Khi nghe thời sự và các bản tin kinh tế chắc chắn bạn sẽ thường xuyên thấy người dẫn chương trình nói về GDP. Vậy GDP là gì, vì sao nó lại quan trọng với nền kinh tế của một quốc gia như vậy kèm công thức tính của nó là gì thì các bạn hãy xem giải đáp ngay sau đây.
Nội dung
- 1 GDP là gì? Ý nghĩa và cách tính
- 1.1 Khái niệm GDP là gì?
- 1.2 Những đặc điểm của chỉ số GDP
- 1.3 Ý nghĩa của GDP là gì?
- 1.4 Các cách tính GDP phổ biến hiện nay
- 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới GDP
- 1.6 GDP bình quân đầu người là gì?
- 1.7 GDP danh nghĩa là gì?
- 1.8 GDP thực tế là gì?
- 1.9 GDP danh nghĩa và GDP thực tế khác nhau như thế nào?
- 1.10 GDP PPP là gì?
- 1.11 GNP là gì? So sánh sự khác nhau giữa GDP và GNP
- 1.12 Số liệu GDP của Việt Nam qua các năm
- 1.13 Số liệu GDP các tỉnh Việt Nam
- 1.14 Một số câu hỏi liên quan tới GDP
GDP là gì? Ý nghĩa và cách tính
Khái niệm GDP là gì?
Những đặc điểm của chỉ số GDP
Nếu khái niệm phía trên vẫn chưa làm bạn hiểu rõ ràng về chỉ số này thì sau đây là những đặc điểm của GDP mà bạn có thể nhớ:
-
GDP chỉ được tính toán dựa vào giá trị của những hàng hoá hay dịch vụ cuối cùng chứ không tính trung gian. Ví dụ như thực phẩm, quần áo, xe cộ, dịch vụ cắt tóc, thẩm mỹ…được xem là những hoàng hóa, dịch vụ cuối cùng.
-
GDP được tính cho một phạm vi lãnh thổ nhất định, thường là một quốc gia hoặc các vùng địa lý, các ngành thuộc lãnh thổ một quốc gia.
-
GDP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường, tổng giá trị thị trường đại diện cho số tiền mà người tiêu dùng phải bỏ ra để thanh toán cho các loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau.
-
GDP chỉ tính những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở hiện tại chứ không tính các loại hàng hóa, dịch vụ trong quá khứ.
-
GDP tăng hay giảm đều có ảnh hưởng tới nền kinh tế của một quốc gia, nó là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của một quốc gia.
-
GDP thường được tính theo quý (3 tháng), theo năm (12 tháng) hoặc thỉnh thoảng cũng tính theo khoảng thời gian 6 tháng hoặc 9 tháng.
Ý nghĩa của GDP là gì?
Chỉ số GDP có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế của một quốc gia, khi nhìn vào chỉ số GDP, người ta sẽ biết được một số vấn đề như sau:
+ GDP tăng cao hay thấp cho thấy tốc độ phát triển kinh tế của một đất nước đang nhanh hay chậm
+ GDP giảm có thể cho thấy nền kinh tế của quốc gia đó đang trong tình trạng báo động, có thể dẫn tới suy thoái hay khủng hoảng lạm phát, không có đủ việc làm, tiền thì mất giá trị.
+ Dùng để tính chỉ số GDP bình quân đầu người, từ chỉ số GDP bình quân đầu người thì chúng ta sẽ biết được rằng quốc gia này có chất lượng cuộc sống như thế nào, mức thu nhập bình quân tương đối của một người trong quốc gia đó là bao nhiêu. Rồi sau đó so sánh với các quốc gia khác hay biết được chất lượng cuộc sống của người dân có đang được cải thiện hay không.
Các cách tính GDP phổ biến hiện nay
Có 3 cách tính GDP được sử dụng phổ biến hiện nay đó là tính GDP theo tổng chi tiêu, tính GDP theo thu nhập và tính GDP theo phương pháp sản xuất.
Cách tính GDP theo tổng chi tiêu
Công thức tính GDP theo tổng chi tiêt như sau:
GDP = C + G + I + NX
Trong đó:
- C (Consumption) là chi tiêu của hộ gia đình: Bao gồm tất cả các chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ tính theo hộ gia đình.
