Những thuật ngữ chứng khoán sẽ là hành trang cơ bản đầu tiên trên con đường đầu tư chứng khoán mà bất cứ ai cũng phải tìm hiểu. Nắm rõ được các thuật ngữ chứng khoán phổ biến này sẽ giúp bạn hiểu được đầy đủ những thông tin liên quan đến thị trường và từng bước trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Nội dung
Các thuật ngữ trong chứng khoán phổ biến nhất

Các thuật ngữ cơ bản trong chứng khoán
Dưới đây là những thuật ngữ chứng khoán cơ bản, thông dụng nhất mà bạn có thể thấy chúng xuất hiện thường xuyên khi tìm hiểu về thị trường chứng khoán:
Cổ phiếu: Chứng chỉ được phát hành để xác nhận quyền sở hữu cổ phần.
Trái phiếu: Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ phải trả của tổ chức phát hành.
Cổ phần: Nguồn vốn của một tổ chức được chia thành các phần bằng nhau.
Cổ đông: Là những cá nhân/tập thể sở hữu cổ phiếu.
Cổ tức: Là khoản lợi nhuận được chia cho cổ đông sẽ nhận được hàng năm từ công ty cổ phần (bao gồm cổ tức bằng tiền mặt và cổ tức bằng cổ phiếu).
Sàn giao dịch: Được tổ chức để các chứng khoán có thể trao đổi, các hàng hóa, ngoại hối, các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn được bán và mua.
Công ty niêm yết: Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng, cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán.
Tài khoản chứng khoán: Tài khoản giao dịch của nhà đầu tư đặt tại các công ty chứng khoán dùng để lưu ký và giao dịch chứng khoán
Sàn HOSE (HSX): sàn giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch Chứng Khoán TP. Hồ Chí Minh
Sàn HNX: sàn giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch Chứng Khoán Hà Nội.
Sàn Upcom: nơi giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa được niêm yết trên HOSE và HNX.
Cổ phiếu IPO: Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng.
Cổ phiếu Bluechip: Là cổ phiếu của các công ty hoạt động kinh doanh tốt, nhiều tiềm năng, có danh tiếng và thu nhập ổn định trong thời gian dài, rủi ro thấp
Cổ phiếu Penny: cổ phiếu của công ty có quy mô nhỏ, mức vốn hóa thấp, thanh khoản kém, độ rủi ro của cổ phiếu cao.
Chứng chỉ quỹ: Là chứng khoán được phát hành bởi các quỹ đầu tư chứng khoán.
Cổ phiếu thưởng: thưởng cho người có đóng góp lớn và thưởng cho tất cả các cổ đông.
Cổ phiếu ưu đãi: cho phép cổ đông nắm giữ nó được trả cổ tức trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông.
Chứng khoán Phái sinh: Là những công cụ được phát hành trên cơ sở của cổ phiếu, trái phiếu và nhằm mục tiêu như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận.
Margin: đòn bẩy tài chính là việc vay tiền của công ty chứng khoán để đầu tư.
Chứng quyền: loại chứng khoán cho phép, nhưng không bắt buộc người nắm giữ có thể mua/bán một chứng khoán cơ sở tại một mức giá xác định ở một thời điểm xác định trong tương lai.
ETF: Quỹ hoán đổi danh mục, hoạt động mô phỏng theo sự biến động của một chỉ số tham chiếu, như chỉ số chứng khoán.
Thị trường OTC: thị trường phi tập trung, vì thị trường OTC không có địa điểm giao dịch tập trung giữa bên mua và bên bán như thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán).
Những thuật ngữ về chỉ số chứng khoán

Các thuật ngữ chứng khoán này bạn cần biết khi muốn đánh giá thị trường chứng khoán hoặc đánh giá, phân tích từng cổ phiếu để đưa ra quyết định xem có nên mua chúng hay không?
VN-Index: chỉ số thể hiện biến động về giá cả và khối lượng giao dịch của tất cả các cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE.
VN30: Chỉ số thể hiện biến động của 30 cổ phiếu có vốn hóa và tính thanh khoản cao nhất trong sàn HOSE.
HNX-Index: chỉ số thể hiện biến động về giá cả và khối lượng giao dịch của tất cả các cổ phiếu niêm yết trên sàn
HNX30: Chỉ số thể hiện biến động của 30 cổ phiếu có vốn hóa và tính thanh khoản cao nhất trong sàn HNX.
VNX AllShare: chỉ số chung của cả 2 sàn HOSE và HNX>
Chỉ số S&P 500: Chỉ số được tính toán dựa vào giá trị vốn hóa thị trường của 500 công ty niêm yết công khai trên 2 sàn chứng khoán New York hoặc Nasdaq
Chỉ số Dow Jones: chỉ số chứng khoán của thị trường chứng khoán Mỹ, được tính từ giá đóng cửa của 30 cổ phiếu blue chip, niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York và Nasdaq
Vốn hóa: Tổng giá trị của các cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.
