Logo GS Phong - Học đầu tư và quản trị tài chính
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ River Capital
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu
No Result
View All Result
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ River Capital
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu
Học đầu tư và quản trị tài chính cùng GS Phong
No Result
View All Result
Học đầu tư và quản trị tài chính cùng GS Phong
No Result
View All Result

Trang chủ » Chứng khoán » Kiến thức chứng khoán » Phương pháp đầu tư 4M là gì? Cách chọn cổ phiếu tốt theo chuẩn 4M

Phương pháp đầu tư 4M là gì? Cách chọn cổ phiếu tốt theo chuẩn 4M

Phil Town là một trong những nhà đầu tư giá trị khá nổi tiếng, và ông đã xây dựng được một phương pháp đầu tư mang tên 4M - có lẽ nó vẫn luôn đúng và hiệu quả cho đến ngày nay.

DRCCHEN by DRCCHEN
27 Tháng 10, 2022
in Học đầu tư chứng khoán, Kiến thức chứng khoán
Reading Time: 12 mins read
A A
0
Phương pháp đầu tư 4M là gì? Cách chọn cổ phiếu tốt theo chuẩn 4M

Phương pháp đầu tư 4M là gì?

Rất nhiều đầu tư chịu ảnh hưởng nhất định từ Warren Buffett. Vì vậy, khi bạn tìm hiểu về phương pháp đầu tư 4M là gì, bạn sẽ nó ít nhiều liên quan tới phong cách đầu tư giá trị của ông: từ cách tìm hiểu DN, lợi thế cạnh tranh, cho đến biên an toàn.

Tuy nhiên, phương pháp đầu tư 4M cũng có những đặc điểm rất riêng và cách tiếp cận tương đối đơn giản, dễ hiểu. Vì vậy ở hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu phương pháp đầu tư 4M là gì và cách vận dụng sao cho hiệu quả ở nội dung bài viết dưới đây nhé.

Nội dung

  • 1 Hướng dẫn về phương pháp đầu tư 4M
    • 1.1 Phương pháp đầu tư 4M là gì?
    • 1.2 Cụ thế các tiêu chí của phương pháp đầu tư 4M là gì?
      • 1.2.1 #1. Meaning – Đầu tư vào doanh nghiệp bạn hiểu
      • 1.2.2 #2. Moat – Đầu tư vào doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh
      • 1.2.3 #3. Management – Đầu tư vào doanh nghiệp có lãnh đạo tốt
      • 1.2.4 #4. Margin of Safety – Đầu tư vào những doanh nghiệp có biên an toàn
    • 1.3 Ưu nhược điểm của phương pháp đầu tư 4M
    • 1.4 Có nên đầu tư theo phương pháp 4M không?

Hướng dẫn về phương pháp đầu tư 4M

Phương pháp đầu tư 4M là gì?

Phương pháp đầu tư 4M là một phương pháp lựa chọn cổ phiếu do Phil Town tạo ra, nhằm đáp ứng được 4 tiêu chí:

  • (1) Meaning (Doanh nghiệp bạn hiểu)
  • (2) Moat (Có lợi thế cạnh tranh)
  • (3) Management (Lãnh đạo tốt)
  • (4) Margin of safety (Có biên an toàn).

Vì tất cả đều bắt đầu bằng chữ M, nên nó được gọi là phương pháp đầu tư 4M. Nếu bạn tìm được cổ phiếu nào đáp ứng cả 4 tiêu chí, thì chúng sẽ trở thành một khoản đầu tư tuyệt vời.

Tiêu chí của phương pháp đầu tư 4M
Tiêu chí của phương pháp đầu tư 4M

Cụ thế các tiêu chí của phương pháp đầu tư 4M là gì?

Bây giờ, mình sẽ lần lượt đi vào từng tiêu chí cụ thể nhé.

#1. Meaning – Đầu tư vào doanh nghiệp bạn hiểu

Hiểu về nó, bạn mới có niềm tin đặt vào doanh nghiệp lâu dài, tránh bị cảm xúc chi phối.

