Có thể bạn đang thắc mắc Price Action là gì? Nói đơn giản thì đây là việc bạn quyết định giao dịch dựa vào những tín hiệu, biến động của giá cá. So với một số phương pháp khác thì Price Action không hề khó và được rất nhiều trader sử dụng. Tuy nhiên nếu là những người mới tìm hiểu về phương pháp giao dich này thì chắc hẳn sẽ rất bỡ ngỡ, không biết nên học từ đâu, tìm hiểu từ đâu, bởi kiến thức về nó quá nhiều.
Tuy nhiên đừng lo lắng, bài viết này của chúng mình sẽ hướng dẫn bạn cách hiểu, cách giao dịch Price Action (Hành động giá) từng bước, đơn giản và hiệu quả nhất.
Nội dung
Tim hiểu phương pháp Price Action là gì?
Price Action là gì?
Price Action (giao dịch hành động giá) là một phương pháp dựa trên lịch sử giá (giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá cao nhất) để giúp bạn đưa ra quyết định giao dịch tốt nhất.
Theo phương pháp Price Action, mọi sự chuyển động của giá đều chịu tác động từ những người tham gia vào thị trường, bao gồm người mua và người bán. Hành vi của họ lại chịu ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. Vì vậy, giá trên thị trường có thể phản ánh tất cả mọi thứ.
Nhiệm vụ của phương pháp Price Action là gì? Đó chính là phân tích hành vi của người mua, người bán để biết được phe nào đang kiểm soát thị trường.
- Ví dụ phe mua đang kiểm soát tức là lượng mua nhiều hơn lượng bán, khiến giá tăng lên.
- Ngược lại, nếu phe bán đang kiểm soát thị trường, tức là lượng bán ra nhiều hơn mua vào thì giá sẽ có xu hướng giảm.
Price Action có phải là phân tích kỹ thuật?
Trong đầu tư, có 2 trường phái phân tích phổ biến, đó là có 2 trường phái phân tích phổ biến, đó là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Price Action thuộc trường phái phân tích kỹ thuật.
Tuy nhiên, không giống như các chỉ báo trong phân tích kỹ thuật, là kết quả của các phép tính từ đơn giản đến phức tạp, dựa trên các dữ liệu giá và khối lượng trong quá khứ để khi nhìn vào các indicators này, các trader sẽ dự đoán được thị trường sẽ đi theo xu hướng nào…., mục đích chính của Price Action là giúp bạn hiểu được thị trường đang làm gì, từ đó làm căn cứ để giao dịch. Thông tin duy nhất mà phương pháp Price Action sử dụng chính là dữ liệu giá.
Ví dụ, đây là một đồ thị giá của của một indicators trader (người sử dụng các chỉ báo kỹ thuật):
Còn dưới đây là đồ thị của một Price Action Trader (đơn giản và dễ nhìn hơn rất nhiều):
Tuy trông nó đơn giản, nhưng hiệu quả mà nó đem lại không hề thua kém việc bạn sử dụng các chỉ báo kỹ thuật.
Hướng dẫn giao dịch Price Action chuyên sâu
Có có nhiều bài giảng về Price Action, và bạn vô cùng hoang mang khi không biết nên phải học từ đâu, bắt đầu thế nào?
Việc bạn cần làm là tìm hiểu từ những cái đơn giản nhất, đi từng bước một, và chúng bao gồm:
Bước 1: Hiểu được Hỗ trợ & Kháng cự là gì
Để hiểu rõ hơn về Price Action là gì và cách giao dịch với nó, thì việc đầu tiên bạn phải hiểu về Kháng cự & Hỗ trợ.
Vùng kháng cự & Hỗ trợ là lý thuyết căn bản mà hầu hết bạn nào muốn học phân tích kỹ thuật đều phải biết. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết về nó ở bài viết:
Vùng kháng cự và hỗ trợ & những sự thật không phải trader nào cũng hiểu
Tuy nhiên, trong nội dung bài Price Action là gì này, mình cũng nói qua ý chính của nó:
- Kháng cự là một mức giá/vùng giá mà khi giá đạt đến mức đó thường sẽ đảo chiều giảm giá.
- Hỗ trợ là một mức giá/vùng giá mà khi giá đạt đến mức đó thường sẽ đảo chiều tăng giá.
