Trong thế giới phân tích kỹ thuật, có thể bạn đã bắt gặp rất nhiều mô hình giá khác nhau như: mô hình vai đầu vai, mô hình 2 đỉnh, mô hình cờ tăng… Chắc hẳn bạn cũng đồng tình với mình rằng không phải mô hình nào cũng đảm bảo tỷ lệ thành công 100%. Nhiều khi mô hình giá xuất hiện, nhưng nó lại không đi theo những chỉ báo mà mô hình giá đã đặt ra.
Một nhóm nhà phân tích chuyên nghiệp đã test thử hơn 200.000 mẫu mô hình giá trong vòng 10 năm để đưa một dữ liệu thống kê về mô hình giá nào có xác xuất thành công cao nhất. Mô hình được coi là thành công có nghĩa là giá của chúng phá vỡ hoàn toàn hỗ trợ/kháng cự và đi theo xu hướng như trong lý thuyết.
Dưới đây là 7 mô hình giá có xác xuất thành công cao nhất, chúng mình sẽ xếp theo thứ tự từ % thấp nhất → cao nhất. Bạn có thể tham khảo để biết được mô hình nào hiệu quả, từ đó nghiên cứu chúng nhiều hơn để áp dụng vào giao dịch.
Nội dung
- 1 Các mô hình giá trong PTKT có tỷ lệ thành công cao
- 1.1 Top 7: Mô hình Bull Flag & Bear Flag
- 1.2 Top 6: Mô hình tam giác (Triangle)
- 1.3 Top 5: Mô hình Channel Pattern
- 1.4 Top 4: Mô hình hai đỉnh & hai đáy
- 1.5 Top 3: Mô hình ba đỉnh & ba đáy
- 1.6 Top 2: Mô hình chữ nhật (Rectangle)
- 1.7 Top 1: Mô hình vai đầu vai & vai đầu vai ngược
- 1.8 Bonus: Mô hình có tỷ lệ thành công thấp nhất
Các mô hình giá trong PTKT có tỷ lệ thành công cao
Top 7: Mô hình Bull Flag & Bear Flag
Mô hình Flag hay còn gọi là mô hình “cờ”, là một mô hình tiếp diễn, xảy ra sau một xu hướng mạnh. Tiếp theo đó là những lần giá điều chỉnh nhẹ để tạo ra một loạt các mức cao thấp nhau.
- Mô hình cờ tăng (Bug Flag): Xảy ra sau một xu hướng tăng mạnh, sau đó giá tạo thành một loạt các mức sau thấp hơn mức trước.
- Mô hình cờ giảm (Bear Flag): Xảy ra sau một xu hướng giảm mạnh, sau đó giá tạo thành một loạt các mức sau cao hơn mức trước.
Những mô hình này là những lần giá do dự trong vùng nhỏ, và thường được tạo bởi một lượng nhỏ các thanh nến (không quá 20 cây) trong khung thời gian bạn xem. Còn nếu nó dài và nhiều nến hơn, thì sẽ là mô hình Chanel – Kênh mà chúng mình sẽ nói đến ở phần bên dưới.
Đặc điểm để nhận biết một mô hình cờ (Flag) hiệu quả:
- (1) giá chạy rất mạnh (gần thẳng đứng) trước khi thiết lập cờ.
- (2) cờ được thiết lập chặt chẽ, xảy ra ngay trên mép trên (hoặc dưới) của đợt chạy đó.
Mô hình Bull Flag và Bear Flag được coi là thành công khi nó phá vỡ đường xu hướng trên trong cờ tăng (hoặc đường xu hướng dưới trong cờ giảm).
Top 6: Mô hình tam giác (Triangle)
Một mô hình giá khác có tỷ lệ thành khá cao là mô hình tam giác. Mô hình tam giác được biết đến là mô thường tiếp diễn xu hướng, và được chia làm 2 loại, đó là:
- Tam giác giảm (Descending Triangle): có hình tam giác hướng xuống dưới, có một loạt các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và các đáy nằm ở vùng hỗ trợ của tam giác.
- Tam giác tăng (Ascending Triangle): có hình tam giác hướng lên trên, có một loạt các đáy sau cao hơn đáy trước và các đỉnh nằm ở vùng kháng cự của tam giác.
