Pullback là thuật ngữ quen thuộc mà bất cứ nhà đầu tư hay quan tâm tới đồ thị giá đều gặp phải. Dù nó rất dễ nhận biết, nhưng cách giao dịch với pullback lại không đơn giản như bạn tưởng. Vậy cụ thể Pullback là gì, ưu nhược điểm ra sao? Nên giao dịch pullback thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
- Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao
Nội dung
Tìm hiểu pullback là gì & cách giao dịch?
Pullback là gì?
Pullback là thuật ngữ chỉ việc giá đi ngược lại với xu hướng chính trong một khoảng thời gian ngắn hạn. Pullback còn có thể được gọi là giá thoái lui hay điều chỉnh.
Một pullback trông giống như sau:
Ưu điểm của Pullback là gì:
Quy tắc hàng đầu của trader, đó là mua thấp và bán cao. Chính vì vậy:
- Nếu bạn đang LONG pullback trong xu hướng tăng, bạn sẽ được mua ở mức thấp.
- Nếu bạn đang SHORT pullback trong xu hướng giảm, bạn sẽ được bán ở vùng giá cao.
⇒ Mặc dù điều này không đảm bảo được bạn sẽ có thể chiến thắng hay không, nhưng về cơ bản nó làm cho tâm lý của bạn thoải mái, và cũng giúp bạn tìm được vào lệnh hợp lý nếu đang giao dịch theo xu hướng.
Nhược điểm của Pullback là gì:
Và nhược điểm của pullback chính là đôi khi nó làm bạn bỏ lỡ thời điểm vào lệnh.
Ví dụ, trong một xu hướng tăng, giá đang tăng mạnh. Giả sử bạn thấy giá điều chỉnh giảm nhẹ, bạn đang hi vọng nó có thể giảm xuống một mức bạn mong muốn. Tuy nhiên giá lại lùi không đủ sâu, sau đó tăng mạnh hơn.
⇒ Nó sẽ khiến bạn không tìm được entry đẹp. Và đây chính là nhược điểm lớn nhất của chiến lược giao dịch pullback.
Khi nào Pullback sẽ kết thúc?
Bây giờ, khi bạn nắm được Pullback là gì và ưu nhược điểm của Pullback. Chắc hẳn câu hỏi tiếp theo sẽ là: “Làm thế nào để biết được pullback sẽ kéo dài trong bao lâu để biết được thời điểm vào lệnh”?
Cách dự đoán thời điểm pullback kết thúc không hề khó, bạn chỉ cần tuần theo một trong 3 trường hợp sau:
Khi pullback chạm hỗ trợ hoặc kháng cự
Không quan trọng khung thời gian hay thị trường thế nào, mà vào lệnh khi giá chạm kháng cự/hỗ trợ là một nguyên tắc phổ biến nhất khi giao dịch.
Ví dụ như biểu đồ dưới đây, bạn có thể thấy giá vượt ra khỏi kháng cự, sau đó quay trở lại test lại kháng cự (lúc đó đã trở thành hỗ trợ).
Sau đó, giá lại tiếp tục tăng cao hơn một lần nữa, và lại xuất hiện pullback một lần nữa. Mức kháng cự trước đó lại tiếp tục trở thành hỗ trợ.
=> Đây chính là việc xác định điểm pullback kết thúc trong xu hướng tăng. Đối với xu hướng giảm, chỉ cần làm ngược lại.
Khi pullback chạm đường trung bình động MA
Đường trung bình động MA cũng thường được sử dụng để làm kháng cự/hỗ trợ động. Chính vì vậy nếu giao dịch với pullback, hãy nhớ:
- Ở xu hướng tăng, đường MA nằm dưới đường giá. Khi giá pullback chạm đường MA, xác suất cao nó sẽ bật lên.
- Ở xu hướng giảm, đường MA nằm trên đường giá. Khi giá pullback chạm đường MA, xác suất cao nó sẽ bật xuống.
Ví dụ như trong hình trên, bạn có thể thấy mình sử dụng đường MA 20 ngày và MA50 ngày. Không có quy tắc cụ thể nào cho việc này, mà nó phụ thuộc vào bạn đang giao dịch ở khung thời gian ngắn hay dài. Nếu giao dịch ngắn có thể chọn MA10, MA20, MA50…, còn giao dịch dài hạn có thể chọn MA50, MA100, MA200…
Khi pullback chạm đường xu hướng (trendline)
Đường xu hướng là đường nối giữa các đỉnh hoặc các đáy lại với nhau. Nó cũng có thể coi là một tín hiệu để bạn xác định thời điểm pullback kết thúc. Ví dụ như hình bên dưới:
Tức là, khi giá chạm vào đường xu hướng thì xác suất cao sẽ bật trở lại lên, và đó chính là thời điểm pullback kết thúc.
