Phân kỳ hội tụ trung bình động (MACD) và chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) đều xếp hạng trong số các chỉ báo phân tích kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay. Mỗi chỉ báo đều có một chức năng và công dụng riêng, nhưng nếu sử dụng riêng lẻ thì đôi khi xác suất dự báo vẫn chưa cao. Vì vậy, việc kết hợp MACD và RSI lại mới nhau có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề này. Dưới đây là những hướng dẫn cơ bản về cách kết hợp và sử dụng 2 chỉ báo này, cùng theo dõi nhé.
Nội dung
Hướng dẫn kết hợp MACD và RSI
Khái niệm cơ bản về MACD
MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence, có nghĩa là đường trung bình động hội tụ phân kỳ. Nó gồm 2 thành phần chính:
- Đường MACD được tính dựa trên đường trung bình giá đóng cửa 12 ngày và 26 ngày (EMA 12 và EMA 26).
- Đường Signal là trung bình 9 ngày của chính đường MACD vừa được tạo.
Hai đường này sẽ cùng hiển thị song song trên đồ thị. Màu sắc của chúng có thể thay đổi, không cố định màu, bạn có thể cài đặt màu theo ý thích):
Chỉ báo MACD thường được thể hiện độc lập, nằm bên dưới khung giá để tiện so sánh. Bạn có thể thêm chỉ báo này vào bất kỳ đồ thị nào bằng cách tìm trong phần chỉ báo hay Indicators.
Các tín hiệu MACD chính cần theo dõi
Khi đánh giá MACD để xác định cơ hội giao dịch, một cách tiếp cận cơ bản nhất là dựa vào sự cắt nhau của đường MACD và đường Signal. Sự cắt nhau của 2 đường này hoạt động khá giông với “Golden Cross” và “Death Cross”.
- Death Cross: Khi đường MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu Signal, nó cho thấy lực bán đang mạnh, giá có thể sẽ sụt giảm => Cân nhắc đặt lệnh BÁN
- Golden Cross: Khi đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu Signal, nó cho thấy lực mua tăng mạnh, rất có thể sẽ là xu hướng tăng giá => Bạn có thể đặt lệnh MUA.
Để làm rõ hơn, hãy xem ví dụ bên dưới:
Khái niệm cơ bản về RSI
RSI là cụm từ viết tắt của Relative Strength Index, có nghĩa là chỉ số sức mạnh tương đối. nhằm mục đích đo lường “tốc độ” chuyển động của giá trong một khoảng thời gian (thường là 14 ngày).
Chỉ báo RSI sẽ được vẽ trong một khung riêng và thường được đặt ở dưới khung giá để tiện so sánh.
RSI sẽ dao động từ 0 – 100, tuy nhiên nó rất hiếm khi đạt được 2 mức cực hạn này, mà thường biến động trong khung từ 30 – 70.
Các tín hiệu RSI chính cần theo dõi
Nếu bạn đang tìm hiểu chỉ số RSI là gì, chắc hẳn bạn cũng từng nghe thấy thuật ngữ “vùng quá mua” và “vùng quá bán” gắn liền với nó.
Thông thường, người ta thường chọn ra các mốc 30 và 70 làm mốc chuẩn đễ xác định RSI cao hay thấp.
- RSI trên 70: được gọi là vùng quá mua (Overbought), và khả năng cao sắp tới sẽ xảy ra chu kỳ giảm giá.
- RSI dưới 30: được gọi là vùng quá bán (Oversold), thường là thị trường đang trong xu hướng giảm và rất có thể sẽ có điều chỉnh tăng giá trở lại.
Ưu điểm của việc sử dụng RSI:
- RSI thiết kế đơn giản, cực dễ sử dụng và việc nhận biết vùng quá mua/quá bán vô cùng đơn giản. Bất cứ người mới nào cũng có thể sử dụng/hiểu RSI chỉ sau lần đầu tiếp xúc.
- RSI giúc theo dõi tốc độ tăng/giảm của giá. Việc này rất quan trọng, vì nó sẽ giúp tận dụng được “vận tốc”. Giá có xu hướng là một chuyện, nhưng nó không có nghĩa là sự chuyển động của giá sẽ tiếp tục. RSI có thể giúp bạn đánh giá độ bền của chuyển động đó dựa trên động lượng hiện tại.
- Bạn có thể sử dụng RSI để mở và đóng các vị thế. Mặc dù RSI mang lại giá trị trong việc xác định các cơ hội lợi nhuận, nó cũng có thể được sử dụng để xác định thời gian bạn thoát khỏi một vị thế, nhằm tối đa hóa lợi nhuận của bạn.
Nhược điểm của việc sử dụng RSI:
Không có chỉ báo phân tích kỹ thuật nào là hoàn hảo. Mặc dù giá trị của RSI đã được thiết lập tốt và nhiều trader sử dụng RSI như một chỉ báo quen thuộc, ko thể tách rời. Tuy nhiên RSI vẫn tồn tại nhiều nhược điểm:
- Thiếu tín hiệu nhất quán: Mặc dù RSI rất hữu ích trong việc xác định các điều kiện quá mua hoặc quá bán, nhưng trong nhiều trường hợp, RSI vô dụng và không thể cung cấp tín hiệu phù hợp. hông phải cứ khi nào RSI nằm trong vùng quá mua/quá bán thì giá sẽ đảo chiều (ví dụ giá nằm trong vùng quá mua/quá bán suốt thời gian dài).