- G (Government Purchases ) là chi tiêu của chính phủ: Là tổng chi tiêu của chính phủ cho giáo dục, y tế, an ninh, giao thông, dịch vụ, chính sách…
- I (Investment ) là tổng đầu tư: Là khoản tiền mà các doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, bao gồm các khoản chi tiêu cho trang thiết bị, nhà xưởng, máy móc, vật tư…
- NX (Net Exports) là cán cân thương mại: Là “xuất khẩu ròng” của nền kinh tế. NX = X – M, X là giá trị xuất khẩu (Export) còn M là giá trị nhập khẩu (import).
Ví dụ về cách tính GDP theo tổng chi tiêu: Quốc gia A báo cáo lần lượt các khoản chi tiêu trong quý I của hộ gia đình là 50, chi tiêu chính phủ là 1000, tổng đầu tư là 700, xuất khẩu là 400 còn nhập khẩu là 300.
=> GDP của A trong quý I = 50 + 1000 + 700 + (400 – 300) = 1850.
Lưu ý: với các nhà đầu tư thì chúng ta không cần quá quan tâm tới cách tính GDP bởi nó khá phức tạp, chỉ dành cho kế toán họ làm. Việc của nhà đầu tư đó là nhìn vào kết quả của chỉ số GDP sau đó đánh giá mà thôi.
Cách tính GDP theo tổng thu nhập
Công thức tính GDP theo tổng thu nhập như sau:
GDP = W + I + Pr + R + Ti + De
Trong đó:
- W (Wage) là tiền lương
- I (Interest) là tiền lãi
- Pr (Profit) là lợi nhuận
- R (Rent) là tiền thuê
- Ti (Indirect tax) là tiền thuế gián thu ròng: loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ.
- De (Depreciation) là phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định
Cách tính GDP theo phương pháp sản xuất
Công thức tính GDP theo phương pháp sản xuất như sau:
GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các ngành + Thuế sản phẩm – Trợ cấp sản phẩm
Trong đó giá trị trăng thêm theo giá cơ bản của các ngành kinh tế có thể là: thu nhập của người sản xuất, tiền công, bảo hiểm, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định, giá trị thặng dư, các thu nhập khác…
hoặc cũng có thể tính bằng công thức:
GDP = Giá trị sản xuất – Tiêu dùng trung gian
Các yếu tố ảnh hưởng tới GDP
Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng tới GDP của một quốc gia đó là:
-
Dân số: Dân số là yếu tố tác động rất lớn đến GDP của một quốc gia vì người dân cũng chính là người làm ra của cải vật chất và tiêu thụ chúng.
-
Lạm phát hoặc giảm phát: Lạm phát khiến GDP tăng còn giảm phát khiến GDP giảm. Với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì lạm phát là chuyện không tránh khỏi để có thể phát triển hơn nhưng cần phải kiềm chế ở mức cho phép nếu không sẽ gây ra khủng hoảng kinh tế.
-
FDI: chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài, là chữ viết tắt của Foreign Direct Investment. Đầu tư nước ngoài cũng có ảnh hưởng tới GDP khi doanh nghiệp nước ngoài họ đầu tư nhà xưởng, máy móc, mua nguyên vật liệu…để sản xuất và bán ra thị trường.
GDP bình quân đầu người là gì?
Đơn vị GDP bình quân đầu người được tính theo đơn vị tiền tệ, ví dụ GDP bình quân đầu người năm 2020 của Việt Nam là gần 2.700 USD/người/năm, ở Campuchia là khoảng 1.500 USD/người/năm còn ở Mỹ là khoảng 63.500 USD/người/năm.
GDP danh nghĩa là gì?
GDP danh nghĩa phản ảnh sự thay đổi về giá, khi giá của tất cả hàng hóa & dịch vụ cùng tăng hoặc cùng giảm (xảy ra lạm phát hoặc giảm phát). Tuy nhiên GDP danh nghĩa không cho thấy được sự tăng trưởng về lượng hàng hóa hay dịch vụ được sản xuất ra.
Ví dụ: năm trước bạn bán một con gà được 150k, năm nay vẫn con gà như vậy bạn lại bán được 180k. Vậy là giá trị danh nghĩa khi bán một con gà của năm nay đã tăng thêm 30k tức 20% so với năm trước. Tuy nhiên giá trị này không cho biết năm nay bạn nuôi được thêm bao nhiêu con gà hay là ít đi bao nhiêu con gà.
GDP thực tế là gì?
Công thức tính:
GDP thực tế = GDP danh nghĩa / Hệ số điều chỉnh GDP
Ví dụ: nếu giá của một nền kinh tế đã tăng 2% so với năm gốc, thì hệ số điều chỉnh/chỉ số giảm phát GDP là: 1 + 2%= 1,02
Nếu GDP danh nghĩa là 1000 USD, thì GDP thực tế = 1000 USD/ 1,02 = 980,392 USD.
