Rất nhiều người nhầm lẫn rằng tăng giảm chính là sóng trong trade. Điều đó không đúng, hãy cùng H.P hiểu sâu hơn về “sóng trong trade” và áp dụng nó.
Sóng trong trade là gì?
Không chỉ là lên hay xuống (biên độ), nó còn phải kéo dài theo thời gian sẽ hình thành một con sóng.
Trong hình trên, mỗi đường zic-zắc là một con sóng (mũi tên màu xanh). Ở mũi tên đỏ, bạn có thể thấy rằng mức giảm khoảng 20%, nhưng đó không phải là một sóng vì nó không được duy trì theo thời gian. Ngược lại ở hình chữ nhật thứ 2, mức giảm chỉ 25% nhưng kéo dài đủ lâu, đó là 1 sóng. Như vậy thời gian là yếu tố bắt buộc của một con sóng.
Để đơn giản hóa sóng, trong PTKT người ta có thể sử dụng Line chart (Chart đường thẳng) hoặc chart Renko để có góc nhìn nhanh về sóng nhất.
Bạn dễ dàng hình dung ra những đường zic-zac được hình thành theo thời gian. Trong những đoạn thẳng đó có rất nhiều diễn biến nhỏ, chúng là 1 phần của sóng di chuyển.
Cấu tạo cơ bản của sóng trong trade
Sóng chia làm 10 phần, từ 1 – 10.
- Vị trị khởi phát sóng: 1 – 2
- Vị trí tăng trưởng sóng: 3 – 4
- Vị trí phát triển: 5 – 6
- Vị trí thu hoạch: 7 – 8
- Vị trí kết thúc : 9 – 10
Việc xác định sóng có ý nghĩa rất quan trọng trong tầm nhìn và chiến lược trung – dài hạn. Có 2 yếu tố cần xác định:
Chúng ta đang ở sóng gì?
Chúng ta đang ở vị trí nào (1 -> 10) của con sóng.
Đối với việc xác định vị trí, nó được quyết định bởi thời gian, sau đó là biên độ. Thời gian quan trọng hơn rất nhiều. Khi xác định một sóng tăng hay giảm, bạn cần hiểu rằng nó phải được duy trì bao nhiêu nến. Ví dụ với phân tích trung hạn sử dụng D1 (nến ngày), một con sóng tăng cần 15 – 25 ngày mới tới được đích. Giả sử bạn xác định một sóng tăng trên D1, không thể sáng hôm sau đã mở ra để xem kết quả.
Để dễ hiểu, H.P sẽ chỉ nói về sóng tăng (Sóng giảm ngược lại). Vị trí mua là các vị trí: 1 -> 6. Vị trí bán luôn nên là 8 – 9. Nhiều người thường thắc mắc về gồng tới mức nào? 10%, 20%, 30% v.v? Không có quy tắc cho những con số đó.
Phải xác định rõ được vị trí của bạn hiện tại trên sóng, rất đơn giản mở đồ thị và xem số nến có diễn biến tính từ khởi phát xu hướng. Bạn mua ở vị trí 1 – 3 tất nhiên phải gồng sâu, nhưng tới vị trí 7 8 vẫn gồng hoặc không đặt stop-loss thì thua là dễ hiểu. Ví trí mua có rất nhiều, nhưng lúc nào chúng ta cũng nên chốt lời khi gần cuối sóng.
Tổng kết
Hiểu một cách nôm na nhất, khi xác định một con sóng và vị trí của nó bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định mua ở đâu (giá nào), khi nào bán (giá bao nhiêu, khoảng thời gian nào). Nó giúp kế hoạch giao dịch của bạn trở nên khoa học và hiệu quả.
Nhắc lại rằng: Thời gian là quan trọng nhất đối với một con sóng. Tăng quá lâu sẽ giảm, giảm quá lâu sẽ tăng. Biên độ là yếu tố thứ 2: Tăng quá mạnh sẽ giảm, giảm quá mạnh sẽ tăng. Một con sóng kết thúc khi có cả 2 yếu tố (hoặc ít nhất 1). Rất dễ hiểu: Vừa tăng mạnh, lại tăng đã lâu ngày tất nhiên sẽ kết thúc sóng để điều chỉnh.
Để áp dụng cụ thể hơn, mời bạn theo dõi tiếp 02 bài sau: Phân loại các loại sóng tăng & phân loại các loại sóng giảm. Nó sẽ giúp bạn xác định vị trí của sóng dễ dàng hơn.