Chiến thuật trung bình giá DCA là phương pháp quản lý rủi ro hiệu quả trong đầu tư hiện nay. Tuy nhiên sử dụng DCA như nào cho đúng bạn đã biết chưa? Cùng theo dõi hết bài viết dưới đây để có thể biết chính xac DCA là gì, sử dụng DCA là gì cho chuẩn và cần lưu ý những gì nhé.
Tìm hiểu về DCA – chiến lược trung bình giá
Chiến lược trung bình giá – DCA là gì?
Chiến lược trung bình giá – DCA là chiến lược đầu tư thông minh, bạn không cần bắt chính xác đáy hoặc đỉnh, mà bạn chỉ cần áp dụng DCA với thời gian đầu tư lâu dài hoặc linh hoạt thì sẽ mang tới kết quả rất tốt.
Tuy nhiên, để chiến lược này thực sự hiệu quả và mất ít thời gian đầu tư hơn, thì bạn cần phân tích chính xác xu hướng của thị trường. Và để làm được điều này, bạn có thể kết hợp với các công cụ chỉ báo như: Đường trung bình động MA, dải Bollinger, MACD,….
Có 2 loại chiến lược DCA là gì:
- Chiến lược DCA theo chu kỳ thời gian: Chiến lược này bạn không cần có quá nhiều kinh nghiệm trong phân tích kỹ thuật và cũng không cần quan tâm quá nhiều về biến động thị trường. Việc bạn cần làm đó là xác định mục tiêu đầu tư dài hạn, và rót vốn theo chu kỳ nhất định và đều đặn.
- Chiến lược trung bình giá xuống: dành cho những bạn nào khi mua một cổ phiếu/tài sản, mà giá cổ phiếu đó lại tiếp tục giảm xuống. Bạn sẽ mua tiếp vào với mức giá thấp hơn. Khi chia trung bình ra, mức vốn bạn bỏ ra trên mỗi cổ phiếu cũng sẽ thấp hơn, như vậy sẽ dễ hòa vốn hơn.
Chiến lược DCA phù hợp với ai?
Với chiến thuật trung bình giá DCA phù hợp với hầu hết tất cả mọi người, từ những nhà đầu tư mới tham gia thị trường chưa có nhiều kinh nghiệm, hoặc ngay cả đối với các trader lâu năm.
Để có thể chiến lược trung bình giá DCA hiệu quả, bạn nên đặt ra mục tiêu đầu tư nhất quán vào một loại tài sản bạn thực sự hiểu về nó, cũng như xây dựng kế hoạch đầu tư theo một chu kỳ đều đặn. Nếu thực hiện đúng nguyên tắc này, bạn sẽ dễ dàng vượt qua những yếu tố Doubt (Nghi ngờ), Greed (Tham lam), Fear (Sợ hãi),… Đây là những yếu tố tâm lý thường xảy đến với các nhà đầu tư ngắn hạn.
Hướng dẫn sử dụng chiến lược DCA
Nếu đã nắm rõ được DCA là gì, thì hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu từng chiến lược trung bình giá này, xem vận dụng chúng như thế nào và hiệu quả của chúng ra sao nhé.
Chiến lược DCA theo chu kỳ thời gian
Ví dụ, bạn đi làm thu nhập 30 triệu/tháng và muốn đầu tư vào cổ phiếu FPT. Mỗi tháng bạn có thể trích 5 triệu đồng để mua cổ phiếu FPT, liên tục trong nhiều tháng, để dần dần có thể tích lũy được lượng lớn cổ phiếu FPT.
Cách này phù hợp cho bạn nào không có nhiều tiền vốn, mỗi tháng chỉ dư ra một chốt vốn nên sẽ tích lũy dần dần. Đặc biệt, nó còn giúp bạn phòng tránh được rủi ro trong thị trường đầy biến động, nhất là khi giá cổ phiếu/tài sản giảm xuống.
