tam giác giảm dần – Descending Triangle. Việc cần làm bây giờ: tìm điểm đóng vị thế, chốt lợi nhuận sau khi bán khống.
Cách tốt nhất là sử dụng: Trailing Stop Loss
Bởi vì bạn không biết được giá sẽ giảm đến mức nào đúng không?
Nên bạn không thể đặt một mức giá cố định như Stop Loss thông thường. Thay vào đó, bạn sẽ phải luôn quan sát xu hướng của thị trường, khi nào thị trường diễn biến không có lợi thì bắt đầu vào lệnh.
Nguyên tắc:
Căn cứ vào đường trung bình động (M20, M50 tùy chọn), khi nào giá đóng cửa vượt qua đường MA thì kết thúc vào lệnh.
Sau những chia sẻ của chúng mình về mô hình tam giá giảm dần – Descending Triangle trên đây, mình mong rằng bạn sẽ nhớ được những ý chính sau:
-
Mô hình tam giác giảm là mô hình báo hiệu giá sẽ đảo chiều giảm giá. Đặc điểm của nó là có các đáy gần hỗ trợ, và có các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
-
Mô hình tam giác giảm cho biết lực bán đang mạnh dần, và lực mua đang yếu đi.
-
Khi mô hình này xuất hiện, bạn có thể đặt lệnh BÁN để bảo toàn vốn, hoặc đánh SHORT để thu lợi nhuận.
-
Cách nhận biết giá sắp breakout khi xuất hiện mô hình tam giác giảm là: hỗ trợ được test nhiều lần.
-
Khi mô hình đã quá rõ ràng, thì thường là quá muộn để tham gia giao dịch. Tuy nhiên bạn có thể chờ đợi các đợt re-test hoặc pullback để kiểm tra lại.
-
Có thể áp dụng Trailing Stop Loss để chốt lợi nhuận sau khi đã tham gia bán khống.
Bạn đã hiểu về mô hình tam giác giảm chưa? Bạn thấy nó có hiệu quả không? Bạn có thắc mắc gì về mô hình này, hãy để lại comment bên dưới để cùng trao đổi với chúng mình nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài, và chúc bạn giao dịch thành công.