Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là một yếu tố rất khó để định lượng và đánh giá. Tuy nhiên người ta đã căn cứ vào biến động giá của cổ phiếu so với biến động của thị trường để tạo ra hệ số Beta làm công cụ nhằm đánh giá điều này. Vậy hệ số beta là gì, có ý nghĩa ra sao, vận dụng như thế nào… vv…,? Hãy cùng gsphong.com đi tìm hiểu chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây.
Nội dung
Tìm hiểu về hệ số Beta trong chứng khoán
Hệ số Beta là gì trong chứng khoán?
BETA (β) là hệ số đo lường độ rủi ro của một cổ phiếu riêng lẻ so với mức rủi ro chung của toàn thị trường. Từ đó, các nhà đầu tư có thể lựa chọn cổ phiếu phù hợp với sức chịu đựng rủi ro của bản thân mình.
Cổ phiếu có hệ số beta càng cao thì đồng nghĩa với rủi ro càng lớn, nhưng lại có thể đem đến tiềm năng sinh lợi nhuận cao hơn. Ngược lại, cổ phiếu có hệ số beta thấp thì ít rủi ro, nhưng bạn cũng phải chấp nhận rằng lợi nhuận nó đem lại sẽ không được cao.
Ví dụ, nếu beta của một cổ phiếu là 1,2, có nghĩa là nó biến động nhiều hơn 20% so với thị trường. Nếu thị trường dự kiến sẽ tăng 10%, thì cổ phiếu này sẽ tăng 12% (1,2 x 10) .
Ý nghĩa của hệ số Beta là gì?
Ở mục định nghĩa hệ số Beta là gì phía trên, có lẽ bạn cũng hiểu được phần nào ý nghĩa của hệ số này rồi đúng không. Cụ thể hơn:
- Hệ số β = 0: Sự thay đổi của giá của cổ phiếu hoàn toàn độc lập so với thị trường chung.
- Hệ số β = 1: Mức biến động giá của cổ phiếu bằng mức biến động của thị trường.
- Hệ số 0 < β < 1: Mức biến động giá của cổ phiếu thấp hơn mức biến động của thị trường.
- Hệ số β > 1: Mức biến động giá của cổ phiếu thấp cao mức biến động của thị trường.
- Hệ số β < 0: Cổ phiếu này có xu hướng biến động ngược chiều với biến động của thị trường.
Nói chung là, nhìn vào hệ số Beta, bạn chỉ cần hiểu được giá cổ phiếu có đi cùng xu hướng thị trường hay không, ít hay nhiều, từ đó phán đoán ra mức độ rủi ro của nó. Hệ số beta sẽ thay đổi khi điều kiện nền kinh tế thay đổi.
Công thức tính hệ số Beta là gì?
Dưới đây là công thức tính hệ số Beta:
Trong đó:
- Cov (Stock, Market): phương sai tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu và tỷ suất sinh lợi của thị trường.
- Var (Market): phương sai tỷ suất sinh lợi của thị trường.
Tuy nhiên công thức này để bạn tham khảo thôi, chứ bạn không cần phải tính toán làm gì cho phức tạp. Trên các website chuyên về tài chính, chứng khoán họ đều tính sẵn cho bạn, bạn chỉ cần vào tra cứu là xong.
Còn nếu bạn vẫn muốn tính, thì hãy sử dụng hàm Slope trong Excel nhé. Cụ thể:
Bước 1: Tải biến động về giá cổ phiếu AAA (mã cổ phiếu bạn muốn nghiên cứu) và giá chỉ số VN-Index về (có thể tải trên Investing.com nhé). Lưu ý là thời chọn khung thời gian dữ liệu phải giống nhau nhé.
Bước 2: Gộp hai file của VNI và mã cổ phiếu AAA vào cùng 1 sheet trong Excel.
Bước 3: Áp dụng hàm Slope để tính ra chỉ số Beta.
Xem hệ số Beta của cổ phiếu ở đâu?
Nếu đã biết hệ số Beta là gì, chắc hẳn bạn cũng muốn biết xem hệ số beta của cổ phiếu ở đâu. Rất đơn giản, hãy truy cập những website tài chính như cafef, vietstock… là bạn sẽ tra cứu được.