Nếu giá tài sản luôn biến động, thì áp dụng chiến lược DCA rất có lợi về mặt toán học cho khoản đầu tư. Ví dụ, bạn quyết định bỏ ra 2.000 USD mỗi tháng để đầu tư vào cổ phiếu A (mua vào ngày đầu tháng). Trong những ngày này, giá cổ phiếu A được giao dịch với giá lần lượt là 50, 40, 20, 40 và 50 USD.
Áp dụng chiến lược trung bình giá DCA theo chu kỳ thời gian, bạn sẽ có kết quả giao dịch như sau:
Ở ví dụ minh họa trên, bạn sẽ thấy “giá có lợi về mặt toán học”. Giả sử bạn mua 1 lần 10.000 USD ở mức giá 50, bạn chỉ có thể mua được 200 cổ phiếu. Tuy nhiên giờ áp dụng DCA, bạn đã có tổng cộng 280 cổ phiếu, và giá trung bình chỉ có 35,71 USD.
Hãy nhớ rằng nếu bạn thực hiện DCA theo chu kỳ, thì cần xác định thời gian đầu tư đều đặn, có thể là chu kỳ ngày, tuần hoặc tháng. Có thể linh hoạt, mỗi lần DCA không nhất thiết cần phải có số vốn bằng nhau, mà có thể tùy chỉnh theo tài chính (Tuy nhiên vẫn uy tiên cho việc đầu tư với số vốn bằng nhau để giảm thiểu rủi ro tốt nhất).
Khi thị trường tăng hoặc giảm, bạn cũng không cần quá lo lắng, mà chỉ cần vào lệnh theo đủ số lượng như ban đầu là được. Chứ không nên thay đổi số lượng mua, vì làm thế sẽ khiến tỷ lệ rủi ro tăng lên.
Chiến lược bình quân giá xuống
Chiến lược bình quân giá xuống hiểu đơn giản là mua thêm cổ phiếu khi thấy giá cổ phiếu sụt giảm. Nguyên lý là dùng cùng một lượng tiền cho mỗi lần mua, nếu cổ phiếu giảm thì bạn sẽ mua được nhiều cổ phiếu hơn.
Sau đó, khi giá cổ phiếu tăng đến mức ban đầu mà bạn đặt mua, thì bạn đã có lãi rồi.
Để hiểu rõ hơn, hãy tham khảo ví dụ qua hình bên dưới:
Cổ phiếu X bạn đánh giá nó là một cổ phiếu tốt, và đang trong thời điểm tăng giá, giá đang là 100.000 đồng/cổ phiếu. Bạn dự định bỏ 3 tỷ vào nó, tuy nhiên thay vì mua 1 lần hết 3 tỷ để nhận được 30.000 cổ phiếu, thì bạn chia nó ra.
-
– Bạn đầu tư vào nó 1 tỷ đồng, gía 100.0000 đồng/cổ phiếu, bạn sẽ mua được 10000 cổ phiếu X.
-
– Vì lý do nào đó, giá cổ phiếu X giảm xuống còn 75.000 đồng/cổ phiếu. Đây là cơ hội tốt để bạn gia tăng tỷ trọng. Bạn sẽ dùng thêm 1 tỷ đồng mua được 13300 cổ phiếu nữa.
-
– Cổ phiếu X tiếp tục giảm xuống 50.000 đồng/cổ phiếu. Mức giá này đã giảm khá sâu, bạn quyết định bỏ ra thêm 1 tỷ nữa, và sẽ mua được 20.000 đồng cổ phiếu X.
Lúc này, với 3 tỷ, bạn đã mua và sở hữu được tận 43.300 cổ phiếu X. Giá trung bình cho mỗi cổ phiếu là:
3.000.000.000/43.300 = 69.300 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, thay vì phải đợi cổ phiếu bật tăng lên giá 100.000 đồng/cổ phiếu. Thì hiện tại, chỉ cần giá tăng lên 69.300 đồng là bạn đã hòa vốn rồi.