Hướng dẫn cách giao dịch Pullback hiệu quả nhất
Pullback là gì và giao dịch với nó thế nào mới đúng? Để có thể tăng xác suất chiến thắng với Pullback và tránh được những sai lầm, thì bạn hãy làm theo các bước sau nhé.
Bước 1: Xác định xu hướng của thị trường
Bước đầu tiên để giao dịch pullback là xác định một xu hướng ở khung thời gian bạn đang giao dịch, và sau đó chỉ giao dịch theo xu hướng của nó.
Tức là: Nếu giao dịch trên khung hàng ngày, bạn phải có xu hướng của khung thời gian hàng ngày. Nếu giao dịch trên khung 1 giờ, bạn phải có xu hướng của khung thời gian 1 giờ.
Ví dụ đây là xu hướng trên khung 1D, cho tín hiệu uptrend:
Nhưng nếu chuyển qua khung thời gian 1 giờ, nó sẽ xu hướng giảm:
Tóm lại, để giao dịch pullback hiệu quả, thị trường phải có xu hướng (có nghĩa là bạn có thể bỏ qua nếu thị trường đang sideway).
Bước 2: Phân loại xu hướng của thị trường
Tại sao lại phải phân loại? Bởi vì không phải tất cả xu hướng của thị trường đều giống nhau. Xu hướng khác nhau, dẫn tới có pullback nông, và có pullback sâu.
Vì vậy, đây là 3 loại xu hướng mà bạn cần biết (đối với xu hướng tăng):
- Xu hướng mạnh mẽ: Giá nằm trên 20MA và duy trì trên nó.
- Xu hướng trung bình: Giá nằm trên 50MA và duy trì trên nó
- Xu hướng yếu: Giá nắm trên 200MA và vẫn ở trên nó.
*** Xu hướng giảm cũng tương tự, chỉ khác là với xu hướng giảm thì giá nằm dưới đường trung bình động MA ***
Có thể bạn đang tự hỏi: “Mục đích của việc biết các loại xu hướng khác nhau là gì?”
Đáp án là nó sẽ giúp bạn xác định vùng giá trị (kháng cự/hỗ trợ) trên biểu đồ, từ đó bạn bạn có thể biết chính xác nơi vào lệnh phù hợp khi giao dịch với pullback (mình sẽ nói kỹ hơn ở phần dưới).
Bước 3: Xác định vùng giá trị (giá chạm vào sẽ đảo chiều)
Trong xu hướng tăng, vùng giá trị là nơi áp lực mua có thể xâm nhập và đẩy giá lên cao hơn. Còn ở xu hướng giảm, vùng giá trị là nơi có áp lực bán có thể đẩy giá xuống thấp.
Xác định vùng giá trị này bạn có thể sử dụng đường trendline, nhưng tốt hơn hết vẫn là dùng đường trung bình động MA. Lúc này, đường MA sẽ đóng vai trò là kháng cự/hỗ trợ động.
Ví dụ:
- Trong một xu hướng tăng mạnh, vùng giá trị là 20MA (đường trung bình động MA).
- Trong một xu hướng trung bình, vùng giá trị có thể ở mức 50MA:
Lưu ý: Vùng giá trị (kháng cự/hỗ trợ) trên biểu đồ giá của bạn không phải là một mức giá cụ thể, mà chúng là một vùng. Cho nên hãy chuẩn bị sẵn tâm lý rằng đôi khi giá có thể vượt qua khu vực giá trị của bạn trước khi đảo chiều tăng cao hơn.
Bước 4: Xác định điểm vào lệnh khi giao dịch pullback
Pullback là gì, và bao giờ nên vào lệnh với pullback? Ở bước trên, mình đã yêu cầu bạn phải xác định được 3 bước, đó là: (1) Xu hướng thị trường, (2) Phân loại xu hướng mạnh yếu, (3) Xác định vùng giá trị.
Giờ tới bước quan trọng là tìm Entry (điểm vào lệnh). Thực ra nó cực đơn giản, hãy cứ nghĩ đơn giản là bạn mua khi giá giảm/điều chỉnh, hoặc mua khi giá breaout.