GDP danh nghĩa và GDP thực tế khác nhau như thế nào?
Nếu GDP danh nghĩa tính giá các hàng hóa, dịch vụ theo giá hiện hành thì GDP thực lại tính theo một năm gốc.
-
Nếu GDP danh nghĩa > GDP thực tế thì nền kinh tế đang lạm phát
-
Nếu GDP danh nghĩa < GDP thực tế thì nền kinh tế đang giảm phát
Xét về việc đánh giá sự phát triển vững chắc của một đất nước thì GDP thực sẽ hiệu quả hơn là GDP danh nghĩa.
Đối với nền kinh tế thì lạm phát sẽ tốt hơn giảm phát khi khống chế được chỉ số lạm phát ở mức vừa phải, tức là GDP danh nghĩa lớn hơn GDP thực tế sẽ tốt hơn.
Ví dụ cách tính GDP danh nghĩa và GDP thực tế:
P (Price) là giá của hàng hóa, Q (Quantum) là số lượng hàng hóa.
GDP PPP là gì?
GNP là gì? So sánh sự khác nhau giữa GDP và GNP
GDP
- Tổng sản phẩm quốc nội
- Chỉ tính trong một quốc gia
- Công thức tính: GDP = C + I + G + NX
- Được sử dụng để làm căn cứ tính GDP bình quân đầu người của đất nước đó
GNP
- Tổng sản phẩm quốc dân
- Tính cả trong lẫn ngoài một quốc gia
- Công thức tính: GNP = C + I + G + NX + NR, NR là thu nhập ròng từ các tài sản ở nước ngoài
- Được ngân hàng thế giới sử dụng trong việc tính giá trị GNP của một quốc gia
Số liệu GDP của Việt Nam qua các năm
Số liệu GDP Việt Nam qua các năm
Dưới đây là bảng số liệu GDP của Việt Nam qua các năm từ 2013 – 2020:
Số liệu GDP bình quân đầu người ở Việt Nam qua các năm
Dưới đây là bảng số liệu GDP bình quân đầu người ở Việt Nam qua các năm từ 2014 – 2020.
Số liệu GDP các tỉnh Việt Nam
GDP tính theo các tỉnh sẽ viết là GRDP (Tổng sản phẩm trên địa bàn), sau đây là số liệu GRDP các tỉnh Việt Nam năm 2020:
Một số câu hỏi liên quan tới GDP
Câu trả lời là CÓ. GDP âm cho thấy sự suy giảm của nền kinh tế trong một giai đoạn nhất định so với trước đó. Có thể tính theo năm hoặc theo quý.
Đơn vị tính của GDP chính là đơn vị tiền tệ. Ví dụ Việt Nam lấy GDP là VND, Mỹ là USD, Nhật là Yên, Trung Quốc là Nhân dân tệ…
Thường thì người ta chỉ tính từ cấp tỉnh trở lên chứ không tính cấp huyện.
GDP cao có tốt không? Thực ra câu hỏi này không có đáp án CÓ hoặc KHÔNG vì GDP cao chưa chắc cuộc sống người dân sẽ được nâng cao lên tương ứng. Ví dụ như khi lạm phát làm GDP cao nhưng mà người dân lại không được hưởng lợi gì khi vật giá leo thang.
Trong công thức tính GDP ở trên đã nêu các khoản thuế được tính vào GDP nên câu trả lời là CÓ.
– GDP là tổng sản phẩm quốc nội, viết tắt của từ Gross Domestic Product, là chỉ số kinh tế quan trọng để đánh giá nền kinh tế của một quốc gia
– GDP chịu sự ảnh hưởng của dân số, FDI và lạm phát/giảm phát
– GDP có 2 loại là GDP danh nghĩa và GDP thực tế
– GDP được sử dụng tính GDP bình quân đầu người, cho thấy chất lượng sống của người dân tại một quốc gia. GDP bình quân đầu người cao cho thấy người dân của nước đó đang có mức sống cao.
– Hiểu được sự khác nhau giữa GDP và GNP
– Nắm được công thức tính GDP
– GDP PPP là GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương
Trên đây là đáp án cho câu hỏi GDP là gì, công thức tính kèm mọi thông tin liên quan tới GDP mà các bạn cần biết. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan tới GDP thì có thể để lại câu hỏi, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn trong vòng 24h.