Mô hình 3 đáy (Triple Bottom) là một trong những mô hình giá phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Tuy mô hình 3 đáy rất dễ nhận biết nhưng cách giao dịch nó không hề đơn giản như mọi người vẫn nghĩ, chính vì vậy rất nhiều trader mắc sai lầm với nó. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về mô hình 3 đáy là gì cũng như cách giao dịch với mô hình 3 đáy sao cho hiệu quả nhất, thì hãy cùng chúng mình đi sâu tìm hiểu về mô hình này ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Tìm hiểu mô hình 3 đáy là gì?
Mô hình 3 đáy là gì?
Mô hình 3 đáy (tiếng anh là Triple Bottom) là một mô hình báo hiệu thị trường sắp đảo chiều tăng giá. Nó thường xuất hiện ở sau một xu hướng giảm.
Đặc điểm của mô hình 3 đáy là nó sở hữu 3 đáy có độ thấp tương đương nhau, và có 2 đỉnh xen kẽ giữa 3 đáy.

Mô hình ba đáy là phiên bản đảo nghịch của mô hình 3 đỉnh, và nó hoạt động tương tự như mô hình vai đầu vai nghịch đảo. Bạn có thể tham khảo thêm về 2 mô hình này ở các bài viết sau:
Ý nghĩa của mô hình 3 đáy là gì?
Giống như hầu hết các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật khác, ý nghĩa đằng sau mô hình Triple Bottom chính là nó mô tả hành động của người mua và người bán trên thị trường. Cụ thể:

#Đáy 1: Thị trường đang trong giai đoạn giảm giá, áp lực bán lớn, đẩy giá xuống thấp, tọa thành #đáy1.
#Đỉnh 1: Khi giá chạm vùng #Đáy1, tức là chạm hỗ trợ nên sẽ có nhiều lệnh đặt mua ở đây, đẩy giá lên cao và tạo thành #đỉnh2.
#Đáy 2: Khi giá đạt được mức cao (#Đỉnh1), nhiều người bắt đầu muốn chốt lời nên áp lực bán đã xuất hiện, khiến cho giá không thể tăng cao mà lại quay đầu giảm. Sau đó, vì lực bán nhiều nên giá đã giảm xuống ngưỡng hỗ trợ, tạo thành vùng #đáy2.
#Đỉnh 2: Tương tự như #đỉnh1, lúc này lực mua lại xuất hiện và đẩy giá lên cao, tạo thành #đỉnh2.
#Đáy 3: Sau khi giá tạo #đỉnh2, áp lực chốt lời vẫn xuất hiện khiến giá không thể bứt phá cao hơn và lại quay đầu giảm về vùng hỗ trợ (#đáy3).
#Breakout: Một số trader sau nhiều lần nhìn thấy giá cứ chạm hỗ trợ là sẽ tăng giá, họ nghĩ rằng đây là đáy của thị trường nên quyết định “bắt đáy” thêm vào khiến giá tăng lên vùng hỗ trợ. Lúc này, áp lực bán đã không còn nữa (do đã bán hết ở thời điểm tạo 2 đỉnh trước), chính vì lúc này lực mua rất lớn, khiến giá tăng mạnh.
Khi giá breakout ra khỏi kháng cự (đường nối giữa 2 đỉnh) và tiếp tục tăng lên => Mô hình 3 đáy được hoàn thiện.
Lầm tưởng khi giao dịch với mô hình 3 đáy
Mô hình 3 đáy là gì và làm thế nào để giao dịch tránh sai lầm? Có một sự thật rằng mô hình ba đáy rất dễ gặp trong đồ thị giá, tuy nhiên không phải bạn nào cũng có thể áp dụng thành công. Lý do là bởi bạn mắc phải 2 sai lầm phổ biến sau:
Sai lầm 1: Vào lệnh khi giá vừa breakout ra khỏi kháng cự
Nếu tìm hiểu về mô hình 3 đáy là gì, rất có thể bạn sẽ nghĩ: “Vậy thì cứ đợi khi nào giá breakout qua khỏi kháng cự thì tôi sẽ mua vào“.
Tuyệt đối KHÔNG nhé. Bởi đây chính là cái bẫy mà rất nhiều bạn mắc phải.
Hầu hết sách vở, lý thuyết đều dạy mọi người là hãy giao dịch khi giá breakout khỏi kháng cự, bởi nó sẽ đánh dấu một xu hướng tăng mới, và biến kháng cự trở thành hỗ trợ.

