Mô hình 3 đỉnh hay còn gọi là mô hình Triple Top, là một trong những mô hình giá rất phổ biến, được nhiều trader sử dụng để phán đoán sự đảo chiều giảm giá. Tuy nhiên bản chất thực sự của mô hình 3 đỉnh là gì, áp dụng trong giao dịch như thế nào cho chính xác thì không phải ai cũng làm được. Hãy cùng gsphong.com đi tìm hiểu kỹ về mô hình 3 đỉnh (Triple Top) ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Mô hình 3 đỉnh (Triple Top) là gì?
Mô hình 3 đỉnh (tiếng anh là Triple Top) là một mô hình biểu đồ đảo chiều giảm giá, xuất hiện sau một xu hướng tăng trước đó.
Đặc điểm của mô hình 3 đỉnh là có 3 đỉnh giá cao tương đương nhau giống như 3 ngọn núi, và có 2 đáy xen kẽ giữa 3 đỉnh.
Ý nghĩa của mô hình 3 đỉnh (Triple Top)
Giống như hầu hết các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật khác, ý nghĩa đằng sau mô hình giá 3 đỉnh chính là nó mô tả hành động của người mua và người bán trên thị trường:
# Đỉnh 1: Thị trường đang trong giai đoạn tăng giá, áp lực mua lớn, đẩy giá cao lên, tạo đỉnh 1.
# Đỉnh 2: Khi giá đạt được mức cao (đỉnh 1), nhiều người bắt đầu muốn chốt lời nên áp lực bán đã xuất hiện, khiến cho giá không thể tăng cao hơn nữa.
Sau đó, vì lực bán nhiều nên giá đã giảm xuống ngưỡng hỗ trợ (đáy 1). Lúc này lực mua lại xuất hiện đẩy giá lên cao, nhưng vẫn không thể bứt phá được, và giá lại quay đầu đi xuống (tại đáy 2).
# Đỉnh 3: Tương tự như đỉnh 2, giá lại cố bứt phá cao hơn nhưng lại thất bại. Một số trader sau nhiều lần nhìn thấy giá không thể bứt phá khỏi ngưỡng kháng cự nên suy đoán rằng thị trường đã đạt đỉnh, vì vậy họ quyết định bán ra thu lợi nhuận, khiến giá giảm sâu.
=> Khi giá phá vỡ mức hỗ trợ (đường nối giữa 2 đáy), giá sẽ tiếp tục giảm xuống, và mô hình 3 đỉnh được hoàn thành.
Sai lầm khi giao dịch với mô hình 3 đỉnh
Có lẽ sau khi tìm hiểu mô hình ba đỉnh là gì và ý nghĩa của nó, bạn sẽ nghĩ:
“Thật dễ dàng! Cùng săn vài mẫu Triple Top để tìm điểm chốt lời hoặc đánh SHORT (bán khống)“.
Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản như vậy, và rất nhiều bạn thường mắc sai lầm với mô hình Triple Top.
Đúng là mô hình 3 đỉnh khi hoàn thiện thì nó báo hiệu lực bán mạnh, nhưng không có có nghĩa là bạn sẽ phải bán ngay lập tức. Bạn cần tránh 2 sai lầm dưới đây.
Sai lầm 1: Vào lệnh khi mô hình đã quá rõ ràng
Hãy nhớ rằng Khi mô hình Triple Top xuất hiện rõ ràng trên đồ thị (là lúc giá quay đầu tại đỉnh 3 và đã chạm gân mức hỗ trợ), thì lúc này đã quá muộn để bạn đặt lệnh BÁN.
Tại sao?
Bởi vì bạn có thể sẽ vào lệnh tại vùng hỗ trợ, nơi có áp lực mua tiềm ẩn, và nó có thể đẩy giá lên cao hơn. Chắc hẳn bạn không muốn mình vừa bán (hoặc bán khống) xong mà giá lại tăng lên đúng không?
Sai lầm 2: Cố chạy theo mô hình 3 đỉnh
Có thể sau khi đọc xong phần trên, bạn sẽ nghĩ: “Được rồi, vậy tôi sẽ đợi giá phá vỡ vùng hỗ trợ rồi mới vào lệnh bán“.
Đúng là điều đó thật tuyệt trên lý thuyết, nhưng thực tế thì không hoàn hảo như vậy. Bởi vì:
Khi giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, thì thị trường sẽ chuyển xuống một phạm vi thấp hơn, nơi mà mức hỗ trợ cũ sẽ trở thành mức kháng cự mới. Lúc này bạn cần cẩn thận:
- Bạn sẽ không chắc chắn được giá sẽ giảm đến đâu, và nếu bạn tham gia bán khống, bạn rất có thể sẽ gặp phải một đợt pullback đẩy giá lên cao.