Tác dụng của hỗ trợ và kháng cự trong Price Action là gì? Đó chính là nó giúp bạn tìm được điểm MUA THẤP, BÁN CAO.
- Khi giá dao động ở vùng hỗ trợ, nó được gọi là THẤP.
- Khi giá dao động ở vùng kháng cự, nó được gọi là CAO.
Đặc biệt, khi giá breakout ra khỏi đường kháng cự thì đồng nghĩa với việc nó bắt đầu hình thành một xu hướng tăng mới (lúc này kháng cự sẽ trở thành hỗ trợ). Tương tự, nếu giá breakout khỏi hỗ trợ, thì sẽ hình thành một xu hướng giảm.
Bước 2: Nắm được các giai đoạn của thị trường
Thị trường luôn thay đổi, nó có thể trong xu hướng tăng, xu hướng giảm, sideway, độ biến động thấp, độ biến động cao, v.v.
Nhưng nếu bạn nhìn vào bức tranh toàn cảnh lớn hơn, bạn sẽ nhận ra thị trường sẽ có 4 giai đoạn chính:
- Tích lũy
- Tăng giá
- Phân phối
- Giảm giá
Các chu kỳ của thị trường này có thể ít hiệu quả trên thị trường coin, forex…, nhưng lại vô cùng quan trọng đối với thị trường chứng khoán. Nắm rõ được từng giai đoạn của thị trường sẽ giúp bạn biết được phải làm gì và ứng biến kịp trước biến động giá.
Giai đoạn tích lũy: Thường xảy ra sau một xu hướng giảm mạnh, thời gian kéo dà (thường trên 3 tháng), giá không thể giảm thêm được nữa và sẽ đi ngang trong một khoảng thời gian. Lúc đó, bạn sẽ thấy giá dao động xung quanh đường MA200. Thời điểm này là lúc thích hợp để MUA VÀO.
Giai đoạn tăng giá: Khi giá vượt khỏi kháng cự của giai đoạn tích lũy thì cũng là lúc giá sẽ bước vào giai đoạn tăng giá. Bạn cũng có thể đợi khi giá breakout khỏi Kháng cự rồi mua mới, tránh bị chôn vốn khi mua ở giai đoạn tích lũy (vì không biết bao giờ giá mới tăng). Hành động sau đó là NẮM GIỮ và MUA GIA TĂNG.
Giai đoạn phân phối: Không có thị trường nào tăng mãi mãi, cũng sẽ có lúc mệt mỏi, và đây chính là lúc nó bước vào giai đoạn phân phối. Nhận biết giai đoạn này là nó xuất hiện sau một xu hướng tăng, giá sẽ đi ngang. Thị trường lúc này sẽ có xu hướng sideway, và hình thành một khu vực kháng cự/hỗ trợ rõ ràng. Hành động: BÁN BỚT, HẠ TỶ TRỌNG hoặc CHỜ ĐỢI TÍN HIỆU.
Giai đoạn giảm giá: Hãy chú ý quan sát, nếu giá breakout khỏi kháng cự của giai đoạn phân phối phía trên, thì xu hướng tăng sẽ tiếp tục. Nhưng nếu giá phá vỡ hỗ trợ bên dưới, thì đây là lúc thị trường bước vào xu hướng giảm. Hành động: BÁN BỚT, hạn chế mua vào khi thấy giá giảm, bởi xác suất cao giá sẽ giảm sâu hơn nữa.
Bước 3: Hiểu được các mô hình nến Nhật
Ở 2 phần trên đã giúp bạn hiểu được bức tranh toàn cảnh về Price Action là gì và giao dịch với nó thế nào.
Chúng cho bạn biết nơi để vào giao dịch của mình (Hỗ trợ và Kháng cự) và bạn nên làm gì trong các điều kiện thị trường khác nhau (4 giai đoạn của thị trường).
Nhưng vẫn còn thiếu một phần của câu đố, và đó là thời điểm bắt đầu giao dịch.
Price Action là gì và làm thế nào để giao dịch Price Action hiệu quả? Cái quan trọng nhất trong chiến lược giao dịch Price Action chính là các mô hình nến Nhật.
