Trong kinh doanh thì M&A là một trong những thuật ngữ mà các doanh nghiệp lớn cả trong lẫn ngoài nước đều rất quan tâm. Vậy M&A là gì, những thương vụ M&A có tác động gì tới doanh nghiệp, lợi ích cùng rủi ro ra sao thì các bạn có thểm xem thông tin chi tiết dưới đây.
Nội dung
Thương vụ M&A là gì?
Thương vụ M&A là gì?
+ Mergers: dịch ra là sáp nhập, cụ thể là việc liên kết giữa 2 doanh nghiệp với nhau để tạo ra một công ty mới. Doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ phải chuyển toàn bộ tài sản cũng như các nghĩa vụ liên quan sang doanh nghiệp sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ không còn tồn tại nữa.
+ Acquisitions: dịch ra là mua lại, là việc công ty lớn mua lại công ty nhỏ và yếu thế hơn, những công ty nhỏ bị mua lại vẫn giữ được tư cách pháp nhân cũ và công ty lớn sẽ nắm quyền sở hữu hợp pháp đối với công ty bị mua lại.
Lợi ích của các thương vụ M&A là gì?
Khi thực hiện các thương vụ M&A, doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, nâng cao giá trị của doanh nghiệp hơn nhờ vào những lợi ích cụ thể như:
+ Giảm chi phí nhân lực: thường thì khi các công ty tiến hành sáp nhập sẽ cắt giảm việc làm của người lao động tại những vị trí làm việc kém hiệu quả. Điều này sẽ giúp các công ty tìm kiếm được nguồn nhân lực có kỹ năng cũng như kinh nghiệm tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
+ Nâng cao quy mô doanh nghiệp: Khi tiến hành thương vụ M&A thì các doanh nghiệp mua lại sẽ có cơ hội gia nhập vào thị trường mới, có thêm dây chuyền sẩn phẩm mới hoặc mở rộng chi nhánh, mở rộng phạm vi phân phối, phòng giao dịch hay các dự án…Việc mua lại và sáp nhập doanh nghiệp cũng làm cho quy mô doanh nghiệp tăng lên, việc phân phối hàng hóa sẽ trở lên thuận tiện hơn và giúp doanh nghiệp chiếm được thị phần tốt hơn.
+ Cải thiện nguồn lực tài chính: Việc cộng gộp 2 doanh nghiệp làm một có thể giúp cho sức mạnh tài chính của cả 2 doanh nghiệp cải thiện một cách đáng kể. Sau thương vụ M&A thì doanh nghiệp sẽ tăng thêm nguồn vốn sử dụng cũng như tăng cường sự minh bạch về tài chính, cải thiện nguồn vốn cũng như chia sẻ rủi ro.
+ Nâng cao trình độ công nghệ – kỹ thuật: Thông qua thương vụ M&A, cả 2 doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ – kỹ thuật lẫn nhau nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó thì khi nguồn vốn nguồn hoạt động dồi dào cũng giúp cho doanh nghiệp có thêm điều kiện cho việc nâng cao công nghệ để giúp hoạt động kinh doanh tốt hơn.
Rủi ro của các thương vụ M&A là gì?
Tuy các thương vụ M&A có những lợi ích không hề nhỏ nhưng vẫn có những rủi ro khi tiến hành M&A đó là:
+ Xung đột văn hóa giữa các công ty: Khi 2 công ty sáp nhập lại với nhau chắc chắn sẽ có sự khác biệt về văn hóa làm việc giữa các công ty.
Ví dụ, một công ty có thể rất nghiêm ngặt và quy củ, yêu cầu người lao động phải làm việc ngoài giờ. Tuy nhiên, công ty kia có thể khá linh hoạt và cho phép nhân viên làm việc theo giờ họ chọn. Ngoài ra, cũng có thể có một số phúc lợi cho nhân viên khác nhau giữa các công ty.
Khi công ty cố gắng tiêu chuẩn hóa những lợi ích và điều kiện làm việc này, nó có khả năng làm mất động lực làm việc của người lao động.
+ Công ty trở lên quá lớn và cồng kềnh: Mục đích chính của việc sáp nhập là để hưởng lợi từ sự hợp lực và hiệu quả trong quy mô hoạt động giữa 2 công ty. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng diễn ra trong thế giới thực. Các công ty sau thương vụ M&A có thể trở nên quá lớn và cồng kềnh và trở nên kém hiệu quả hơn.
Ví dụ, vụ sáp nhập K-Mart và Sears ở Mỹ trị giá 11 tỷ USD vào năm 2005 đã khiến Sears lỗ hơn 7 tỷ USD kể từ khi sáp nhập và cuối cùng phá sản vào năm 2018.
+ Gây khó khăn cho các nhân viên: Hoạt động mua bán và sáp nhập gây khó khăn cho các nhân viên, các nhân viên có thể phải nghỉ việc vì sự sáp nhập này hoặc có thể bị chuyển công việc, mất vị trí lãnh đạo chẳng hạn.
