Nếu bạn muốn trở thành một trader giỏi, điều qua trọng là phải xác định được khi nào thị trường sideway và học cách tận dụng chúng. Mặc dù giao dịch trong thị trường sideway khá khó khăn, nhưng nếu bạn nắm rõ về sideway là gì, nó có thể giúp bạn rất nhiều. Bài viết dưới đây hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu sideway trong chứng khoán là gì, cũng như cách giao dịch khi thị trường sideway nhé.
Nội dung
Sideway là gì trong chứng khoán?
Sideway là gì?
Sideway là tình trạng giá đi ngang trong một biên độ tương đối ổn định trong một thời gian dài, và không hình thành một xu hướng cụ thể nào cả.
Cụ thể hơn, giá thị trường sẽ có sự dao động, lên xuống trong một vùng, tạo ra những đường kháng cự và hỗ trợ có thể nhận biết rõ ràng, nhưng khó có thể phá vỡ kháng cự hoặc hỗ trợ này.
Khác với xu hướng uptrend và xu hướng downtrend, thì sideway sẽ giữ vị thế cân bằng giữa bên mua và bêm bán.
Mặc dù trong khoảng thời gian diễn ra sideway, giá có thể tăng hoặc giảm. Tuy nhiên, các trader sẽ thấy lợi nhuận của họ bị giảm, nếu mua bán và chốt lời sớm thì lãi không được nhiều, mà phí giao dịch lại cao. Chính vì vậy, mọi người thường hạn chế giao dịch trong thời điểm này.
- Có thể bạn quan tâm: Kháng cự và hỗ trợ là gì?
Lý do xuất hiện xu hướng Sideway là gì?
Có thể nói, xu hướng giá cũng giống như cơ thể con người, không thể tăng mãi hoặc giảm mãi được. Và thị trường cũng vậy.
Vì vậy, lý do dẫn đến Sideway là để thị trường bước vào giai đoạn nghỉ ngơi, bên mua và bên bán có thể củng cố lực lượng, cũng như xác định lại xu hướng trước đó, để xem có thể tiếp tục xu hướng cũ không, hay phải đảo ngược, tạo xu hướng mới.
Thị trường sideway (đi ngang) là cực kỳ phổ biến, không hề hiếm gặp nhưng lại dễ gây nhầm lẫn cho các nhà đầu tư mới. Họ coi sideway là giai đoạn mà thị trường khá nhàm chán, không thích hợp giao dịch.
Tuy nhiên, sideway cũng có nhiều ưu điểm của nó, mà nổi bật nhất chính là nó giúp bạn dễ nhận biết được xu hướng giá tiếp theo (khi giá breaout ra khỏi kháng cự và hỗ trợ) hơn là thị trường đang tăng hoặc giảm
Khi nào Sideway bắt đầu và kết thúc?
Sideway là gì trong chứng khoán và khi nào nó bắt đâu, khi nào nó kết thúc?
Nếu theo dõi thị trường chứng khoán, bạn sẽ thấy được rằng thị trường luôn thay đổi, nó có thể trong xu hướng tăng, xu hướng giảm, sideway, độ biến động thấp, độ biến động cao, v.v.
Nhìn vào bức tranh toàn cảnh lớn hơn, bạn sẽ nhận ra thị trường sẽ có 4 giai đoạn chính:
- Tích lũy
- Tăng giá
- Phân phối
- Giảm giá
Các giai đoạn của thị trường này có thể ít hiệu quả trên thị trường coin, forex…, nhưng lại vô cùng quan trọng đối với thị trường chứng khoán. Nắm rõ được từng giai đoạn của thị trường, thì bạn sẽ biết được phải làm gì mỗi khi sideway diễn ra, và ứng biến kịp trước biến động giá.
Sideway trong thị trường chứng khoán thường được bắt đầu ở khoảng cuối của xu hướng tăng giá hoặc cuối xu hướng giảm giá. Xu hướng tăng/giảm trước đó càng mạnh, thì khả năng diễn ra Sideway càng cao.
Vậy xu hướng Sideway được bắt đầu và kết thúc như thế nào?
-
Xu hướng Sideway được cho là sẽ bắt đầu khi qua bốn điểm lên xuống đảo chiều nhưng chưa thể hình thành đỉnh mới theo xu hướng cao hơn trước (Uptrend) hoặc đáy mới theo xu hướng thấp hơn (Downtrend).
-
Sau đó, Sideway sẽ tiếp tục được duy trì và nó thành ngưỡng kháng cự và hỗ trợ mạnh, lặp đi lặp lại khoảng vài lần nhưng khó có thể phá vỡ.
-
Sideway sẽ kết thúc khi mức giá dịch chuyển và vùng kháng cự hoặc hỗ trợ mạnh bị phá vỡ.
– Khi giá phá vùng Kháng Cự đi lên và tạo Uptrend, Sideway kết thúc.
– Khi giá phá vùng Hỗ Trợ đi xuống và tạo Downtrend, Sideway kết thúc.
Cách nhận biết thị trường chứng khoán sideway
Bạn đã hiểu được Sideway là gì trong chứng khoán, cũng xác định được thời điểm bắt đầu và kết thúc của Sideway, nhưng thực sự vẫn rất khó để phát hiện được chính xác thị trường có đang “sideway” hay không, và bao giờ sắp thoát khỏi vùng đi ngang đó. Vì vậy, các bạn cần phải dựa vào một số phương pháp sau:
- Sử dụng đường hỗ trợ và kháng cự
Dùng kháng cự và hỗ trợ có thể được coi là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất để nhận diện sideway trong chứng khoán. Đơn giản, bạn chỉ cần xác định được các đỉnh và đáy của đợt sóng, thì đó chính là kháng cự và hỗ trợ.