Khi bạn đã hiểu sâu về doanh nghiệp và lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động, bạn sẽ dễ dàng nhận biết được thời điểm hiện tại/tương lai nó có hoạt động hiệu quả hay không, có tiềm năng ra sao. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ biết đâu là lợi thế cạnh tranh của ngành, từ đó lựa chọn được một doanh nghiệp thật tốt.

Ví dụ:

Đối với na ngành Logistics trên thế giới là sự liên minh giữa các hãng tàu và sử dụng những tàu có trọng tải siêu lớn (> 100.000 tấn).

Vì vậy, những DN cảng biển nào ở Việt Nam sở hữu cảng nước sâu (có thể tiếp nhận được tàu lớn) sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trong việc chiếm thị phần tương lai.

#2. Moat – Đầu tư vào doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh

Tiêu chí thứ 2 của phương pháp đầu tư 4M, đó là tìm những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững để tập trung mua cổ phiếu.

Như vậy, bạn có thể xây dựng chiến lược liên tục mua thêm cổ phiếu khi giá giảm sâu (DCA). Với cách làm này có thế giúp cho khoản đầu tư của bạn tránh bị mất trắng.

Ví dụ:

Hãy thử hình dung vào thời điểm đầu của dịch Covid. Các cửa hàng, TTTM đóng cửa, người dân không còn hứng thú với những mặt hàng xa xỉ như kim cương, đồng hồ đắt tiền nữa. => Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến DN Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (Mã: PNJ).

Nhưng nếu xem xét kỹ, thì PNJ sở hữu nhiều lợi thế vượt trội so với đối thủ cùng ngành như:

  • Chiếm thị phần số 1 về bán lẻ trang sức với chuỗi hơn 300 cửa hàng.
  • Làm chủ khâu chế tác với hơn 70% số lượng nghệ nhân kim hoàn cả nước.
  • Hợp tác với hãng kim cương nổi tiếng Swarovski và được quyền khai thác thương hiệu của Disney.

Những yếu tố trên sẽ là lợi thế cạnh tranh bền vững để giúp PNJ tồn tại qua thời kỳ khó khăn, và có thể trở lại mạnh mẽ khi sức mua của người dân tăng trở lại. Vì vậy, bạn có thể gom dần cổ phiếu PNJ trong thời điểm này.

Còn nếu bạn đầu tư vào cổ phiếu của những DN không có lợi thế cạnh tranh bền vững, nhiều trường hợp khoản đầu tư của bạn sẽ trở về 0 nếu DN đó không đủ sức vượt qua khó khắn (Ví dụ chuỗi bán lẻ Thế giới kim cương đã phải tạm dừng hoạt động và sáp nhập vào Doji vào T4 – 2020).

Ngược lại với những DN có lợi thế cạnh tranh lớn, nó sẽ chiếm lĩnh thị phần của các đối thủ nhỏ hơn và nhanh chóng trở lại khi khó khăn qua đi.

Vậy xác định lợi thế cạnh tranh của Doanh Nghiệp như thế nào? Theo phương pháp đầu tư 4M, thì có 5 loại lợi thế cạnh tranh khác nhau, đó là:

Lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp
Lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp

Nếu được biểu thị trên những yếu tố định lượng, Phil Town cũng cho ta 5 chỉ số tài chính định lượng nhất định:

#3. Management – Đầu tư vào doanh nghiệp có lãnh đạo tốt

Tiêu chí thứ 3 của phương pháp đầu tư 4M và là nhân tố không thể thiếu để một doanh nghiệp trở thành tuyệt vời. – Đó chính là ban lãnh đạo tốt.

Lãnh tạo giỏi, có tầm nhìn sẽ xây dựng được một doanh nghiệp tốt.