Nến Nhật là gì? Là mô hình thể hiện cho bạn rõ nhất thông tin về biến động giá trong phiên, nó mô phỏng giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa, giá mở cửa. Căn cứ vào đó, bạn sẽ hiểu được tâm lý thị trường ra sao, bên mua hay bên bán mạnh hơn.
Nến Nhật trên đồ thị có thể có màu xanh và đỏ (ở một số biểu đồ là màu đen và trắng). Dựa vào màu sắc chúng ta có thể nhận biết được:
- Nến tăng giá: Giá đóng cửa > giá mở cửa thì nến sẽ có màu xanh (hoặc trắng)
- Nến giảm giá: Giá đóng cửa < giá mở cửa thì nến sẽ có màu đỏ (hoặc đen)
Thị trường luôn biến động bất ngờ, và giá cả trong phiên luôn luôn giao động khác nhau, vì thế cấu tạo mỗi cây nến cũng rất khác nhau. Tuy nhiên nếu dựa vào hình dáng nến thì sẽ có những mô hình nến Nhật dưới đây:
Minh họa | Tên gọi | Đặc điểm | Tiếp tục hay đảo chiều | Cách sử dụng |
Tiêu chuẩn | Nến đơn. Thân nến và bóng nến cân xứng với nhau. | Một trong hai | ||
Nến cường lực - Marubozu | Nến đơn. Chỉ có thân, không có bóng nến (nếu có thì rất ngắn) | Tiếp tục | ||
Nến búa - Nến Hammer | Nến đơn. Không có bóng nến phía trên (hoặc rất ngắn), bóng phía dưới rất dài. Xuất hiện ở cuối xu hướng giảm. | Đảo chiều | ||
Búa ngược - Nến Inverted Hammer | Nến đơn. Ko có bóng nến phía dưới (hoặc rất ngắn), bóng nến phía trên rất dài. Xuất hiện ở cuối xu hướng giảm. | Đảo chiều | ||
Nến con xoay - Spinning Tops | Nến đơn. Thân nến nhỏ, móng, còn bóng nến ở 2 đầu rất dài. | Một trong hai | ||
Nến Doji | Không có thân nến (giá đóng cửa và mở cửa bằng nhau) | Một trong hai | ||
Nến sao băng - Shooting Star | Nhìn giống nến Inverted Hammer, nhưng xuất hiện ở cuối xu hướng tăng. | Đảo chiều | ||
Đàn ông treo cổ - Hanging Man | Giống nến hammer, nhưng xuất hiện ở cuối xu hướng tăng. | Đảo chiều | ||
Nhấn chìm tăng - Bullish Engulfing | Nến đôi. Cây nến thứ 1 màu đỏ, rất nhỏ. cây thứ 2 màu xanh, to, bao trùm cây nến 1. | Đảo chiều | ||
Nhấn chìm giảm - Bearish Engulfing | Nến đôi. Cây nến thứ 1 màu xanh, rất nhỏ. cây thứ 2 màu đỏ, to, bao trùm cây nến 1. | Đảo chiều | ||
Mẹ bồng con tăng - Bullish Harami | Nến đôi. Cây nến thứ 1 màu đỏ, dài. Cây thứ 2 màu xanh, nhỏ, nằm gọn trong thân nến 1. | Một trong hai | ||
Mẹ bồng con giảm - Bearlish Harami | Nến đôi. Cây nến thứ 1 màu xanh, dài. Cây thứ 2 màu đỏ, nhỏ, nằm gọn trong thân nến 1. | Một trong hai | ||
Nến Pin Bar | Nến đơn. Nhìn giống nến hammer, Shooting Star..., nhưng không nhất thiết là đảo chiều. | Một trong hai | ||
Nến Inside Bar | Đa nến, có cây nến mẹ đứng trước, sau đó sẽ là những nến con nằm trong. | Một trong hai | ||
Nến đỉnh nhíp & Đáy nhíp | 2 nến có màu sắc ngược nhau, bóng nến có kích thước bằng nhau. | Đảo chiều | ||
Nến sao mai - Morning Star | 3 nến: Cây 1 màu đỏ và dài, cây 2 thân ngắn (doji, hammer...), cây 3 thân dài màu xanh. | Đảo chiều | ||
Nến sao hôm - Evening star | 3 nến: Cây 1 màu xanh và dài, cây 2 thân ngắn (doji, hammer...), cây 3 thân dài màu đỏ. | Đảo chiều | ||