Mô hình tam giác hoàn thành khi giá vượt lên trên vùng kháng cự ngang của một tam giác tăng dần hoặc bên dưới vùng hỗ trợ của một tam giác giảm dần. Mô hình được coi là thành công nếu giá vượt ra ngoài ít nhất bằng khoảng cách với chiều rộng của mô hình (xem mũi tên màu đỏ).
Top 5: Mô hình Channel Pattern
Mô hình Channel hay còn có tên gọi khác là mô hình kênh giá. Nó khá giống với mô hình Flag mình đã nói ở trên, nhưng khác ở chỗ phần là cờ rộng hơn, và không bắt buộc là xu hướng trước đó phải là tăng mạnh hoặc giảm mạnh.
Mô hình kênh giá được đánh giá là có tỷ lệ thành công cao hơn mô hình Flag. Tương tự, bạn có thể chia nó làm mô hình kênh tăng và mô hình kênh giảm như hình minh họa ở trên.
Mô hình kênh giá hoàn thành khi giá phá vỡ đường xu hướng trên trong kênh tăng dần hoặc bên dưới đường xu hướng dưới trong mô hình kênh giảm dần.
Top 4: Mô hình hai đỉnh & hai đáy
2 mô hình giá này có lẽ là khá quen thuộc với những bạn nào thường xuyên theo dõi các đồ thị giá. Và thật may mắn là xác suất thành công của chúng khá cao, đứng thứ 4 trong cách mô hình có tỷ lệ cao nhất hiện nay.
Đỉnh/đáy kép là một trong những mô hình giá đảo chiều phổ biến nhất. Cụ thể đặc điểm của chúng:
- Mô hình hai đáy (Double Bottom) là một mô hình xuất hiện ở cuối xu hướng giảm, báo hiệu giá chuẩn bị đảo chiều từ xu hướng giảm thành xu hướng tăng. Nó có 2 đáy thấp ngang nhau, 1 đỉnh ở giữa và đường viền cổ Neckline (chính là đường kháng cự).
- Mô hình hai đỉnh (Double Top) là một mô hình xuất hiện ở cuối xu hướng tăng, báo hiệu giá chuẩn bị đảo chiều từ xu hướng tăng thành xu hướng giảm. Nó có 2 đỉnh ngang nhau, 1 đáy ở giữa và đường viền cổ Neckline (chính là đường hỗ trợ).
Mô hình hoàn thành khi giá phá vỡ dưới điểm thấp của swing được tạo sau mức cao đầu tiên trong đỉnh kép hoặc khi giá phá vỡ trên điểm cao của swing được tạo bởi mức thấp đầu tiên trong đáy kép.
Đây thực sự là cặp mô hình đầu tiên mà chúng mình thấy chúng có sự chênh lệch nhiều về kết quả thống kê giữa phiên bản tăng giá (đáy kép) và giảm giá (đỉnh kép). Như bạn có thể thấy, đáy kép là mô hình đột phá hiệu quả hơn một chút so với đỉnh kép, với tỷ lệ 78,55% so với 75,01%.
Top 3: Mô hình ba đỉnh & ba đáy
Mô hình ba đỉnh/đáy là một biến thể khác của mô hình giá đảo chiều. Tương tự, chúng được chia làm 2 phiên bản tăng giá và giảm giá:
- Mô hình 3 đỉnh (Triple Top) là một mô hình biểu đồ đảo chiều giảm giá, xuất hiện sau một xu hướng tăng trước đó. Đặc điểm của nó là có 3 đỉnh giá cao tương đương nhau giống như 3 ngọn núi, và có 2 đáy xen kẽ giữa 3 đỉnh.
- Mô hình 3 đáy (Triple Bottom) là một mô hình báo hiệu thị trường sắp đảo chiều tăng giá. Nó thường xuất hiện ở sau một xu hướng giảm. Đặc điểm của nó sở hữu 3 đáy có độ thấp tương đương nhau, và có 2 đỉnh xen kẽ giữa 3 đáy
Khi giá phá vỡ mức hỗ trợ/kháng cự (đường nối giữa 2 đáy/2 đỉnh), giá sẽ tiếp tục di chuyển một khoảng cách cao gấp ba lần độ dài từ các đỉnh đến đấy, thì mô hình được xác nhận là thành công (xem mũi tên đỏ).