=> Sideway chính là các đỉnh cao bằng nhau, các đáy cao bằng nhau, không tạo được các đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ và đáy mới thấp hơn đáy cũ. Nói một cách nôm na, giá sẽ luôn bị “giam” giữa hai đường xu hướng.
- Sử dụng chỉ báo RSI
RSI là chỉ số sức mạnh tương đối, cho chúng ta biết được giá đang biến động lên xuống mạnh mẽ như thế nào. Với RSI, thị trường sẽ tăng giá mạnh khi chỉ số RSI lớn hơn 70 và giảm giá mạnh khi chỉ số dưới nhỏ hơn 30.
=> Theo đó, thị trường sẽ sideway nếu RSI nằm trong khoảng từ 40 đến 60.
- Sử dụng volume (khối lượng giao dịch)
Dựa vào volume có thể giúp bạn đoán được thị trường có đang ở trong sideway hay không, và còn biết được khi nào giá sắp vượt khỏi vùng sideway này.
Thường thì trong vùng sideway, lượng volume sẽ thấp đều hoặc cao đều, nhưng nó sẽ bất thường ở một số điểm như đỉnh, đáy thì rất dễ breakout khỏi vùng sideway.
Như ở trong hình trên, volume thường cao hơn khi có 1 cây nến breakout khỏi vùng sideway. Volume cao chứng tỏ lực mua hoặc lực bán đang khá mạnh, và đến một lúc nào đó phe mua/bán đủ lớn để đẩy giá đi ra khỏi vùng sideway đó.
Tuy nhiên nếu nhìn thấy volume như vậy, đừng vội lao vào trade ngay nhé. Ít nhất hãy chờ giá chính thức đi ra khỏi vùng đi ngang đó, để tránh mắc phải bẫy “breakout giả”, mà tốt hơn nữa là chờ pullback lại rồi mới quyết định vào lệnh.
- Căn cứ vào độ dài và độ rộng của vùng sideway
Độ dài và độ rộng khá là quan trọng. Giá đi ngang càng lâu, biên độ càng co hẹp, khả năng giá breakout ra khỏi vùng này và tạo thành một xu hướng mới càng cao.
Nên làm gì khi thị trường chứng khoán sideway?
Bạn đã hiểu được sideway là gì trong chứng khoán, cũng như cách nhận biết những tín hiêu giao dịch với nó.
Nhưng hãy luôn giớ rằng giao dịch khi thị trường chứng khoản sideway không hề đơn giản. Bạn phải luôn ghi nhớ một số điều sau:
-
Trừ khi bạn là nhà đầu tư dài hạn, và giá đang trong giai đoạn sideway sau một khoảng thời gian giảm giá, bạn có thể mua thêm vào để tích lũy. Tránh mua khi thị trường sideway trên vùng đỉnh (sau khi đã tăng giá), bởi lúc này xác suất rất cao giá sẽ giảm xuống.
-
Nếu bạn là nhà đầu tư ngắn hạn, tránh vào lệnh mua khi tín hiệu breakout ra khỏi vùng sideway chưa rõ ràng, nếu không bạn sẽ bị “chôn vốn” khá lâu.
-
Luôn phải kiên nhẫn, chờ đợi theo dõi thị trường. Mặc dù có thẻ khó khăn khi thực hiện các giao dịch có lãi, nhưng hãy đảm bảo chỉ tham gia khi thực sự chắc chắn về thị trường.
-
Sau một giai đoạn tăng giá kéo dài, nếu giá cổ phiếu ở trong tình trạng Sideway thì tốt nhất bạn nên bán ra, bởi rất có thể nó sẽ đi ngang trong thời gian dài, hoặc chuẩn bị quay đầu giảm giá.
-
Bạn cũng có thể tham gia giao dịch bằng cách mua thấp – bán cao. Mua khi giá chạm hỗ trợ, và bán khi giá ở vùng kháng cự. Nhưng phải xác định rõ, lợi nhuận sẽ không cao, xác định rõ mức chênh lệch có đủ bù phí giao dịch hay không nhé.
-
Luôn chờ đợi restet, bởi như vậy mới giúp bạn tránh được breaout giả. Đặc biệt, hầu hết các cú breakout khỏi vùng giá đi ngang đều sẽ test lại một trong hai biên của vùng đó. Đây chính là cơ hội tốt nhất để bạn nhập cuộc và nương theo sức mạnh của thị trường.
-
Trừ trường hợp giá breakout quá mạnh và không có dấu hiệu điều chỉnh, thì lúc đó phải chịu thôi, không cần thiết phải đuổi theo làm gì vì không có cơ hội này sẽ còn cơ hội khác.
Nói tóm lại, khi thị trường chứng khoán sideway, chiến lược đẹp nhất là ngồi ngoài đánh giá, quan sát và đưa ra kịch bản để ứng phó khi giá breakout khỏi vùng sideway. Đặc biệt, hãy xem xét cả volume để đoán được thời điểm nào sideway thực sự kết thúc.
Mong rằng qua những chia sẻ của chúng mình trên đây, bạn đã hiểu được sideway là gì, và nên làm gì khi thị trường sideway. Cá nhân mình đánh giá rằng, mặc dù có thể có những giai đoạn biến động ngắn hạn khi thị trường sideway, nhưng nó sẽ không ảnh hưởng đến lợi nhuận dài hạn. Vì vậy, nếu đầu tư cổ phiếu thì không cần quá lo lắng khi thị trường sideway, chỉ cần tuân thủ kỷ luật đầu tư của mình, tránh lướt sóng, và chỉ đảm bảo tham gia thị trường khi chắc chắn thắng.
Cảm ơn bạn đã đọc bài. Chúc bạn đầu tư thành công.