Cách giao dịch này phổ biến đến mức, ở một số sàn giao dịch còn luôn có sẵn lệnh Stop Limit (loại lệnh được áp dụng khi giá bứt phá khỏi kháng cự hoặc hỗ trợ) để phục vụ các trader.
Tuy nhiên nếu tư duy theo một cách khác: Sau một thời gian hình thành mô hình 3 đáy, thì khu vực kháng cự sẽ trở thành một vùng giá rất dễ nhận biết, và ai ai cũng nhìn thấy (Ví dụ: BTC cứ chạm mốc 45000 USD là quay đầu giảm, khoảng vài lần như vậy thì ngay cả các trader nghiệp dư cũng đoán được vùng 45000 USD là kháng cự). Vì vậy rất nhiều lệnh BÁN, SHORT được cài đặt ở khu vực này.
Lúc này, có thể có một lệnh MUA lớn làm giá đẩy lên cao, vượt khỏi kháng cự, nhưng ngay sau đó sẽ là hàng loạt những lệnh BÁN, SHORT được khớp, và giá có thể quay đầu giảm bất cứ khi nào. Khi đó, breakout sẽ trở thành breakout giả.
Bạn có muốn vào lệnh MUA tại một vị trí mà có rất nhiều áp lực bán đang chờ không?
Sai lầm 2: Giao dịch trong một xu hướng giảm mạnh
Tiếp theo, một vẫn đề khác mà nhiều bạn bỏ qua, đó là các bạn không nhìn vào xu hướng của thị trường. Thị trường phức tạp hơn bạn nghĩ rất nhiều.
Hãy tự trả lời 2 câu hỏi:
- Thị trường của bạn đang ở trong xu hướng tăng hay giảm, nếu giảm thì giảm mạnh hay nhẹ?
- Thời gian hình thành mô hình 3 đáy là bao lâu?
Mấu chốt: Nếu bạn đang trong một xu hướng giảm mạnh và thời gian hình thành mô hình ngắn thì xác suất nó là mô hình lỗi rất cao.
Nó giống như việc một đoàn tàu đi với vận tốc 300km/giờ, đối đầu với một chiếc ô tô đi với vận tốc 50km/giờ, vậy chiếc ô tô có cản nổi đoàn tàu và thay đổi hướng của đoàn tàu được không?
Ví dụ như hình dưới đây, một mô hình ba đáy “nhỏ” trong một xu hướng giảm “mạnh”:

Bạn thấy đấy, dù có xuất hiện mô hình ba đáy, giá cũng breakout qua khỏi kháng cự, nhưng rồi thị trường vẫn đi theo xu hướng giảm, đúng không?
Vì vậy, mô hình 3 đáy chỉ hiệu quả khi thời gian tạo ra nó đủ lớn, như vậy nó mới “đủ mạnh” để có thể đảo chiều được xu hướng.
Vậy, nên giao dịch mô hình 3 đáy khi nào để tránh được những sai lầm trên? Hãy ghi nhớ, chỉ giao dịch khi nó có một trong những tín hiệu sau:
- Thứ nhất: Mô hình 3 đáy xuất hiện trong một xu hướng tăng dài hạn (như vậy xác suất giá tăng sẽ cao hơn).
- Thứ hai: Mô hình 3 đáy xuất hiện ở vùng hỗ trợ trong khung thời gian cao. (Ví dụ: Bạn đang giao dịch ở một khung thời gian cao (ví dụ khung 1 ngày), thấy giá đang dao động quanh vùng hỗ trợ. => Hãy chuyển khung thời gian về 4h hoặc 2h, nếu thấy xuất hiện mô hình 3 đáy, thì tỷ lệ giá sẽ tăng là rất cao.
- Thứ ba: Thời gian hình thành mô hình ba đáy đủ lớn, bởi như vậy nó sẽ ít bị vô hiệu quá trong một xu hướng giảm mạnh, và xác suất giá sẽ tăng sau khi breakout cũng lớn hơn.
Cách giao dịch mô hình 3 đáy đúng, chuẩn xác nhất
Sau khi đã tìm đủ 1 trong 3 tín hiệu (hoặc đủ 2, 3 tín hiệu mình vừa liệt kê ở trên thì càng tốt). Bạn có thể bắt đầu giao dịch với mô hình ba đáy.
Mình nhắc lại lần nữa: Đừng vào lệnh ngay khi giá vừa breakout.
Mặc dù có thể thị trường sẽ tăng giá thật, nhưng không chắc chắn, và xác suất rủi ro sẽ vô cùng lớn (lý do thì mình đã giải thích ở phần trên).
Thay vào đó, bạn có thể tìm 3 tín hiệu sau để giao dịch để đảm bảo tỷ lệ thành công cao hơn:
Cách 1: Vào lệnh khi giá retest lại vùng kháng cự
Sau khi giá breakout khỏi kháng cự, bạn hãy kiên nhẫn và đợi một tín hiệu retest lại vùng kháng cự cũ (nay là hỗ trợ mới). Việc bạn cần làm:
- Khi giá retest lại kháng cự cũ, hãy tìm một mô hình nến tăng giá để tìm điểm vào lệnh, ví dụ Hammer , Bullish Engulfing, v.v.
- Nếu bạn đã đặt lệnh, thì hãy đặt lệnh STOP LOSS của bạn 1 ATR, dưới vùng kháng cự (nay là hỗ trợ mới).

