Một trong những mô hình nến Nhật đảo chiều phổ biến, được nhiều trader biết đến nhiều nhất chính là mô hình nến Shooting Star, hay còn gọi là “nến sao băng” hoặc “nến bắn sao”. Loại nến này thường xuyên xuất hiện trong biểu đồ nến Nhật và đã trở thành một tín hiệu cho các trader dựa vào bắt đỉnh. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nến Shooting Star là gì, áp dụng trong giao dịch ra sao để không bắt phải tín hiệu giả. Bài viết dưới đây của gsphong.com sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Nội dung
Mô hình nến Shooting Star (Nến sao băng)
Nến Shooting Star là gì?
*** Cần phân biệt nến Shooting Star và nến Inverted Hammer, hình dạng giống nhau, nhưng Shooting Star xuát hiện ở cuối xu hướng tăng, còn Inverted Hammer xuất hiện ở cuối xu hướng giảm. Và cả 2 đều thuộc dạng nến Pin Bar ***
Đặc điểm, ý nghĩa mô hình nến Shooting Star
Nến Shooting Star sẽ có hình dạng tương tự như ảnh bên dưới:
Cách để nhận diện được nến Shooting Star (nến bắn sao):
- Không quan trọng màu sắc, có thể là màu đỏ hoặc màu xanh.
- Không có bóng nến phía dưới, hoặc có những rất ngắn.
- Bóng nến phía trên dài, dài gấp 2 – 3 lần phần thân nến.
- Thân nến ngắn, và nằm sâu ở phía bên dưới.
Và đây là ý nghĩa của một nến Shooting Star (nến sao băng):
– Khi thị trường mở cửa, lượng mua nhiều, người mua chiếm lĩnh thị trường và giá bị đẩy cao hơn.
– Đến lúc cao trào mua, một lượng bán lớn đã tham gia vào thị trường, và giá bị đẩy lại thấp xuống.
– Sau đó, áp lực bán tiếp tục mạnh hơn, khiến giá đóng cửa bị đẩy xuống gần bằng hoặc thấp hơn hẳn so với giá mở cửa.
Nói tóm lại, Shooting Star là một mô hình nến đảo chiều giảm giá cho thấy thị trường đang từ chối mức giá cao hơn. Có nghĩa là có một lượng mua nhiều (khiến giá tăng), thì lại có một lượng người xả hàng (khiến giá giảm), và cứ tiếp diễn như vậy, giá không thể tăng thêm được nữa, rồi dần dần sẽ chuyển sang xu hướng giảm giá (đảo chiều).
Lưu ý khi giao dịch với nến Shooting Star
Nến Shooting Star rất dễ nhận diện, nhưng bạn phải hết sức cảnh giác với nó, bởi vì:
Mô hình nến Shooting Star là một tín hiệu cho biết thị trường không thể tăng giá được nữa và sắp đảo chiều. Nhưng Shooting Star rất phổ biến, và nó cũng có thể xuất hiện ở các mô hình như Bearish Engulfing, Doji bia mộ , v.v.
Vì vậy, đừng cố gắng học thuộc các mẫu hình nến.
Thay vào đó, bạn hãy học cách đọc nó đúng cách để bạn không bao giờ cần phải ghi nhớ thêm một mô hình nến nào nữa.
Và tất cả những gì bạn cần làm là tự hỏi bản thân:
“Giá đóng ở đâu trong phạm vi của nến?”
Bằng cách nhìn vào hình ảnh 2 mô hình nến này…
Ở hình (1), hãy thử trả lời xem ai là người kiểm soát thị trường, lực bán hay lực mua mạnh hơn?
Tất nhiên, giá đóng cửa ở sát với mức giá cao nhất, thì chắc chắn lực mua rất mạnh rồi.
Tiếp theo, đến hình (2), ai là người kiểm soát?
Mặc dù đó là một cây nến tăng (nến màu xanh) nhưng lực bán thực sự rất mạnh hơn trong trường hợp này. Bởi vì:
– Giá đóng cửa ở gần mức giá thấp nhất, cho thấy thị trường liên tục từ chối các mức giá cao hơn.
Vì vậy, hãy nhớ, nếu bạn muốn biết thị trường ai đang kiểm soát, mua mạnh hay bán mạnh, hãy tự hỏi rằng: giá đóng cửa nằm ở đâu trong phạm vi cây nến?. Chỉ cần ghi nhớ điều đó là bạn đủ hiểu 50% về tất cả các mô hình nến Nhật nói chung rồi.
Đặc biệt, khi giao dịch với mô hình nến Shooting Star, bạn cũng phải hết sức cảnh giác, bởi vì không phải cứ nhìn thấy nến Shooting Star xuất hiện là bạn SHORT hoặc xả hàng ngay lập tức.
Bởi vì bạn cũng phải xem xét bối cảnh của thị trường (như xu hướng , khu vực nến xuất hiện…). Nếu không, bạn có thể xả hàng hoặc SHORT khi trong một xu hướng tăng (dù xác suất là thấp).
Bằng chứng là ví dụ bên dưới:
Còn hình ảnh dưới đây mới là Shooting Star chuẩn:
Tín hiệu xác nhận nến Shooting Star đảo chiều
Bây giờ có lẽ bạn đang tự hỏi: “Vậy làm thế nào để biết được nến Shooting Star xác nhận đúng tín hiệu đảo chiều”?