Ví dụ:
***Tại sao hệ số beta của cổ phiếu ở các trang tra cứu lại không giống nhau? Cái này phụ thuộc vào dữ liệu họ lấy để tính toán. Có website lấy dữ liệu 1 năm, có website lấy dữ liệu 6 tháng, hay như Cafef thì họ lấy dữ liệu biến động giá trong 100 phiên gần nhất.
Hệ số beta của các ngành tại Việt Nam 2024
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, hệ số Beta của ngành vẫn chưa thực sự thể hiện được đầy đủ ý nghĩa như trong khái niệm hệ số beta là gì. Bởi vì:
– Số lượng công ty đủ tiêu chuẩn để tính Beta còn khá ít.
– Độ lớn dữ liệu lịch sử không có nhiều, thường là 2 năm đổ lại nên chưa đảm bảo được tính tổng quan.
– Chỉ số VN-Index vẫn chưa thế coi là đại diện cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, và có sự chênh lệch số lượng ngành trong rổ VN-Index.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn tham khảo để biết xem ngành nào rủi ro, ngành nào ít rủi ro, thì có thể tham khảo qua bảng hệ số Beta các ngành ở Việt Nam 2024 được tính bởi gsphong.com dưới đây:
Ngành | Hệ số Beta |
Công nghệ Thông tin | 0,81 |
Ngân hàng | 1,37 |
Dầu khí | 1,59 |
Bán lẻ | 0,10 |
Dịch vụ công nghiệp | 0,59 |
Vật liệu & Xây dựng | 0,53 |
Du lịch và giải trí | 0,21 |
Truyền thông | 0,84 |
Dược phẩm & Y tế | 0,41 |
Hàng gia dụng | 0,71 |
Thực phẩm và đồ uống | 0,28 |
Viễn thông | 1,05 |
Hóa chất | 1,21 |
Bảo hiểm | 0,8 |
Tài nguyên cơ bản | 1,20 |
Tiện ích cộng đồng | 0,71 |
Bất động sản | 0,89 |
Dịch vụ tài chính | 1,77 |
Công dụng của chỉ số Beta khi đánh giá rủi ro
Rủi ro là khả năng bị thua lỗ, vậy nó có liên quan nhiều đến hệ số Beta không? Khi xem xét rủi ro, các nhà đầu tư sẽ nghĩ đến khả năng cổ phiếu họ mua sẽ giảm giá trị. Đối với họ, các chuyển động giảm giá là rủi ro, trong khi các chuyển động tăng giá có nghĩa là cơ hội.
=> Hệ số beta không đắc lực để nhà đầu tư đánh giá được cổ phiếu sẽ tăng hay giảm. Vì vậy theo chúng mình nhận thấy, hệ số này không có quá nhiều tác dụng trong việc nhận định rủi ro.
Tuy nhiên nếu bạn quan sát biến động của thị trường, biết được thị trường đang xong xu hướng nào, downtrend hay uptrend thì có lẽ khi dựa vào hệ số Beta, bạn sẽ phần nào phán đoán được cổ phiếu mình đang nghiên cứu sẽ tăng/giảm mạnh ra sao.
Tóm lại:
-
Hệ số Beta là một hệ số đo lường biến động giá của một cổ phiếu so với toàn thị trường.
-
Hệ số beta của cổ phiếu sẽ thay đổi theo thời gian, và phụ thuộc vào lợi nhuận của cổ phiếu so với lợi nhuận tổng thể của thị trường.
-
Hệ số Beta lớn hơn 1 cho biết cổ phiếu dễ biến động hơn so với thị trường, còn Beta < 1 thì cổ phiếu ít biến động hơn.
-
Thị trường luôn biến động, và Beta phù hợp làm một chỉ báo rủi ro trong ngắn hạn hơn là dài hạn.
Hệ số beta là gì? Có lẽ qua những chia sẻ trên đây, bạn đã phần nào hiệu được công dụng của hệ số Beta trong chứng khoán rồi đúng không. Đây là một hệ số có ý nghĩa, ảnh hưởng phần nào đến quyết định đầu tư, tuy nhiên nó không hẳn là thước đo để đánh giá rủi ro chính xác. Thế nên hãy vận dụng nó đúng lúc, đúng cách, và đừng quên tham khảo thêm một số chỉ số đánh giá cổ phiếu cơ bản khác để lựa chọn được cổ phiếu phù hợp, đem lại lợi nhuận cao nhé. Chúc bạn thành công.