+ Gánh nặng tài chính: Một trong những nhược điểm lớn của M&A là nó có thể dẫn đến khoản nợ lớn. Phía công ty lớn hơn khi mua lại công ty nhỏ hơn sẽ thường phải vay một khoản tiền lớn để đầu tư. Ngoài ra, cũng có trường hợp mua lại công ty khác nhưng công ty đó đang có nợ cao dẫn tới việc công ty tiến hành mua lại cũng bị tăng thêm nợ.
Ví dụ, Vodafone đã mua Mannesmann, một công ty chủ yếu có trụ sở trong lĩnh vực viễn thông với giá kỷ lục 183 tỷ USD vào năm 1999. Tuy nhiên, Vodafone đã phải trả một cái giá quá lớn khi bị lỗ hơn 23 tỷ bảng Anh vào năm 2013.
Các hình thức thực hiện M&A phổ biến hiện nay
Có 3 hình thức M&A phổ biến được áp dụng hiện nay đó là:
-
M&A theo chiều ngang (Horizontal): đây là hình thức mua lại & sáp nhập giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng 1 ngành, thường là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Ví dụ như việc Toyota tiến hành mua lại Daihatsu – một công ty cũng hoạt động về lĩnh vực sản xuất ô tô vào năm 2016.
-
M&A theo chiều dọc (Vertical): M&A này xảy ra giữa các doanh nghiệp có cùng chuỗi giá trị sản xuất, có cùng dịch vụ & dịch vụ tốt nhưng có sự khác biệt trong giai đoạn sản xuất mà họ đang kinh doanh. Ví dụ như một công ty chuyên sản xuất cao su sáp nhập vào một doanh nghiệp làm ra sản phẩm đệm cao su.
-
M&A kết hợp (Conglomerate): hình thức này sẽ tạo ra các tập đoàn kinh doanh lớn hoạt động trong ngành. M&A kết hợp sẽ diễn ra giữa những doanh nghiệp đang hoạt động trong cùng một ngành cụ thể tuy nhiên, các sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp không giống nhau, chúng đi cùng nhau và bổ sung cho nhau. Ví dụ một công ty chuyên về resort nghỉ dưỡng mua lại & sáp nhập với một công ty chuyên kinh doanh tour du lịch.
TOP 5 thương vụ M&A lớn nhất Việt Nam
Thương vụ M&A giữa Thaibev và Sabeco
Vào cuối năm 2017, Công ty Thai Beverage của Thái Lan đã hoàn tất mua lại 53,59% cổ phần của công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn – Sabeco với giá trị 4,8 tỷ USD. Đây cũng là thương vụ M&A lớn nhất cho tới nay được ghi nhận.
Thương vụ M&A giữa GIC Private Limited và Vinhomes
Thương vụ này diễn ra vào tháng 4/2018 với trị giá 1,3 tỷ USD với số lượng cổ phiếu mà GIC sở hữu của Vinhomes là 154 triệu cổ phiếu.
Thương vụ M&A giữa Central Group và Big C
Thương vụ M&A mua lại Big C Việt Nam cỉa tập đoàn Central Thái Lan diễn ra vào quý 2/2016 với giá trị là 1,14 tỷ USD nhằm mục đích giành thị phần trong phân khúc bán lẻ tại Việt Nam.
Thương vụ M&A giữa Singha và Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan
Thương vụ M&A này diễn ra vào cuối năm 2015 khi Tập đoàn Singha của Thái Lan ký kết hợp tác chiến lược với Masan với trị giá 1,1 tỷ USD.
Mục tiêu của Masan khi đó là trở thành “Vua bia” tại thị trường Việt Nam nhưng sau khi công bố hợp tác thành công thì cho tới nay thị trường lại không có thông tin về việc hợp tác giữa 2 tập đoàn này nữa.
Thương vụ M&A giữa SK Group và Vingroup
Thương vụ M&A này diễn ra vào năm 2019, tập đoàn SK của Hàn Quốc đã bỏ ra 1 tỷ USD để mua lại 6,1% cổ phần của Vingroup để trở thành đối tác chiến lược của Vingroup.
M&A ảnh hưởng gì đến thị trường chứng khoán Việt Nam?
Trong thực tế có những thương vụ M&A khiến cho giá cổ phiếu của các tập đoàn này tăng lên. Tuy nhiên cũng có những thương vụ M&A lại khiến cho giá cổ phiếu của công ty giảm xuống bởi có những đối tác lớn rút cổ phần bởi lo ngại chuyện hợp tác không thành công.
Việc đẩy mạnh hoạt động M&A trên thị trường chứng khoán khiến cho những tập đoàn lớn thâu tóm các doanh nghiệp nhỏ giống như việc “cá lớn nuốt cá bé” và làm ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Xem thêm một số thông tin hữu ích liên quan:
- Đầu tư gì? Chứng khoán, forex, coin, BĐS hay vàng?
- TOP 50 công ty niêm yết tốt nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam 2025
- TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2025
Qua đây, mong rằng bạn sẽ hiểu M&A là gì cũng như những ưu nhược điểm của thương vụ M&A mà các bạn có thể quan tâm. Nếu như bạn còn thắc mắc gì liên quan tới các thương vụ M&A thì hãy để lại comment để được giải đáp trong vòng 24h.