Báo cáo tài chính: các bản ghi chính thức về tình hình các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
P/E: giá của cổ phiếu so với thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
P/B: tỷ lệ giá cổ phiếu so với giá trị trên sổ sách.
EPS: Lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu.
ROA: Lợi nhuận trên tổng tài sản.
ROE: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Giá trị sổ sách: (BV – Book Value)giá trị tài sản của công ty còn lại thực sự là bao nhiêu nếu quyết định ngừng hoạt động kinh doanh. (BV = Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình – Tổng nợ).
PEG: thể hiện mối quan hệ giữa P/E với Tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS (G) của cổ phiếu.
ROS: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
ROI: Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư.
DAR: Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu: là tổng tài sản của doanh nghiệp trừ khi các khoản nợ.
Lợi nhuận ròng: lợi nhuận sau khi đã trừ đi thuế của doanh nghiệp.
Tỷ lệ cổ tức: (Dividend Yield): là tỷ lệ giữa tổng số cổ tức được trả cho cổ đông so với lợi nhuận ròng của công ty.
Hệ số Beta: đo lường mức độ biến động của một loại cổ phiếu so với biến động của toàn thị trường.
Các thuật ngữ trong giao dịch chứng khoán
Tiếp theo là những thuật ngữ chứng khoán thường được sử dụng trong những bước giao dịch. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ để có thể có thể nắm rõ chúng trong quá trình giao dịch cổ phiếu nhé.

Thanh khoản: mức độ nhanh chóng khi mua bán cổ phiếu (nhiều người bán, nhiều người mua).
Khớp lệnh: lệnh của người mua và người bán được ghép nối phù hợp với nhau, đưa ra được một mức giá cũng như khối lượng phù hợp với nguyên tắc khớp lệnh của thị trường.
Khối lượng giao dịch: số lượng cổ phiếu giao dịch thành công trong 1 phiên.
Giá trần (CE): mức giá cao nhất mà một loại cổ phiếu có thể giao dịch được trong phiên.
Giá sàn (FL): mức giá thấp nhất mà một loại cổ phiếu có thể giao dịch được trong phiên.
Giá khớp lệnh: mức giá được xác định từ kết quả khớp lệnh của Trung tâm giao dịch chứng khoán, thoả mãn được tối đa nhu cầu của người mua và người bán cổ phiếu.
Giá tham chiếu: mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó, làm cơ sở để tính giá trần, giá sàn.
Khớp lệnh định kỳ: tập hợp toàn bộ lệnh mua và bán chứng khoán và tìm ra một mức giá có khối lượng giao dịch lớn nhất trong vòng 15 phút, khi kết thúc phiên mới khớp lệnh.
Khớp lệnh liên tục: giao dịch được thực hiện ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch dựa trên việc so khớp lệnh mua bán chứng khoán.
Lệnh giới hạn (LO): đặt một lệnh về một mức giá bán muốn mua/bán, và đợi cổ phiếu dao động đến mức giá đó để được khớp lệnh.
Lệnh ATO: lệnh sẵn sàng mua/bán bằng mọi giá ở thời điểm mở phiên giao dịch.
Lệnh ATC: lệnh sẵn sàng mua/bán bằng mọi giá ở thời điểm đóng phiên giao dịch.
Ngày giao dịch không hưởng quyền: ngày mà nhà đầu tư mua cổ phiếu trên thị trường sẽ không được hưởng cổ tức.
T+2: Sau khi mua xong bạn phải đợi đến 16h30p sau 2 ngày làm việc tức là ngày T+2 thì cổ phiếu mà bạn mua mới về tài khoản.
T+3: Sau khi thanh toán chứng khoán, sau 2 ngày cổ phiếu mới về tài khoản, thì có nghĩa đến ngày thứ 3 bạn mối có thể bán cổ phiếu.
Các thuật ngữ chứng khoán về phân tích, chiến lược
Cuối cùng là những thuật ngữ trong chứng khoán liên quan đến những chiến lược, phân tích thị trường được các nhà đầu tư thường xuyên sử dụng:
Lướt sóng: kiểu đầu tư ngắn hạn, lợi dụng biến động lên xuống giá của của các cổ phiếu hoặc thị trường trong thời gian ngắn để thu lợi nhuận.
Bắt đáy: là lúc cổ phiếu đã giảm giá cực sâu, không thể giảm được nữa nên nhà đầu tư bắt đầu mua vào.
Bán khống: (Short): bán một loại cổ phiếu mà bản thân nhà đầu tư không sở hữu, và hy vọng giá nó sẽ giảm để mua lại, trả lại cổ phiếu cho bên vay, sau đó thu lợi từ chênh lệch giá.
Bán tháo: bán nhanh hay bán gấp một loại cổ phiếu nhằm cứu vãn tình hình thua lỗ khi thị trường đang bị rớt giá mạnh.
