Vàng là một trong những tài sản được lựa chọn cho việc đầu tư hay tích trữ bởi tính linh động của nó (nghĩa là bạn có thể mua/bán vàng tại bất kỳ đâu trên thế giới). Thời gian gần đây khi lạm phát tăng cao trên toàn cầu cũng khiến cho giá vàng bị ảnh hưởng khá nhiều. Vậy giá vàng và lạm phá có mối quan hệ với nhau như thế nào, ảnh hưởng của lạm phát khiến giá vàng tăng hay giảm thì chúng ta hãy cùng phân tích lại lịch sử của giá vàng trong những thời kỳ lạm phát ngay sau đây.
Nội dung
Phân tích mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát
Lịch sử diễn biến giữa giá vàng và lạm phát
Lịch sử lạm phát ở Mỹ và giá vàng
Mỹ là nền kinh tế có sức ảnh hưởng rất lớn đối với giá vàng nên chúng ta sẽ cùng xem lại lịch sử diễn biến của giá vàng với tỷ lệ lạm phát Mỹ qua biểu đồ dưới đây:
+ Giai đoạn 1974 – 2001
Trong giai đoạn 1974 – 2001 tức là khoảng 27 năm thì giá vàng và lạm phát Mỹ có một số thời điểm tương đồng với nhau như:
- 1974 – 1982: giai đoạn này có thể thấy lạm phá với giá vàng ở Mỹ có xu hướng khá giống nhau, cụ thể khi lạm phát Mỹ đạt đỉnh vào 1974 và 1980 thì giá vàng cũng vậy. Còn khi lạm phát Mỹ giảm thì giá vàng cũng giảm theo.
- 1982 – 1987: giai đoạn này có thể thấy giá vàng và lạm phát ở Mỹ có chút sự khác biệt khi từ giai đoạn ví dụ như 1982 – 1983 giá vàng tăng nhưng lạm phát Mỹ vẫn tiếp tục giảm. Giai đoạn 1985 – 1986 giá vàng cũng tăng nhưng lạm phát Mỹ lại giảm.
- 1987 – 2001: giai đoạn này thì giá vàng và lạm phát có những thời điểm cho thấy sự tăng giảm khá tương đồng nhưng cũng có thời điểm lại ngược với nhau.
+ Giai đoạn 2001 – 2022
Giai đoạn từ 2001 – 2022 giữa giá vàng và tỷ lệ lạm phát ở Mỹ cũng có những giai đoạn cho thấy sự tương đồng với nhau. Điển hình như giai đoạn 2009 – 2011, lạm phát tăng khiến cho giá vàng tăng theo. Hay là giai đoạn 2011 – 2015 thì lạm phát giảm, giá vàng cũng giảm. Từ 2011 – 2015 khi lạm phát Mỹ giảm dần thì giá vàng cũng hạ nhiệt.
Tuy nhiên nhìn vào giai đoạn 2018 – 2020 thì giá vàng lại đi ngược xu hướng với tỷ lệ lạm phát tại Mỹ. Điển hình là lạm phát của Mỹ trong giai đoạn này giảm còn giá vàng lại tăng mạnh.
Xem thêm: Lạm phát là gì? Nguyên nhân gây ra lạm phát
Giá vàng bắt đầu giảm mạnh khi FED thông báo tăng lãi suất từ tháng 3/2022 nhằm kiềm chế lạm phát.
Sự thay đổi của giá vàng qua những thời kỳ lạm phát cao:
♦ Giai đoạn lạm phát từ tháng 6/1972 – 12/1974: giá vàng tăng từ 62$ lên 183$ (lạm phát do giá dầu thế giới tăng mạnh)
♦ Giai đoạn tháng 4/1978 – 3/1980: giá vàng tăng từ 171,8$ lên 494,38$ (do ngân hàng trung ương Mỹ không huy động vốn nhiều cho chính phủ)
♦ Giai đoạn tháng 11/2006 – 7/2008: giá vàng tăng từ 647,94$ lên 914$ (do nguồn cung tiền quá nhiều)
♦ Giai đoạn tháng 5/2020 – tháng 3/2022: giá vàng tăng từ 1734 lên 1937$. Nguyên nhân vừa do bị đứt gãy chuỗi cung ứng bởi covid 19 vừa do giá dầu tăng cao. Mặc dù sau tháng 3/2022 thì lạm phát Mỹ vẫn tiếp tục tăng nóng nhưng bởi vì FED tăng lãi suất đã khiến cho giá vàng giảm dần.
Lịch sử lạm phát ở Việt Nam và giá vàng
Nhìn vào diễn biến của giá vàng thế giới và tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam thì có thể thấy từ giai đoạn 2009 cho tới 2022 có khá nhiều sự tương đồng khi cùng tăng cùng giảm.
Trong giai đoạn này thì cũng có những thời gian ngắn có chút khác biệt giữa giá vàng và lạm phát, điển hình như năm 1997 – 1998 thì lạm phát Việt Nam tăng nhưng giá vàng lại giảm.
Ảnh hưởng của lạm phát tới giá vàng như thế nào, tăng hay giảm?