- Đối với xu hướng mạnh: Lúc này, pullback thường khá nông và luôn duy trì trên MA20, nên đôi khi bạn chờ đợi giá chạm vùng giá trị thì sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội. Cách đơn giản nhất là sử dụng Swing High đối với xu hướng tăng (khi giá liên tục tạo các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước), hoặc Swing Low đối với xu hướng giảm. Lúc này, bạn hãy vào lệnh khi giá breakout khỏi đỉnh/đáy cũ. Nhìn hình bên dưới cho dễ hiểu:
- Đối với xu hướng trung bình: Trong một xu hướng trung bình, pullback thường kiểm tra lại ngưỡng 50MA hoặc mức kháng cự/hỗ trợ trước đó. – vì vậy đây là những khu vực để tìm kiếm cơ hội mua/bán. Bạn có thể tìm kiếm mô hình nến đảo chiều tăng giá (như Hammer , Bullish Engulfing…) để củng cố cho tín hiệu rằng thị trường sẽ đảo chiều tăng giá sau pullback.
- Đối với xu hướng yếu: Trong một xu hướng yếu, pullback thường khá sâu và nó có thể kiểm tra lại vùng hỗ trợ/kháng cự hoặc đường 200MA. Tương tự, bạn có thể tìm kiếm mô hình nến đảo chiều tăng giá để tăng thêm tín hiệu giao dịch.
Bước 5: Xác định điểm cắt lỗ/chốt lời khi giao dịch pullback
Trong một thị trường có xu hướng mạnh, vùng giá trị nằm quanh 20MA. Vì vậy, nếu giá phá vỡ 20MA, thì vùng giá trị bị phá vỡ và bạn nên thoát khỏi giao dịch.
Hoặc trong thị trường có xu hướng yếu hơn một chút, vùng giá trị đôi khi có thể nằm ở vùng kháng cự (trước đó đã trở thành vùng hỗ trợ). Điều này có nghĩa là nếu giá phá vỡ dưới hỗ trợ, thì vùng giá trị bị phá vỡ và đã đến lúc thoát khỏi giao dịch.
Tóm lại, nếu bạn muốn thoát khỏi vị thế ở thời điểm thị trường có xác suất đảo chiều xu hướng, thì hãy dựa vào:
-
Xu hướng mạnh mẽ: Giá phá vỡ khỏi đường MA20.
-
Xu hướng bình thường: Giá phá vỡ khỏi đường MA50.
-
Xu hướng yếu: Giá phá vỡ hỗ trợ/kháng cự (tránh đợi giá phá vỡ MA200), bởi pullback trong xu hướng yếu, dài hạn thường rất sâu, nên thua lỗ rất cao.
Nếu thị trường không pullback thì sao?
Bạn đã tìm hiểu về pullback là gì, chắc hẳn đã hiểu được nó là tình trạng giá đảo chiều điều chỉnh nhẹ, nhưng sau đó lại tiếp tục đi theo xu hướng chính.
Tuy nhiên không phải lúc nào thị trường cũng diễn ra pullback. Vì vậy, nếu bạn cứ nhất quyết chờ đợi pullback thì có thể bỏ lỡ nhiều entry tốt. Hãy nhớ rằng, trong một xu hướng tăng, giá tăng cao thể tăng cao hơn (và ngược lại).
Bật mí cho bạn một mẹo khác để kết hợp giao dịch với pullback, mà chính xác hơn là phương án 2, đó là: sử dụng tín hiệu tích lũy. Thay vì chờ đợi pullback, bạn có thể quan sát nếu thấy giá có tín hiệu tích lũy & vào lệnh nếu thấy giá đột phá khỏi vùng tích lũy đó.
*** Giá tích lũy là giá di chuyển quanh một vùng nhất định, với các cây nến có thân nhỏ ***. Nếu bạn chưa hiểu, hãy xem hình bên dưới:
Mình vừa chia sẻ cho bạn xong những kiến thức liên quan đến pullback là gì. Dưới đây là những điều quan trọng bạn cần nắm được:
- Pullback là thuật ngữ chỉ giá đi ngược lại với xu hướng chính trong thời gian ngắn.
- Ưu điểm của pullback là giúp bạn mua thấp bán cao.
- Nhược điểm của pullback là đôi khi nó làm bạn bỏ lỡ entry đẹp nhất.
- Giao dịch pullback cần kết hợp với kháng cự/hỗ trợ, đường MA và đường trendline.
- Luôn phải xác định được xu hướng khi giao dịch pullback.
- Mỗi xu hướng mạnh, yếu khác nhau thì pullback có một cách hoạt động khác nhau.
Trên đây là tất cả những thông tin về pullback. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã phần nào hiểu được pullback là gì & cách giao dịch pullback hiệu quả nhất. Nếu có gì thắc mắc, hãy để lại comment bên dưới để mình giải đáp nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài và chúc bạn giao dịch thành công.