Three White Soldier - Ba chàng lính trắng | 3 nến màu xanh liên tiếp, bóng nhỏ. Giá mở và đóng của nến sau dần cao hơn nến trước. | Đảo chiều | ||
Three Black Crows - 3 con quạ đen | 3 nến màu đỏ liên tiếp, bóng nhỏ. Giá mở và đóng của nến sau dần thấp hơn nến trước. | Đảo chiều | ||
Rising Three Methods - Tăng giá 3 bước | 3 cây nến đỏ liên tiếp xuất hiện sau 1 cây nến xanh lớn. | Tiếp tục | ||
Falling three methods - Giảm giá 3 bước | 3 cây nến xanh liên tiếp xuất hiện sau 1 cây nến đỏ lớn. | Tiếp tục | ||
Nến xuyên - Piercing line | Nến 1 màu đỏ dài, nến 2 màu xanh dài. Giá đóng cửa nến 2 cao hơn mức giữa của thân nến 1. | Đảo chiều | ||
Mây đen che phủ - Dark cloud cover | Nến 1 xanh dài, nến 2 màu đỏ dài. Giá đóng cửa nến 2 cao hơn mức giữa của thân nến 1. | Đảo chiều |
Có thể sau khi xem các mô hình nến Nhật trên, bạn thấy chúng quá rắc rối và khó nhớ đúng không?
Một mẹo giao dịch với phương pháp Price Action, đó chính là đừng cố gắng học thuộc các mô hình nến.
Thay vào đó, bạn hãy học cách hiểu nó đúng cách để bạn không bao giờ cần phải ghi nhớ thêm một mô hình nến nào nữa.
Điều quan trọng nhất, hãy tìm xem:
“Giá đóng cửa nằm ở đâu trong phạm vi của nến?”
Bằng cách nhìn vào hình ảnh 2 mô hình nến này:
Ở hình (1), hãy thử trả lời xem ai là người kiểm soát thị trường, lực bán hay lực mua mạnh hơn?
Tất nhiên, giá đóng cửa ở sát với mức giá cao nhất, thì chắc chắn lực mua rất mạnh rồi.
Tiếp theo, đến hình (2), ai là người kiểm soát?
Mặc dù đó là một cây nến tăng (nến màu xanh) nhưng lực bán thực sự rất mạnh hơn trong trường hợp này. Bởi vì giá đóng cửa ở gần mức giá thấp nhất, cho thấy có lực bán rất mạnh khi giá tăng lên mức cao hơn.
Chính vì vậy, nếu bạn muốn biết thị trường ai đang kiểm soát, mua mạnh hay bán mạnh, hãy tự hỏi rằng: giá đóng cửa nằm ở đâu trong phạm vi cây nến?. Chỉ cần ghi nhớ điều đó là bạn đủ hiểu 50% về tất cả các mô hình nến Nhật nói chung rồi.
Tiếp theo, không cần nhớ cả trăm mẫu nến khác nhau, mà hãy học cách giao dịch với 4 mô hình nến mạnh mẽ nhất để tìm được điểm vào lệnh. Chúng bao gồm.
Hammer, Shooting Star bạn sẽ thấy chúng thường được gọi là “nến rút chân“. Nếu xuất hiện nến này thì tín hiệu đảo chiều là rất cao.
Một điều thú vị nho nhỏ:
- Mô hình nến Bullish Engulfing và mô hình nến Hammer giống nhau.
- Mô hình nến Bearish Engulfing và mô hình nến Shooting Star cũng giống nhau.
Chúng có thể coi là 1, chỉ phụ thuộc vào khung thời gian mà bạn xem biểu đồ.
Tại sao lại như vậy, để mình giải thích cho bạn: Ví dụ: Trên khung thời gian 2 giờ, sẽ hiển thị mô hình nến Bullish Engulfing, nhưng nếu bạn chỉnh khung thời gian thành 4 giờ, nó sẽ trở thành nến búa.
Xem hình minh họa dưới đây, có lẽ bạn sẽ hiểu:
Đối với phương pháp Price Action, ngoài việc hiểu được bản chất của mô hình Nến Nhật và ghi nhớ được 4 mô hình nến mạnh nhất, thì bạn cũng đừng quên một số lưu ý:
♥ Trong một xu hướng tăng, nếu xuất hiện cây nến lớn, thì nó cho biết lực mua đang rất mạnh. Còn nếu nó xuất hiện những cây nến tăng với thân nhỏ, điều đó chứng tỏ lực mua đang yếu dần.