Top 2: Mô hình chữ nhật (Rectangle)
Mô hình giá hình chữ nhật là một mô hình tiếp diễn xu hướng sau một xu hướng di chuyển. Nó rất giống với mô hình kênh giá (Channel), ngoại trừ không yêu cầu độ dốc so với đường xu hướng trước đó. Chính vì điều này, nó lại tiếp tục đem đến xác suất thành công cao hơn.
Mô hình hình chữ nhật được xác định bởi một động thái có xu hướng mạnh theo sau bởi hai hoặc nhiều đỉnh và đáy gần bằng nhau tạo ra hai đường xu hướng ngang song song (hỗ trợ và kháng cự). Sự khác biệt duy nhất giữa các biến thể tăng và giảm là mô hình hình chữ nhật tăng giá bắt đầu sau một động thái có xu hướng tăng và mô hình hình chữ nhật giảm bắt đầu sau một động thái có xu hướng giảm.
Cần lưu ý rằng các mô hình giá hình chữ nhật này về cơ bản là các đỉnh/đáy kép và ba đỉnh/3 đáy không thành công. Đây là lý do tại sao có thể rất nguy hiểm khi cố gắng dự đoán các đỉnh/đáy kép và ba đỉnh/đấy, bởi vì chúng thường không hoàn thành đầy đủ và giá sẽ tiếp tục xu hướng trước đó.
Top 1: Mô hình vai đầu vai & vai đầu vai ngược
Đứng đầu tiên trong danh sách các mô hình có có tỷ lệ thành công cao nhất, đó chính làm mô hình vai đầu vai và phiên bản nghịch đảo của nó – vai đầu vai ngược.
Tỷ lệ thành công của 2 mô hình giá này lên tới 83%, một xác suất cao đến bất ngờ. Chính vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ hơn về 2 mô hình này để có thể vận dụng chúng tốt nhất trong giao dịch:
- Mô hình vai đầu vai: là một mô hình giảm giá, thể hiện lực bán đang mạnh lên và giá có khả năng giảm mạnh xuống. Nó có 3 đỉnh, trong đó đỉnh ở giữa cao nhất, còn đỉnh ở 2 bên thấp hơn (không bắt buộc phải cao bằng nhau, nhưng độ lệch không quá lớn).
- Mô hình vai đầu vai ngược: là một mô hình tăng giá, thể hiện rằng lực mua đang rất mạnh, và giá có khả năng tăng lên mức cao hơn. Còn về hình dạng, đúng như tên gọi của nó, mô hình này sẽ giống như vai – đầu – vai, nhưng bị lộn ngược xuống.
Mô hình được hoàn thành khi giá phá vỡ “đường viền cổ” được tạo ra bởi hai điểm thấp dao động trong đầu và vai, và hai điểm dao động cao trong đầu và vai ngược.
Bonus: Mô hình có tỷ lệ thành công thấp nhất
Mặc dù nội dung bài viết này, chúng mình đề cập đến các mô hình giá có xác suất thành công cao nhất, nhưng sẽ hữu ích nếu chúng mình đưa ra cho bạn thông tin về mô hình có tỷ lệ thành công thấp nhất, và chúng chính là: mô hình cờ đuôi nheo (Pennant).
Mô hình cờ đuôi nheo là mô hình bạn rất dễ gặp và nhiều người nói về nó, nhưng hiếm ai nó về tỷ lệ thành công cực thấp của nó. Một xác suất chỉ hơn 50% thì có thể nói, mô hình này gần như là một chỉ báo vô dụng. (Bởi không cần mô hình, thì xác suất giá tăng hoặc giảm cũng chỉ là 50 – 50).
Chính vì vậy, mình khuyên bạn nếu gặp mô hình cờ đuôi nheo trong thực tế, thì hãy hạn chế giao dịch với nó. Thay vào đó, hãy luyện tập thành thạo với các mô hình có xác suất cao hơn, ví dụ như mô hình: vai đầu vai, mô hình 3 đỉnh, 3 đáy… để có tỷ lệ giao dịch thành công cao nhất. Chúc bạn sớm trở thành một trader tài giỏi