- Bạn cũng sẽ không đặt lệnh BÁN vào lúc này, bởi chẳng ai muốn bán ở thời điểm giá đã và đang giảm sâu cả (nếu muốn chốt lời thì hãy đặt lệnh từ đỉnh thứ 3, khi giá không thể phá vỡ ngưỡng kháng cự).
- Bạn càng không nên MUA vào lúc này, vì lúc này thị trường đang vào xu hướng giảm và rất có thể sẽ giảm sâu hơn nữa.
Cách giao dịch với mô hình 3 đỉnh hiệu quả
Vậy, nên giao dịch mô hình giá 3 đỉnh – Triple Top thế nào mới đúng? Thật ra cũng không quá phức tạp, hãy để minh chia sẻ cho bạn lần lượt 4 kỹ thuật sau:
Dựa vào phá vỡ giả (False Break)
Phá vỡ giả là không phải là pullback, cũng chẳng phải breakout (vượt khỏi kháng cự/hỗ trợ), mà nó nằm giữa 2 cái này. Có nghĩa là giá có thể tăng lên vượt ngưỡng kháng cự một chút, nhưng lại không tăng quá lâu, mà nhanh chóng đảo chiều giảm xuống.
Bạn hãy để ý lúc giá cố gắng vượt qua khỏi vùng kháng cự lần thứ 3 (đỉnh 3), nhưng nếu nó không thành công thì đó chính là False Break. Lúc này, nó cho biết lực mua đã kiệt, giá khó có thể tăng thêm được nưa.
=> False Break ở đỉnh thứ 3 là điểm vào lệnh BÁN tuyệt vời.
Nếu SHORT trên Forex, nãy vào lệnh ở nến kế tiếp khi False Break xuất hiện, và đặt lệnh dừng lỗ ở mốc cao hơn điểm False Break một bước giá.
Dựa vào sự tích lũy ở vùng hỗ trợ (Buildup)
Tuy nhiên nếu bạn bỏ lỡ đỉnh 3, và không bắt kịp tín hiệu False Break thì sao? Khi mô hình 3 đỉnh – Triple Top đã thành hình hài khá rõ ràng, thì đồng nghĩa với việc đã quá muộn để SHORT vì giá đang ở gần mức hỗ trợ và nó có thể đảo chiều cao hơn.
Những gì bạn cần làm lúc này là: hãy tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy lực mua đang dần yếu đi và có thể phá vỡ được ngưỡng hỗ trợ.
Có một cách để nhận biết dấu hiệu đó rất chuẩn, đó là xem có giá trải qua khoảng thời gian tích lũy – Buildup ở vùng này hay không. (chính là giai đoạn giá nhập nhằng, ít biến động, có xu hướng đi ngang).
Cụ thể như hình bên dưới:
Tại sao lại phải chờ đợi giai đoạn tích lũy này?
Thứ nhất, khi giá dao động một thời gian tại 1 vùng giá, thì sẽ có 2 trường hợp:
-
Nhiều nhà đầu tư cho rằng thị trường đã và đang tích lũy, nên dự kiến sẽ có xu hương tăng trong tương lai, vì vậy họ sẽ mua vào. => Lượng mua nhiều khiến giá tăng lên, như vậy mô hình 3 đỉnh bị phá bỏ, và bạn không cần phải quan tâm đến nó nữa.
-
Trường hợp khác, tích lũy quá lâu khiến những người đang nắm giữ “hàng” cảm thấy chán và sốt ruột khi giá không tăng. Họ sẽ bán xả hàng để cơ cấu lại danh mục, khiến giá giảm mạnh và phá vỡ mức hỗ trợ.
=> Ví thế, nếu thấy giai đoạn tích lũy được hình thành, hãy đặt lệnh dừng lỗ ngay trên khoảng tích lũy một bước giá, sau đó có thể vào lệnh SHORT.
Dựa vào nhịp pullback đầu tiên
Nếu mô hình 3 đỉnh đã xảy ra, giá đã phá qua khỏi vùng hỗ trợ và bạn không kịp vào lệnh. Nhưng nếu vẫn muốn giao dịch thì sao?
Như mình đã nói ở trên, sau khi phá vỡ vùng hỗ trợ, lúc này thị trường đã chuyển sang một phạm vi mới, nơi mà vùng hỗ trợ cũ sẽ trở thành vùng kháng cự, và đôi khi bạn sẽ thấy có đợt pullback xảy ra.
=> Hãy lựa chọn giao dịch ở lần pullback đầu tiên (nhớ là sau khi mô hình 3 đỉnh đã hình thành). Pullback lúc này thường nông và có những cây nến ngắn. Nếu để ý, nó sẽ xuất hiện mô hình cờ gấu.
Tại sao phải là đợt pull back đầu tiên?
- Khi một đợt pullback xảy ra, nó cung cấp cho bạn một điểm hợp lý để đặt cắt lỗ. Ví dụ: mức dừng lỗ của bạn có thể đặt ở trên mức cao của pullback (thay vì mức cao của mô hình Triple Top).