♥ Cũng trong xu hướng tăng, nếu xuất hiện các cây nến giảm với kích thước lớn, nó báo hiệu dấu hiệu đảo chiều ngược xu hướng đang gia tăng. Nhưng nếu là các nến giảm nhỏ, thì đó là một đợt pullback bình thường và xu hướng có khả năng tự tiếp tục lại.
♥ Kích thước của mô hình so với các mô hình nến khác là bao nhiêu, nếu mô hình nến càng lớn so với những nến trước đó, thì những dự báo của mô hình nến đó càng chuẩn xác.
Bước 4: Nắm được các mô hình giá phổ biến nhất
Bạn đã được học về Price Action là gì, hiểu được về kháng cự & hỗ trợ, rồi cũng đã nắm được những kiến thức quan trọng nhất về nến Nhật.
Bước tiếp theo nâng cao hơn một chút, là đi tìm hiểu về các mô hình giá.
Mô hình giá sẽ bao gồm nhiều mô hình nến ghép lại với nhau, trong một xu hướng dài hạn. Tên gọi của các mô hình sẽ dựa vào hình dạng của chúng, ví dụ như: vai đầu vai, cốc tay cầm, mô hình tam giá, mô hình cờ đuôi nheo…
Dưới đây là những mô hình giá phổ biến nhất. Mỗi một mô hình lại có cách sử dụng khác nhau, nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, bạn có thể ấn vào mục Chi tiết để xem hướng dẫn cụ thể.
Tên mô hình | Minh họa | Đặc điểm | Tín hiệu | Cách dùng |
Cốc tay cầm | Giống hình chiếc cốc, có phần cốc sâu, và phần tay cầm nông hơn. | Tăng giá | ||
Vai đầu vai | Gồm 3 đỉnh liên tiếp. Đỉnh giữa cao nhất, 2 đỉnh còn lại ~ nhau. | Giảm giá | ||
2 đỉnh | Gồm 2 đỉnh cao gần ngang nhau với một đáy nằm ở giữa. | Giảm giá | ||
2 đáy | Gồm 2 đáy thấp gần ngang nhau với một đỉnh nằm ở giữa. | Tăng giá | ||
Cái nêm | 2 đường nối các đỉnh và các đáy cùng hướng lên trên, hoặc cùng hướng xuống dưới. Biến động giá hẹp dần. | Tùy mô hình cụ thể | ||
Cờ đuôi nheo | Đường nối các đỉnh hướng xuống, đường nối các đáy hướng lên. Nằm ở cuối 1 xu hướng mạnh. | Tùy mô hình cụ thể | ||
Cờ tăng | Đường nối giữa các đỉnh và các đáy song song nhau, và cùng hướng lên trên. | Tăng giá | ||
Cờ giảm | Đường nối giữa các đỉnh và các đáy song song nhau, và cùng hướng xuống dưới. | Giảm giá | ||
Chữ nhật | Gồm các đỉnh cao bằng nhau và các đáy cao bằng nhau. | Tùy mô hình cụ thể | ||
3 đỉnh | Xuất hiện ở cuối xu hướng tăng, 3 đỉnh cao thấp tương đương nhau. | Giảm giá | ||
3 đáy | Xuất hiện ở cuối xu hướng giảm, 3 đáy cao thấp tương đương nhau. | Tăng giá | ||
Tam giác tăng | Gồm các đỉnh cao bằng nhau, còn các đáy sau cao hơn đáy trước. | Tăng giá | ||
Tam giác giảm | Gồm các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, còn các đáy cao bằng nhau. | Giảm giá |
Bước 5: Biết cách giao dịch với breakout chính xác
Bạn đã nắm được tới 70% kiến thức về Price Action rồi đó. Nhưng đọc đến đây, mình luôn muốn nhấn mạnh rằng hầu hết các kiến thức ở trên đều có liên quan đến breakout (nói thân thiện hơn thì có thể hiểu là giá bứt khá khỏi vùng cản, hoặc thủng đáy).
Vậy breakout là gì?