Tuy nhiên để xác định được yếu tố này không hề dễ dàng, bởi chúng ta không phải lúc nào cũng có cơ hội để tiếp xúc với lãnh đạo doanh nghiệp. Nhưng Phil Town đã chia sẻ cho chúng ta một vài những dấu hiệu nhất định phù hợp với thị trường chứng khoán Mỹ như:

  • Lương của bộ phận quản lý rất cao so với mức lương trung bình của nhân viên.
  • Điều khoản bồi thường hợp đồng nghỉ việc cao
  • Liên tục sáp nhập với nhiều doanh nghiệp khác để làm tăng quy mô, kết quả hoạt động về hình thức

Các tiêu chí này rất hay, nhưng bạn chỉ nên tham khảo, vì chúng lại chưa phù hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam. Còn hiện tại, để phù hợp với TTCK VNam, mình nghĩ nên là:

  • Ban lãnh luôn vì vì lợi ích cổ đông: hay trích lợi nhuận thu được để trả cổ tức hàng năm, và cũng biết cân bằng giữa việc trả cổ tức và việc đầu tư vào SXKD.

  • Tránh những hợp ban lãnh đạo luôn đề xuất, vẽ ra những dự án mới và liên tục huy động thêm vốn, chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông.

  • Cơ cấu doanh nghiệp tinh gọn, tránh các hoạt động mua bán với bên liên quan.

  • Cơ cấu cổ đông có nhiều quỹ đầu tư lớn tham gia.

  • Tránh đầu tư vào những doanh nghiệp có cơ cấu kiểu gia đình.

#4. Margin of Safety – Đầu tư vào những doanh nghiệp có biên an toàn

Doanh nghiệp có tốt đến đâu thì cũng nên mua cổ phiếu ở mức giá hợp lý. – Đây chính là khái niệm về biên an toàn.

Ở thị trường chứng khoán, bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn thời điểm mua/bán cổ phiếu mà không bị ràng buộc gì, bạn không có nghĩa vụ phải gắn bó với doanh nghiệp đó cả đời,…

Vì vậy, Bạn có thể chờ đợi giá cổ phiếu của những doanh nghiệp tốt xuống thấp để mua vào và bán ra cổ phiếu của những doanh nghiệp đang có giá cao hơn so với giá trị thực của chúng.

Theo phương pháp đầu tư 4M, bạn nên chờ đợi thị giá giảm hơn khoảng 25 – 50% so với giá trị thực của chúng để mua vào.

Nhưng làm thế nào để xác định giá trị thực của cổ phiếu? Phil Town cho rằng:

“Nếu mua cổ phiếu vào lúc nó có chỉ số P/E điều chỉnh thấp hơn 10, thì khả năng rất cao bạn sẽ đạt mức sinh lợi trên 20% trong 5 năm tiếp theo”

Tuy nhiên quan điểm khó có thể chính xác cho tất cả cổ phiếu. Vì P/E đôi khi còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, chu kỳ kinh doanh, chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy nếu chỉ nghe theo P/E < 10 thì có thể bạn sẽ bỏ qua nhiều cơ hội đầu tư tốt.

Ưu nhược điểm của phương pháp đầu tư 4M

Có thể nói phương pháp đầu tư 4M là một phương pháp rất đúng, khoa học. Đặc biệt, nó rất dễ hình dung đối với bất kỳ nhà đầu tư nào. 4 tiêu chí mà Phil Town đưa ra tương đối dễ hiểu và phản ánh 4 khía cạnh cơ bản nhất của doanh nghiệp.

Nếu bạn là một người mới tham gia vào thị trường chứng khoán thì đây thực sự là những bước đầu đầu tốt: Tìm một doanh nghiệp bạn am hiểu, xác định lợi thế cạnh tranh, đánh giá ban lãnh đạo và cuối cùng là chọn thời điểm mua hợp lý.