Chốt lời: đóng giao dịch ở một mức giá trị cụ thể, đảm bảo lợi nhuận, và chuyển lợi nhuận về số dư tài khoản của bạn.
Cắt lỗ: đóng vị thế và chấp nhận 1 khoản lỗ khi cổ phiếu không diễn biến đúng như tính toán ban đầu
Hedge/hedging: là chiến lược phòng ngừa rủi ro, thực hiện các khoản đầu tư khác có xu hướng trái ngược với đầu tư ban đầu, nhằm mục đích bù đắp lại tổn thất có thể xảy ra.
Vượt đỉnh: thời điểm cổ phiếu tăng giá vượt qua giá cao nhất trong quá khứ và thường sẽ tăng rất mạnh.
Cú nảy mèo chết: cú bật tăng tạm thời của giá cổ phiếu sau một đợt giá bị sụt giảm mạnh. Cụm từ này bắt nguồn rằng, ngay cả con mèo đã chết, nếu rơi từ độ cao đủ lớn cũng sẽ phải nảy nhẹ lên.
Thị trường bò: (Bull Market), đây là thị trường mà các loại cổ phiếu đều có xu hướng lên giá mà mức tăng nhanh hơn mức bình quân trong lịch sử trong thời gian dài, lượng mua bán lớn.
Thị trường gấu: (Bear Market), là thị trường giá xuống, các cổ phiếu bị rớt giá trong một khoảng thời gian dài
Bẫy giảm giá: (Bear trap): tín hiệu giả cho thấy dường như chứng khoán đang có dấu hiệu đảo chiều và đang bắt đầu giảm giá sau một đợt tăng liên tiếp để thu hút những nhà đầu tư mới.
Bẫy thăng giá: (Bull Trap): Ngược với bẫy giảm giá, bẫy tăng giá là một dạng một tín hiệu giả cho thấy dường như chứng khoán đang có dấu hiệu tăng giá sau một đợt sụt giảm liên tiếp.
Uptrend: nghĩa là thị trường chứng khoán tăng điểm một cách bình thường.
Downtrend: thị trường chứng khoán giảm điểm một cách bình thường.
Risk On: cảm nhận rủi ro ở mức thấp, và nhà đầu tư có xu hướng đổ tiền vào các tài sản có rủi ro cao.
Risk Off: cảm nhận rủi ro ở mức độ cao, nhà đầu tư sẽ bán tháo các sản phẩm tài chính có mức độ rủi ro.
Bán tống bán tháo: bán tháo xảy ra khi giá cổ phiếu, trái phiếu hoặc chứng khoán khác giảm mạnh, những người tham gia thị trường cùng nhau bán số lượng lớn những chứng khoán với giá thấp để ngăn chặn phần nào tổn thất.
Bán hoảng loạn: (Panic selling): đột nhiên kết luận thị trường sẽ giảm giá, nhiều nhà đầu tư rơi vào trạng thái hoảng loạn, chấp nhận bán giá giảm mạnh mà không cần phân tích có hợp lý hay không.
Bong bóng: (Bubble): Giá cổ phiếu tăng lên đột ngột mà không thể giải thích được, thì đó gọi là bong bóng. Bóng bóng chắc chắn sẽ nổ và giá cả sẽ tuột dốc không phanh.
Bảo lãnh (Underwrite): một người hoặc một tổ chức chấp nhận rủi ro mua một loại hàng hóa giấy tờ nào đó để đổi lấy cơ hội nhận được món lời khác.
Hiệu chỉnh kỹ thuật (Correction): xảy ra khi cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa hay chỉ số thị trường đảo chiều xu hướng ít nhất 10%, trước khi tiếp tục xu hướng tăng/giảm dài hạn trước đó.
Công cụ ngắt mạch thị trường: Khi thị trường chứng khoán lao dốc đột ngột, công cụ ngắt mạch sẽ được kích hoạt. Ví dụ: S&P 500 giảm 7% (mức 1) hoặc 13% (mức 2) trước 3:25 chiều so với giá đóng cửa ngày hôm trước, giao dịch sẽ ngừng hoạt động trên tất cả các sàn giao dịch chứng khoán.
Biên an toàn: (Margin of safety): một nguyên tắc đầu tư trong đó nhà đầu tư chỉ mua chứng khoán khi giá thị trường thấp hơn nhiều so với giá trị nội tại của chứng khoán đó, và mức chênh lệch này gọi là “biên an toàn”.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách xem bảng giá chứng khoán trực tuyến dễ hiểu nhất
Trên đây là toàn bộ những thuật ngữ chứng khoán cơ bản nhất, từ A – Z mà các nhà đầu tư cần biết. Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích trên con đường chinh phục thị trường chứng khoán và trở thành một nhà đầu tư thông minh, sáng suốt.