Thật ra là có nhiều cách, cả những phương pháp áp dụng kèm các chỉ báo kỹ thuật khác, nhưng sẽ vô cùng khó hiểu bởi không phải ai cũng hiểu hết được. Mình sẽ nêu ra 2 tín hiệu đơn giản nhất, dễ nhận biết sau:
Dựa vào nến tiếp theo của nến Shooting Star
Đây là một tín hiệu cực kỳ quan trọng, bạn cần đợi thêm một nến nữa sau nến Shooting Star xuất hiện, và chúng phải đáp ứng đủ điều kiện:
- Nếu Shooting Star là nến xanh (hoặc trắng), thì giá đóng cửa của nến tiếp theo phải thấp hơn giá mở cửa của nến Shooting Star.
- Nếu Shooting Star là nến đỏ (hoặc đen), thì giá đóng cửa của nến tiếp theo phải thấp hơn giá đóng cửa của nến Shooting Star.
Điều kiện này tuy không đảm bảo 100%, nhưng tỷ lệ win sẽ cao hơn rất nhiều nếu bạn chỉ căn cứ vào duy nhất nến Shooting Star.
Dựa vào nến trước đó của nến Shooting Star
Cách này người ta gọi là mô hình nến Shooting Star (nến sao băng) tự xác nhận. Bạn sẽ quan sát nến Shooting Star, và so sánh nó với nến đứng trước nó.
- Nếu trước Shooting Star là một nến xanh (hoặc trắng) nhỏ: yêu cầu nến Shooting Star phải lớn hơn và có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa của nến xanh trước đó.
- Hoặc nến Shooting Star xuất hiện ở sau một cây nến đỏ (hoặc đen), yêu cầu toàn bộ thân nến Shooting Star phải thấp hơn giá đóng cửa của nến đỏ trước đó.
Cách giao dịch với nến Shooting Star
Giả sử bạn đã chắc chắn được đó là nến Shooting Star, và đảm bảo rằng xu hướng giá sẽ đảo chiều giảm. Thì giờ sẽ là lúc tiến hành vào lệnh giao dịch.
– Cách 1: Vào lệnh ngay từ khi nến Shooting Star xuất hiện. Tức là ở đầu cây nến ngay sau nến Shooting Star.
– Cách 2: Có thể đợi xong cây nến Comfirm (cây nến tiếp theo sau nến Shooting Star) kết thúc rồi vào lệnh.
Nếu nến Shooting Star tự xác nhận (như mình đã nếu ở 4.2) thì bạn có thể vào lệnh ngay như cách 1, điểm vào lệnh sẽ đẹp hơn. Còn không thì có thể đợi nến khi xác nhận được xu hướng rồi vào lệnh, lúc đó điểm vào lệnh tuy không đẹp, nhưng đảm bảo an toàn hơn.
Chia sẻ thêm với các bạn, khi xuất hiện nến Shooting Star, thì Shooting Star thường đi kèm với nến xác nhận và sau đó nó có thể tạo ra một vùng kháng cự mới, và sẽ có một vài nến Pullback để kiểm tra lại đường kháng cự đó.
Bạn có thể sử dụng tín hiệu này để vào lệnh, nhưng phải chấp nhận rằng sẽ bỏ lỡ một số cơ hội chớp thời cơ SHORT hay xả hàng, bởi vì không phải trường hợp đảo chiều nào cũng có pullback, mà thị trường có thể đảo chiều ngay lập tức. Nhưng quan điểm của mình: thà giao dịch ít, nhưng phải chuẩn, chắc thì tỷ lệ win mới cao.
Lưu ý: Hãy chắc chắn rằng các nến pullback xảy ra trong vòng khoảng 5 nến, bắt đầu từ nến xác nhận.
Còn nếu sau 5 nến mà vẫn không thấy đảo chiều, thì bạn có thể vào lệnh ở mức 50% nến Shooting Star (như ảnh bên dưới đây):
Lý cho cho hành động này, là khi mô hình nến Shooting Star quá lớn so với những nến quanh đó, có thể sẽ tạo ra một tỷ lệ rủi ro lớn hơn, vì bởi vì tín hiệu đảo chiều mà bạn mong muốn có thể sẽ bị Pullback rất mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải mạo hiểm nhiều hơn.
Giải pháp cho việc này là hãy kiên nhẫn và chờ đợi tới khi giá tụt xuống mức 50% của Shooting Star thì hãy vào lệnh (chứ không phải là đặt lệnh ngay lúc pullback tăng lên mốc 50%) .
Trên đây là những thông tin về mô hình nến Shooting Star, hay còn gọi là mô hình nến sao băng (bắn sao) cũng như chiến lược nhận biết, giao dịch với Shooting Star theo kinh nghiệm từ bản thân. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn phần nào kiến thức để vận dụng mô hình nến Shooting Star hiệu quả nhất. Chúc các bạn giao dịch thành công và thu được thật nhiều lợi nhuận.
Thanks bạn, những bài viết rất dễ hiểu và có ích với tôi.
Chúc dautu.io ngày càng phát triển vững mạnh.