Ngoài ra, vì cổ phiếu X là cổ phiếu tốt nên khả năng sẽ quay trở lại mức giá cũ 100.000 đồng là rất cao. Khi đó, bạn sẽ lãi 44,3%. Từ 3 tỷ ban đầu, bạn sẽ có 4,3 tỷ sau một thời gian.
Tất nhiên mua được ở mức giá đó luôn là tốt nhất. Tuy nhiên bạn không thể biết được thị trường biến động như thế nào, bao giờ mới là đáy, nên việc mua toàn bộ ở mức giá “đáy” và vô cùng bất khả thi.
*** Đối với những bạn vốn ít, cũng có thể áp dụng chiến lược trung bình giá xuống này, chỉ cần áp dụng cách đơn giản: Giá giảm sâu thì mua thêm. Như vậy, giá vốn trung bình bạn bỏ ra/mỗi cổ phiếu sẽ rẻ hơn, và sẽ nhanh hòa vốn hơn.
Lưu ý khi áp dụng chiến lược trung bình giá DCA
Chiến lược trung bình giá DCA (đặc biệt là chiến lược trung bình giá xuống) như một con dao 2 lưỡi. Nếu bạn bỏ qua những lưu ý dưới đây, thì có lẽ bạn sẽ phải gánh khoản lỗ “thê thảm” hơn rất nhiều.
Phương pháp DCA là gì và cần lưu ý những gì? Dưới đây là những điều bạn bắt buộc phải nhớ:
- Phải biết rõ về cổ phiếu mình mua: có nghĩa bạn phải hiểu được nội tại doanh nghiệp, biết được đây là doanh nghiệp tốt, đang có định giá rẻ, có khả năng tăng trưởng, nếu cổ phiếu có sụt giảm thì vẫn có thể hồi phục nhanh chóng.
- Không áp dụng DCA với cổ phiếu rác, đầu cơ: Vì chúng rủi ro khôn lường, đôi khi giá sụt giảm là sẽ “một đi không sở lại”, không thể quay đầu về nữa, lúc đó bán sẽ bị dín
- Khoảng cách giữa các lần mua phải đủ dài, cả về độ chênh lệch giá lẫn thời gian. Đặc biệt ở trường hợp bình quân giá xuống, nếu cổ phiếu chưa giảm quá sâu so với giá bạn mua (khoảng 5 – 10%), thì cũng chưa cần mua vội.
- Sử dụng DCA là phương pháp đầu tư lâu dài, nhưng bạn vẫn cần xác định điểm chốt lời (Take Profit) và điểm cắt lỗ (Stop Loss). Bởi trong những đợt Downtrend dài hạn, nếu bạn không chấp nhận cắt lỗ, việc gỡ hòa sẽ mất rất nhiều thời gian. Hãy chấp nhận sự thật rằng không phải nhận định của mình lúc nào cũng đúng.
-
DCA là chiến lược trung bình giá, thay vì rót vốn vào 1 lần thì bạn chia nhỏ vốn ra, mua vào nhiều lần khác nhau với nhiều mức giá khác nhau.
-
DCA có thể áp dụng mua theo chu kỳ thời gian đều đặn, hoặc mua theo trung bình giá xuống.
-
DCA phù hợp với thị trường chứng khoán hơn là thị trường coin, forex…, và chỉ phù hợp với đầu tư dài hạn
-
Áp dụng chiến lược DCA, quan trọng nhất phải chọn được doanh nghiệp tốt, tránh xa những cổ phiếu rác, đầu cơ.
Đó là những thông tin về chiến lược trung bình giá DCA. Mong rằng bài viết hữu ích này sẽ giúp bạn biết được DCA là gì và cách sử dụng chiến lược trung bình giá DCA sao cho hiệu quả nhé. Nếu còn thắc mắc gì, đừng quên để lại câu hỏi bên dưới phần bình luận để trao đổi với chúng mình. Chúc các bạn thành công và kiếm được nhiều lợi nhuận!