Breakout là hiện tượng khi giá tăng mạnh và phá vỡ ngưỡng kháng cự, hoặc là giảm mạnh và phá vỡ ngưỡng hỗ trợ.
Ví dụ như hình bên dưới, breakout trong xu hướng giảm:
Bắt được tín hiệu breakout rất quan trọng trong phương pháp giao dịch với Price Action. Bởi khi breakout xảy ra, bạn sẽ biết được khi nào giá vượt cản, bước vào chu kỳ tăng giá mới. Lúc đó bạn có thể mua vào/mua gia tăng, tránh bị chôn vốn quá lâu. (Hoặc tương tự, nếu giá breakout khỏi hỗ trợ thì hãy nhanh chóng bán ra, hoặc đặt lệnh SHORT).
Tuy nhiên, không phải breakout nào cũng là bắt đầu một xu hướng tăng/giảm, mà rất có thể chúng là breakout giả.
Vậy breakout giả là gì?
Breakout giả là khi giá vượt qua khỏi kháng cự/hỗ trợ, nhưng sau đó lại quay về khu vực kháng cự/hỗ trợ cũ. Breakout giả rất dễ xảy ra khiến nhiều nhà đầu tư nhầm lẫn, vào lệnh sai, dẫn đến thua lỗ:
Cách giao dịch Price Acttion để bắt tín hiệu breakout chuẩn, đó là hãy tìm những tín hiệu trước khi diễn ra breakout dưới đây:
- Có dấu hiệu “tích lũy” trước khi xảy ra breakout (có nghĩa là giá đi ngang một khoảng thời gian dài ở khu vực gần kháng cự/hỗ trợ, xuất hiện nhiều cây nến nhỏ).
- Tìm mô hình tam giác tăng dần ở gần kháng cự hoặc mô hình tam giác giảm ở gần hỗ trợ.
- Thị trường Sideway càng lâu, thì breakout xảy ra càng mạnh.
Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết hơn để hiểu được tại sao mình lại khuyên bạn làm như vậy: Breakout là gì? Cách xác định và giao dịch Breakout tránh “mắc bẫy”
Hãy nhớ kỹ những kiến thức này và thực hành chúng, là bạn có thể dần trở thành một người giao dịch Price Action rồi đấy.
Những lưu ý khi sử dụng Price Action
-
Nếu muốn trở thành một nhà giao dịch Price Action chuyên nghiệp, thì hãy tập không sử dụng các chỉ báo kỹ thuật, hoặc chỉ giữ lại một hoặc hai chỉ báo bạn hay sử dụng (ưu tiên MA). Bởi như vậy bạn mới có thể nhìn nhận Price Action chuẩn xác, tránh bị rối.
-
Đừng quá nóng vội, hãy bắt tay vào tìm hiểu từ những cái đơn giản nhất, từ những nến đơn, nến đôi rồi mới đến các mô hình phức tạp. Hãy hiểu bản chất, đừng học thuộc lòng.
-
Hỗ trợ và kháng cự là 2 nội dung rất quan trọng của phương pháp Price Action này, nên việc xác định được vùng hỗ trợ/kháng cự là rất quan trọng, và hãy luôn chú ý những tín hiệu breakout khỏi kháng cự/hỗ trợ.
-
Ngoài các bước mình kể trên, nếu có thể hãy tìm hiểu thêm về pullback, Bull Trap, Brear Trap vv..vv.., chúng cũng là những kiến thức quan trọng trong việc sử dụng Price Action.
-
Hãy luyện tập thường xuyên, luyện tập càng nhiều, các bạn sẽ trở nên nhạy bén hơn trong việc quan sát và nhận dạng các mô hình.
-
Price Action phản ánh của người mua và người bán, mà các thực thể này lại nhạy bén với các tín hiệu kinh tế, xã hội…, vì vậy hãy kết hợp cập nhật thông tin thường xuyên để giao dịch hiệu quả nhất.
Trên đây là những kiến thức về Price Action là gì cũng như các hướng dẫn giao dịch với phương pháp Price Action chuyên sâu, hiệu quả nhất. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ về Price Action và biết cách vận dụng nó đúng cách. Bạn còn có điều gì thắc mắc về phương pháp giao dịch hành động giá này, hãy để lại comment để chúng mình giải đáp nhé.