- Động lượng mạnh (một yếu tố nào đó khiến giá tăng bất chấp, hoặc sập mạnh) cũng có thể khiến RSI không còn liên quan.
=> Chính vì những nhược điểm của RSI này, nên nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp đã khắc phục nó bằng kết hợp MACD và RSI cùng nhau để giao dịch.
Cách kết hợp MACD và RSI trong giao dịch
Khi bạn kết hợp MACD và RSI vào chiến lược giao dịch của mình, nó không đảm bảo bạn sẽ win 100%, nhưng chắc chắn một điều rằng xác suất dự đoán đúng thị trường của bạn sẽ cao hơn rất nhiều. Hãy thử nghĩ xem, thay vì chỉ có một chỉ báo xác nhận rằng giá sẽ tăng, thì hiện có tới 2 chỉ báo cùng khẳng định điều này? Nó có đáng tin hơn không?
Cách kết hợp MACD và RSI:
Rất đơn giản, nếu một chỉ báo báo hiệu giá sẽ biến động theo một hướng nhất định, thì hãy kiểm tra chỉ báo còn lại, xem liệu nó có đồng ý hay không?
- Nếu cả MACD và RSI đều cho chung một tín hiệu tăng/giảm, bạn có thể tham gia giao dịch.
- Nếu MACD và RSI cho tín hiệu tăng/giảm ngược chiều nhau, bạn hãy đứng ngoài quan sát.
Ví dụ: Trong biểu đồ NZD/USD bên dưới, RSI và MACD đều báo tín hiệu giá biến động khá khớp, chỉ là RSI đi trước MACD một chút. Nếu giao dịch, bạn có thể xác định tín hiệu RSI, sau đó xem MACD có phù hợp hay không, lúc đó hãy quyết định MỞ/ĐÓNG vị thế.
Cụ thể hơn, bạn có thể giao dịch theo từng bước:
Tín hiệu mua:
- Đợi RSI di chuyển trên mức 50.
- Khi RSI ở trên 50, hãy đợi MACD cắt lên trên đường Signal.
- Vào lệnh BUY/LONG sau tín hiệu (có thể đợi nến đóng cửa để xác nhận thêm xu hướng).
- Giữ vị thế cho đến khi nhận được tín hiệu đảo chiều (một trong 2 chỉ báo này thay đổi xu hướng) thì bạn đóng lệnh.
Tín hiệu bán:
- Đợi cho RSI di chuyển xuống dưới 50
- Khi chỉ số RSI 7 kỳ dưới 50, hãy đợi biểu đồ MACD cắt xuống dưới đường Signal.
- Vào lệnh SELL/SHORT sau tín hiệu (có thể đợi nến đóng cửa để củng cố xu hướng).
- Bán trên điểm đóng cửa của nến và điểm dừng ở mức cao của nến
- Giữ vị thế cho đến khi nhận được tín hiệu đảo chiều (một trong 2 chỉ báo này thay đổi xu hướng) thì bạn đóng lệnh.
Lưu ý khi kết hợp MACD và RSI với nhau
Bạn có thấy việc kết hợp chỉ báo MACD và RSI không hề phức tạp đúng không? Tuy nhiên khi sử dụng song song 2 chỉ báo này, hãy lưu ý:
-
Có thể điều chỉnh khung thời gian để phù hợp với phong cách giao dịch của bạn, không nên cố định một khung thời gian. Xem thêm: Hướng dẫn giao dịch ĐA KHUNG THỜI GIAN
-
Nếu giao dịch ngắn hạn hơn, có thể chỉnh MACD ngắn ngày hơn, và chỉnh RSI về 2- 6 ngày (vì RSI thường mặc định là 14 ngày.
-
Không có gì đảm bảo 2 chỉ báo này sẽ đúng 100%, nên hãy luôn sử dụng lệnh Stop Loss để bảo toàn tài khoản của bạn, giảm thiểu rủi ro.
-
Có thể kết hợp thêm một số chỉ báo khác để kết hợp cùng MACD và RSI như: đường trung bình động đơn giản (SMA), giá trung bình theo khối lượng (VWAP), dải Bollinger…
Trong bài viết này, nếu bạn đã có chút kiến thức về RSI và MACD, thì mình chỉ cần bạn nhớ thêm được 2 điều:
- Chỉ nên giao dịch khi RSI và MACD cho cùng tín hiệu.
- Thoát lệnh khi một trong hai cho tín hiệu đảo chiều.
Trên đây là hướng dẫn kết hợp MACD và RSI cùng nhau. Có thể thấy, MACD và RSI là 2 chỉ báo khá đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng. Hãy thực hành thường xuyên để giao dịch thành thạo nhất nhé, đảm bảo bạn sẽ công nhận rằng việc sử dụng song song MACD và RSI sẽ giúp ích cho giao dịch của bạn rất nhiều. Chúc bạn thành công.