Với xu hướng thiết kế hiện đại, nhiều tiện ích cho căn nhà việc lắp đặt thang máy gia đình đã không còn xa lạ. Vậy lắp đặt thang máy gia đình thế nào là phù hợp, chi phí lắp đặt thang máy riêng có mất nhiều chi phí hay không. Lời giải đáp sẽ có trong bài viết này.
Nội dung
Lắp đặt thang máy gia đình
Thiết kế thang máy nhà 3, 4 tầng có nên không?
Trong thiết kế nhà ở, cầu thang luôn là một phần quan trọng không thể thiếu. Đối với một số gia đình có người già và trẻ nhỏ, người khuyết tật lên xuống cầu thang giữa các tầng trong nhà gây nhiều khó khăn và mất sức khi di chuyển qua nhiều.
Những ngôi nhà có thiết kế từ 3 đến 4 tầng thì việc di chuyển giữa các phòng tại những tầng trên xuống dưới khá bất tiện. Vì vậy mà không ít gia đình khi thiết kế nhà 3 đến 4 tầng thường thiết kế thêm phần đặt vị trí thang máy trong nhà thuận tiện cho việc di chuyển mang lại hiệu quả rất lớn.
Tuy nhiên, lắp đặt thang máy gia đình cần phải có diện tích mặt sàn lớn tối thiểu 60m2/ sàn. Bề ngang nhà từ 4,5m trở lên thì sẽ dễ dàng hơn trong quá trình lắp đặt thang. Ngoài ra, thang máy cũng cần có hệ thống kết cấu dầm, sàn chịu lực riêng.
Khi diện tích căn nhà của bạn quá nhỏ thì có thể chọn thang máy có kích thước thang máy mini kích thước 0,8m2 cũng phù hợp để lắp đặt trong các công trình nhà ở tư nhân.
Cách bố trí thang máy gia đình trong nhà
Bố trí lắp đặt thang máy gia đình trong nhà tùy thuộc vào sở thích, mong muốn trong thiết kế nhà của bạn. Bạn có thể đặt thang máy trong nhà, giếng trời, góc nhà hay vị trí cạnh cầu thang bộ cũng rất thuận tiện.
Nếu ngôi nhà có không gian rộng thì có thể bố trí thang máy ngoài trời giáp một mặt với tường nhà tạo khoảng không gian rộng trong nhà.
Bạn nên tham khảo ý kiến của kiến trúc sư thiết kế nhà để được tư vấn đảm bảo đầy đủ các tiêu chí như:
- Tính thẩm mỹ, hài hòa kiến trúc tổng thể của ngôi nhà.
- Không làm hỏng kế cấu công trình hiện có
- Tiện dụng, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình
Có loại thang máy gia đình nào?
Trên thị trường hiện nay có 2 dòng thang máy gia đình phổ biến là thang có phòng máy (CPM – MR) hay thang không phòng máy (KPM – MRL).
Độ an toàn của cả hai loại thang này đều như nhau. Tuy nhiên giá thang máy chỉ khác nhau khi lựa chọn thang dùng động cơ hộp số ( CHS) hay không hộp số ( KHS).
Thang CPM MR sử dụng máy kéo có hộp số
Ưu điểm:
- Có phòng máy riêng, chuyên viên bảo trì sẽ dễ dàng thao tác hơn khi kiểm tra tủ điện, máy kéo.
- Hố thang có kích thước nhỏ hơn thang không phòng máy nếu cùng tốc độ và tải trọng.
Nhược điểm:
- Tiếng ồn lớn, tốn điện, tốn chi phí thay dầu định kỳ cho hộp số, có thể tốn thêm chi phí sửa chữa động cơ.
- Chi phí cho phần xây dựng phòng máy lớn hơn (thông thường chiều cao phòng máy là 2.100 – 2.600mm).
Phù hợp nơi không bị khống chế chiều cao tầng xây dựng.