Mặc dù vậy, phương pháp này vẫn còn sở hữu nhiều nhược điểm lớn, điển hỉnh:

  • Các chỉ tiêu định lượng quá đơn giản: Định giá doanh nghiệp chỉ dựa vào P/E và hệ số tăng trưởng của doanh nghiệp là quá đơn giản. Bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng đánh đồng tất cả các công ty có lợi thế cạnh tranh sẽ đều nhận được một mức định giá P/E như nhau. Trong khi đó, với mỗi doanh nghiệp sẽ có tỷ suất sinh lời, lợi thế cạnh tranh, khả năng tăng trưởng khác nhau từ đó mà thị trường cũng chấp nhận chúng ở mốc định giá tương ứng.

Ví dụ:

Vinamilk (VNM) – cổ phiếu được coi là có tỷ suất sinh lời cao, cổ tức đều đặn sẽ được thị trường chấp nhận P/E khoảng hơn 20 lần.

Ngược lại với (POW) thuộc lĩnh vực xây lắp điện sẽ cần huy động cực kỳ nhiều vốn và gần như không có cổ tức sẽ chỉ được thị trường chấp nhận ở mức P/E khoảng 10 lần.

Mặc dù cả hai đều có lợi thế cạnh tranh lớn trong ngành, đó là điều không thể bàn cãi.

Tuy nhiên nếu bạn đều áp dụng một chỉ số P/E, tỷ suất sinh lời kỳ vọng giống nhau cho cả 2 doanh nghiệp này, bạn sẽ rất dễ mua POW và bỏ qua cổ phiếu tốt VNM. Trong khi tính từ năm 2010 tới nay, thị giá cổ phiếu VNM đã tăng hơn 10 lần (sau khi chia cổ tức) và đây luôn là cổ phiếu ưa thích của những nhà đầu tư dài hạn, các quỹ đầu tư lớn,…

  • Tính hiệu quả của phương pháp 4M chưa được kiểm chứng: Thường với mỗi phương pháp đầu tư sẽ cần kiểm chứng trong thực tế (backtest), với những nhà đầu tư lão làng như Warren Buffett (Đầu tư giá trị), William O’neil (CANSLIM), Philip Fisher (Đầu tư tăng trưởng),…

Đa phần họ đều vận hành quỹ đầu tư riêng và mọi người có thể dễ dàng theo dõi hiệu suất đầu tư của họ.

Nhưng Phil Town lại không phải vậy – ông là diễn giả, có blog cá nhân và cả podcast. Nhưng người đọc phàn nàn về việc ông không công bố dữ liệu mua bán cụ thể. Phil Town chỉ nói rằng mình đã mua Alphabet (công ty mẹ của Google), Microsoft và kiếm được rất nhiều tiền. Ông cũng nói đã biến 1.000 $ thành 1.000.000 $ chỉ trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, chưa ai kiểm chứng.

Có nên đầu tư theo phương pháp 4M không?

Bất cứ một phương pháp nào cũng có ưu nhược điểm. Cá nhân mình đánh giá, nếu bạn tuân theo một số nguyên tắc khi chọn lựa cổ phiếu của 4M như: lĩnh vực bạn hiểu, lãnh tạo tốt, doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh.. => chắc chắn nó đúng và hiệu quả.

Cả việc bạn lựa chọn một cổ phiếu có biên an toàn (giá không quá cao) cũng đúng.

Nhưng mình thấy phương pháp đầu tư 4M này khá chung chung, nói những điều có vẻ “khá hiển nhiên”. Còn thực tế, lựa chọn được một cổ phiếu đáp ứng hết tiêu chí này – như bới ngọc trong cát – rất khó.

Đặc biệt, một số tiêu chí khó có thể ứng dụng cho thị trường Việt Nam. Chính vì vậy, bạn hãy nên chắt lọc để vận dụng, không nên tuân theo quá máy móc, mà hãy điều chỉnh cho phù hợp để có được một phương pháp đầu tư phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm:

  • Hướng dẫn đầy đủ về phương pháp CANSLIM trong chứng khoán từ A – Z
  • Đầu tư tăng trưởng là gì? Cách chọn cổ phiếu tăng trưởng tốt nhất
  • Đầu tư giá trị là gì? Chiến lược đầu tư giá trị theo Warren Buffett

Bạn nghĩa sao về phương pháp đầu tư 4M? Bạn có muốn sử dụng chúng không? Hãy cùng chia sẻ cho chúng mình biết với nhé. Chúc bạn thành công.