Lạm phát làm giá vàng tăng hay giảm? Thực tế có thể thấy giá vàng thường tăng khi lạm phát xảy ra. Vì lo ngại lạm phát sẽ khiến cho giữ tiền mất giá trị mà nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn vàng làm nơi trú ẩn. Nếu đầu tư các tài sản khác như chứng khoán, bất động sản hay coin thì vàng được cho là an toàn hơn bởi biến động nhỏ và tính thanh khoản cao.
Vậy điều gì sẽ làm cho giá vàng giảm trong khi lạm phát tăng cao?
Để kiềm chế lạm phát thì Chính phủ các nước thường sẽ yêu cầu Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất, người dân khi thấy lãi suất tăng cao sẽ gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất tiết kiệm hấp dẫn thay vì mua vàng tích trữ. Khi nhu cầu mua vàng của người dân ít đi thì giá vàng cũng sẽ hạ xuống.
Những yếu tố ảnh hưởng tới giá vàng là gì?
Có 8 tác nhân chính gây ra sự tăng/giảm của giá vàng đó là:
-
Sức mạnh đồng USD: không giống như lạm phát, nếu như đồng USD tăng thì giá vàng sẽ giảm và ngược lại, khi đồng USD giảm thì giá vàng tăng lên. Xem thêm: Chỉ số DXY (USD Index) là gì?
-
Lạm phát: Nhìn vào lịch sử có thể thấy khi lạm phát tăng cao thường sẽ khiến cho giá vàng tăng theo.
-
Giá dầu: giá dầu không chỉ tác động tới giá vàng mà còn tác động tới rất nhiều loại hàng hóa trên thế giới, giá dầu tăng thường gây ra lạm phát mà lạm phát thường khiến giá vàng tăng. Tuy nhiên giá dầu tăng hoặc giảm thì không nhất định làm cho giá vàng tăng hoặc giảm bởi còn tùy tình huống. Ví dụ giá dầu giảm có thể gây ra giảm phát và Ngân hàng Trung Ương sẽ bơm tiền vào nền kinh tế để kích thích kinh tế, khi kinh tế được kích thích thì có thể khiến cho giá vàng tăng, tuy nhiên nếu giá dầu giảm lâu thì lại khiến giá vàng cũng giảm theo.
-
Quan hệ cung – cầu: điều này khá dễ thấy bởi số dân toàn cầu gia tăng nhanh chóng khiến cho nhu cầu về vàng cũng tăng lên, mà vàng là kim loại quý hiếm có hạn. Vậy nên nhu cầu mua vàng tăng cao cũng khiến cho giá vàng tăng. Điển hình là giá vàng kể từ năm 1970 cho tới nay đã tăng tới hơn 5000%.
-
Chiến tranh: Thời kỳ chiến tranh cũng là thời điểm mà vàng trở thành kim loại quý hiếm được tích trữ để phòng rủi ro. Khi có chiến tranh xảy ra thì giá vàng thường tăng cao.
-
Khủng hoảng kinh tế – chính trị toàn cầu: khi xảy ra khủng hoảng kinh tế – chính trị trên toàn cầu thì vàng lại trở thành một tài sản được nhiều người lựa chọn để tích trữ, làm nơi trú ẩn “an toàn” nên cũng khiến cho giá vàng tăng cao.
-
Chính sách của Ngân hàng Trung ương: những quyết định của ngân hàng Trung ương các nước có tác động khá lớn tới giá vàng. Giả sử như việc ngân hàng Trung ương tăng lãi suất thường sẽ khiến giá vàng giảm đi bởi người dân muốn tìm kênh có lãi suất cao hơn. Còn nếu như Ngân hàng Trung ương giảm lãi suất, tức là tăng nguồn cung tiền ra thị trường thì lại khiến cho giá vàng tăng lên. Mặt khác, Ngân hàng Trung ương cũng sẽ có những chính sách mua – bán vàng để phòng rủi ro tài chính nên cũng sẽ có tác động tới giá vàng.
-
Quỹ ETF vàng: Trên thế giới có những quỹ ETF vàng sở hữu số lượng vàng rất lớn như SPDR Gold Shares, iShares Gold Trust, VanEck Vectors Gold Miners ETF, VanEck Vectors Junior Gold Miners ETF hay SPDR Gold MiniShares Trust. Hoạt động mua/bán vàng của những quỹ này cũng sẽ tác động lớn tới giá vàng, ví dụ như khi quỹ mua vàng sẽ khiến cho giá vàng tăng còn khi bán vàng lại khiến cho giá vàng giảm.
Xem thêm bài viết hữu ích liên quan:
- Phân tích chiến lược đầu tư vàng khi kinh tế suy thoái
- Có nên đầu tư vàng? Hiểu bản chất, lựa chọn đúng
Qua đây, mong rằng bạn đã biết tác động của lạm phát tới giá vàng cũng như những yếu tố ảnh hưởng tới sự tăng giảm của giá vàng. Nếu như bạn còn thắc mắc gì liên quan, cứ việc để lại comment phía dưới để được giải đáp trong vòng 24h. Chúc bạn thành công!