Thang CPM MR dùng máy kéo không hộp số
Ưu điểm:
Dễ bảo trì, êm ái, bền, tiếng ồn cực thấp, tiết kiệm điện năng, động cơ vận hành êm, bền không tốn tiền thay dầu mỡ, sửa chữa.
Nhược điểm:
Giá cao hơn (tương đương thang KPM) do máy kéo đều dùng công nghệ KHS.
Phù hợp: Nơi bị khống chế chiều cao tầng xây dựng.
Thang không phòng máy MRL
Ưu điểm:
Giống thang có phòng máy riêng dễ dàng kiểm tra trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa.
Nhược điểm:
Giá cao hơn (chỉ dùng máy kéo không hộp số), khó bảo trì sửa chữa hơn so với thang máy CPM một chút.
Phù hợp: Những nơi bị khống chế chiều cao tầng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chi phí lắp đặt thang máy gia đình
Chi phí lắp đặt thang máy gia đình là bao nhiêu? Giá thang máy gia đình không chỉ phục thuộc vào kích thước, loại thang bạn chọn mà còn phục thuộc phần lớn vào yếu tố như: số điểm dừng, tốc đọ, tải trọng, thương hiệu, xuất xứ, loại động cơ, thang cũ hay mới, chất liệu thang…
Trên cơ sở lựa chọn loại thang, cấu hình thiết bị, mẫu mã, thang máy gia đình sẽ có giá dao động trong khoảng rẻ nhất từ 250 triệu đến 950 triệu đồng tùy theo yêu cầu thực tế của chủ nhà.
Nên tìm hiểu lựa chọn nhà phân phối thang máy có tên tuổi đảm bảo chất lượng thang máy cũng như đem lại hiệu quả trong quá trình sử dụng.
Hố PIT thang máy có cần thiết?
Hố PIT thang máy gia đình là gì? Đây là phần hố nằm dưới cùng của giếng thang, tính từ mặt sàn dừng thấp nhất trở xuống. Thông thường, hố PIT được thiết kế âm so với mặt sàn, thang máy nào cũng cần có hố PIT để đáy sàn cabin có thể chui vào khi chạy xuống tầng thấp nhất.
Bên cạnh đó hố PIT cũng là nơi đặt các thiết bị khác như Buffe giảm chấn cabin, giảm chấn đối trọng, công tắc hành trình,
Hiện nay, thang máy gia đình trong thiết kế yêu cầu độ sâu hố PIT tối thiểu là 550mm.
Tại Việt Nam, loại thang máy sử dụng cáp kéo có hố PIT nông nhất hiện là thang máy gia đình Mitsubishi nhập khẩu nguyên chiếc, loại thang này chỉ cần hố PIT sâu 450mm.
Nguồn điện sử dụng cho thang máy gia đình?
Nguồn điện vận hành thang máy gia đình cũng là yếu tố quan trọng khi thiết kế. thông thường sử dụng thang máy gia đình đều cần điện 3 pha. Nên sử dụng nguồn điện 3 pha 4 dây có dây trung tính nối đất đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Các hộ gia đình đều có thể đăng ký lắp điện 3 pha để phục vụ cho sinh hoạt, tuy nhiên để được điện lực phục vụ thì cần phải hội đủ 2 yếu tố sau:
- Vị trí xây dựng nằm trong khu vực có nguồn điện 3 pha.
- Chứng minh được gia đình sử dụng thiết bị điện có công suất lớn yêu cầu dùng điện 3 pha
Việc chứng minh sử dụng thiết bị điện công suất lớn trong gia đình, chủ đầu tư nộp bên điện lực bản sao công chứng hợp đồng mua thang máy gia đình trong đó thể hiện rõ yêu cầu nguồn điện cấp trong thang máy là điện 3 pha.
Với những thông tin chia sẻ việc lắp đặt thang máy gia đình hy vọng bạn đã hiểu hơn về cách lựa chọn, lắp đặt thang máy cũng như biết được chi phí cần thiết để sử dụng thang máy mini cho ngôi nhà của bạn.