Cách 2: Vào lệnh khi có tín hiệu tích lũy ở kháng cự
Đôi khi bạn không cần chờ đợi tín hiệu retest (bởi không phải lúc nào thị trường cũng retest lại). Thay vào đó, nếu bạn thấy xuất hiện mô hình ba đáy mà tại khu vực kháng cự của nó xuất hiện dấu hiệu tích lũy (giá dao động nhẹ, xuất hiện một loạt các cây nến nhỏ), bạn có thể tiến hành giao dịch.

Tại sao lại như vậy?
-
Bởi khi có sự tích lũy tại vùng kháng cự, nó cho bạn biết luôn có lực mua sẵn sàng mua ở mức giá cao hơn (bất chấp việc chốt lời và bán khống).
-
Ngoài ra, các trader đánh Short họ thường đặt cắt lỗ trên Kháng cự. Nên chỉ cần giá vươt qua khỏi kháng cự, lệnh cắt lỗ của phe Short sẽ được kích hoạt, dẫn đến tăng lượng MUA và đẩy giá lên cao.
=> Giá có đầy đủ yếu tố để được đẩy lên mức cao hơn nữa.
Đặc biệt, bạn có thể đặt Stop Loss ở ngay phía dưới vùng tích lũy, nó vừa an toàn và bạn sẽ hạn chế được phần nào rủi ro.
Cách 3: Vào lệnh khi xuất hiện dấu hiệu pullback
Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng giá sẽ retest hoặc là sẽ tích lũy như 2 cách trên. Bạn thấy mô hình 3 đáy xuất hiện và nó tăng giá một mạch. Bạn muốn tham gia thị trường, vậy phải làm thế nào?
Đáp án là: Chờ một nhịp pullback đầu tiên.
Bởi vì khi đó, các trader đã “bỏ lỡ tín hiệu” giống bạn, cũng đang háo hức muốn tham gia vào thị trường. Thế nên chỉ cần xuất hiện pullback, thì chắc hẳn lực mua sẽ rất nhiều, khiến giá đẩy lên cao hơn.
Tuy nhiên, để áp dụng đúng nhất, thì bạn cần làm theo thứ tự:
- Tìm tín hiệu pullback nông, với các nến có phạm vi nhỏ (thường không vượt quá 20MA)
- Nếu vào lệnh, hãy đặt lệnh Stop Loss ở dưới pullback 1 ATR.

TỔNG KẾT:
Sau đây là những gì mình muốn bạn nắm được ở bài học về mô hình 3 đáy là gì:
- Mô hình 3 đáy là một mô hình đảo chiều tăng giá.
- Nếu mô hình ba đáy nằm trong xu hướng giảm mạnh, nó dễ thất bại.
- Thời gian hình thành mô hình 3 đáy càng lâu, nó càng dễ thành công.
- Ưu tiên tìm mô hình ba đáy ở trong một xu hướng tăng dài, hoặc nó xuất hiện ở khu vực hỗ trợ của khung thời gian cao hơn.
- Hiểu được 3 cách giao dịch với 3 đáy dựa vào tín hiệu retest, tích lũy và pullback.
Đọc thêm: Các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật
Chúng mình đã cung cấp những thông tin cần thiết để bạn có thể hiểu rõ mô hình 3 đáy là gì, cũng như cách giao dịch với mô hình này để tránh được sai lầm. Điều quan trọng nhất là bạn cần thực hành thường xuyên để có thể sử dụng thành thạo và nhuần nhuyễn. Nếu có gì thắc mắc, hãy để lại comment bên dưới để chúng mình giải đáp nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài và chúc bạn đầu tư thành công.