Tags: Tư duy chứng khoán
DRCCHEN

DRCCHEN

Bài viết liên quan

Top 10 mã cổ phiếu đầu ngành theo từng lĩnh vực
Kiến thức chứng khoán

Top 10 mã cổ phiếu đầu ngành tất cả các lĩnh vực của TTCK Việt Nam

by DRCCHEN
8 Tháng 8, 2023
0

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam có tới hàng trăm mã chứng khoán khác nhau trải dài ở tất...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị pháp lý không? Mẫu giấy chuyển nhượng đất viết tay chuẩn nhất
Kiến thức chứng khoán

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị pháp lý không & mẫu chuẩn?

by Khang Trí
7 Tháng 8, 2023
0

Khi thực hiện mua bán, chuyển nhượng nhà đất thì có không ít trường hợp viết tay chứ không thông...

Đầu tư chứng khoán cần bao nhiêu tiền
Kiến thức chứng khoán

Đầu tư chứng khoán cần bao nhiêu tiền? Vốn ít có nên đầu tư?

by Bích Hạnh
12 Tháng 7, 2023
0

Trong lĩnh vực đầu tư tài chính thì chứng khoán được đánh giá là dễ dàng tham gia hơn khi...

So sánh sự khác biệt giữa ngắn hạn và dài hạn trong đầu tư cổ phiếu

Khác biệt giữa ngắn hạn và dài hạn trong đầu tư cổ phiếu

9 Tháng 4, 2023
Tỉ lệ lợi nhuận hợp lý trong đầu tư chứng khoán

Tỷ lệ lợi nhuận hợp lý trong đầu tư chứng khoán

9 Tháng 4, 2023
Con đường kiếm lợi nhuận 30% hiệu quả từ đầu tư chứng khoán

4 con đường có lợi nhuận 30% mỗi năm trở lên từ chứng khoán

6 Tháng 3, 2023
Next Post
TOP 10 nhà đầu tư thành công, vĩ đại nhất thế giới. Warren Buffett

TOP 10 nhà đầu tư thành công nhất thế giới & lời khuyên của họ

TOP 10 người tỷ phú giàu nhất thế giới 2022 mới nhất

TOP 10 người giàu nhất thế giới 2022 theo Forbes mới nhất

Mô hình Wyckoff là gì?

Mô hình Wyckoff là gì? Cách áp dụng phương pháp Wyckoff hiệu quả nhất

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

📚 Về GSPhong.Com

Đây là nơi tôi lưu giữ những quan điểm, kiến thức đã chiêm nghiệm. Tôi gọi nó là một công trình để đời – viết ra để không còn hối tiếc. Chỉ một bài hữu duyên, cũng đủ thay đổi định kiến cả đời.

Giới thiệu / Hướng dẫn.

  • Pháp lý & bảo mật
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Hướng dẫn sử dụng

© 2025 - GSPhong.Com - Blog chia sẻ kiến thức, chiến lược và học hỏi đầu tư bởi Hoài Phong

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
No Result
View All Result
  • Định hướng
  • Chứng khoán
    • Kiến thức chứng khoán
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Phân tích chứng khoán
    • Chứng khoán quốc tế
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá công ty chứng khoán
    • Thông tin doanh nghiệp
  • BĐS
    • Kiến thức bất động sản
    • Phân tích thị trường bất động sản
  • Vàng
    • Phân tích vàng
    • Học đầu tư vàng
  • Học tập
    • Học phân tích kỹ thuật
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức tiền tệ
    • Kinh nghiệm giao dịch
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích thị trường bất động sản
    • Phân tích vàng
  • Công cụ
    • Quỹ Ocean Capital
    • Quỹ River Capital
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
  • Tài khoản
    • Đăng nhập trang thành viên
    • Quên mật khẩu