- Nhiều trader đã bỏ lỡ mô hình 3 đỉnh và sẽ thấy hối tiếc, vì vậy lần pullback đầu tiên sẽ là một cơ hội có rủi ro thấp khi bắt tín hiệu giá giảm.
Dựa vào tín hiệu Breakout – Restest
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu pullback đi sâu và kéo dài? Đơn giản lắm, hãy đợi nó chạm đến vùng kháng cự mới, và xem nó bứt qua khỏi vùng này không, hay sẽ xuất hiện tín hiệu quay đầu đi xuống. (Cách này gọi là Breakout – Retest).
Lúc này, bạn hãy chờ đợi một số tín hiệu của thị trường như các mẫu nến đảo chiều giảm giá như: Bearish Engulfing, Shooting Star, v.v..
=> Nếu có tín hiệu chính xác, hãy vào lệnh ở cây nến tiếp theo.
Nhận biết mô hình 3 đỉnh – Triple Top thất bại
Mô hình thất bại là gì? Là mô hình có vẻ sẽ đi theo hướng đảo chiều/tiếp diễn như dự báo của nó trong lý thuyết. Nhưng thực tế nó lại chuyển động ngược lại dự báo, và như thế người ta gọi là thất bại.
Không có mô hình giá nào luôn luôn thành công, và mô hình Triple Top cũng không ngoại lệ. Triple Top thất bại là giá đã tạo được hình gần giống như 3 đỉnh núi, nhưng rồi giá vẫn di chuyển theo xu hướng tăng chứ không hề đảo chiều giảm giá.
Vậy làm thế nào để nhận biết? Rất đơn giản, hãy dựa vào các tín hiệu thị trường sau:
Đáy sau cao hơn đáy trước và tiến sát vùng kháng cự
Khi các đáy của mô hình 3 đỉnh có đáy sau cao hơn đáy trước và sắp chạm vùng kháng cự (bạn sẽ thấy nó giống như tam giác tăng dần), thì đây là tín hiệu cho thấy người mua sẵn sàng mua ở các mức giá cao hơn, và giá có khả năng cao sẽ tăng lên.
Đây là ý của mình:
Khung thời gian lớn hơn đang trong xu hướng tăng
Khi bạn thấy xuất hiện mô hình 3 đỉnh Triple Top, thì hãy mở khung thời gian lớn hơn. Nếu thấy khung thời gian lớn đang ở xu hướng tăng, thì khả năng cao mô hình 3 đỉnh sẽ rất bại .
Ví dụ: Triple Top xuất hiện trên khung thời gian hàng ngày, nhưng nếu khung thời gian hàng tuần đang ở xu hướng tăng, thì thị trường sẽ có khả năng tăng giá cao hơn.
Mẹo cho bạn: Đây là thủ thuật giao dịch mà gsphong.com muốn chia sẻ cũng bạn, để bạn áp dụng khi sử dụng mô hình 3 đỉnh (hoặc bất cứ mô hình đảo chiều nào khác):
Nếu mô hình xuất hiện ở vùng kháng cự trong khung thời gian lớn, thì xác suất cao nó sẽ thành công, bởi khu vực đó là nơi có lực bán tiềm ẩn rất lớn.
Hãy xem ảnh chúng mình minh họa:
Sau đó, bạn có thể dùng bất cứ cách nào trong 4 cách giao dịch với mô hình 3 đỉnh – Triple Top chúng mình đã nói ở trên để tìm điểm vào lệnh.
-
Mô hình 3 đinh – Triple Top là một mô hình giá đảo chiều giảm giá, báo hiệu áp lực bán đang mạnh.
-
Không phải là ý hay nếu bạn bạn giao dịch khi mô hình vừa hoàn thiện, giá đang ở vùng hỗ trợ, bởi nơi đó có áp lực mua tiềm ẩn.
-
Hãy tỉnh táo, đừng cố chạy theo mô hình 3 đỉnh và đặt lệnh bán khống, vì nhiều khả năng sẽ có pullback xảy ra.
-
Các cách tốt nhất để giao dịch mô hình Triple Top, đó là dựa vào False Break, Buildup, lần Pullback đầu tiên và Breakout Retest
-
Hãy xem xét mô hình 3 đỉnh ở khung thời gian lớn hơn, nếu nó ở trong xu hướng tăng thì rất dễ trở thành mô hình thất bại. Tuy nhiên nếu mô hình 3 đỉnh hình thành ở mức kháng cự, thì xác suất thành công của mô hình lại rất lớn.
Trên đây là những thông tin mà chúng mình muốn chia sẻ với bạn về mô hình 3 đỉnh – Triple Top. Bạn suy nghĩ gì về mô hình giá này, có thấy nó hiệu quả và dễ sử dụng không? Nếu có thắc mắc hay muốn chia sẻ gì, hãy để lại bình luận để cùng trao đổi với chúng mình nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài và chúc bạn giao dịch thành công.