Trong thị trường điện tử hay forex, Stop Loss luôn là công cụ giúp bảo toàn vốn cho các nhà đầu tư một cách hiệu tránh, tránh những biến động mạnh của thị trường khi phán đoán sai xu hướng. Vậy Stop Loss là gì, cách đặt Stop Loss sao cho chuẩn nhất, bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Nội dung
Stop Loss là gì?
Stop Loss hay còn được hiểu là lệnh dừng lỗ. Đây là lệnh mà các nhà đầu tư thường sử dụng lệnh giảm thiểu thua lỗ khi giá đi ngược lại với dự đoán.
Ví dụ:
- Bạn mua cổ phiếu Apple với giá 230 đô la, và đặt lệnh STOP LOSS ở mức 200 đô la.
Có nghĩa là nếu giá cổ phiếu Apple giảm mất 80 đô la, còn 150 đô la chẳng hạn. Thì may mắn rằng bạn đã đặt lệnh Stop Loss (bán cổ phiếu Apple ở mức giá 200 đô). Như vậy, bạn chỉ còn lỗ 30 đô la/cổ phiếu, chứ không phải là 80 đô la nữa.
Ý nghĩa của lệnh Stop Loss gì? Khi được sử dụng đúng cách, nó sẽ giúp bạn:
- Giúp bạn bảo toàn được lợi nhuận hiện có.
- Giúp bạn ngăn chặn tình trạng “cháy” tài khoản.
- Cho phép bạn còn vốn để sống và quay lại “chiến đấu” với một cơ hội khác.
Tuy nhiên, không ít bạn sẽ có những suy nghĩ về Stop Loss như sau:
– Tôi đặt lệnh Stop Loss, nhưng thị trường thật khó lường, giá nó giảm đến mức Stop Loss của tôi. Sau khi khớp lệnh, sau đó nó lại đảo chiều tăng giá !!!
– Stop Loss chỉ làm giảm lợi nhuận, tăng thua lỗ.
– Chưa bán chưa lỗ! còn niêm yết là còn gỡ! Tôi không thích Stop Loss. Tôi sẽ đợi khi giá phục hồi và có lãi rồi mới bán.
Điều đó thực sự không đúng. Chính vì mắc phải những lối suy nghĩ này mới dẫn tới tình trạng thua lỗ ngày càng trầm trọng.
Lý do tại sao, đọc tiếp mục bên dưới.
Quan điểm sai lầm về Stop Loss
Mình cá là rất nhiều bạn khi nói về Stop Loss, đều mắc phải những sai lầm dưới đây. Hãy cùng mình đi phân tích chúng.
Sai lầm 1: Cắt lỗ làm giảm lợi nhuận của bạn
Stop Loss là gì, có lẽ bạn đã hiểu và nghĩ rằng nó là hành động ngu ngốc, tăng tỷ lệ thua lỗ, và thị trường thường sẽ đảo chiều trở lại, sau khi giảm đến một mức giá nhất định.
Vì vậy, nếu không đặt lệnh Stop Loss, bạn sẽ có lãi, thay vì lỗ, có đúng không?
Nhưng, mình chỉ muốn lưu ý rằng:
Chỉ cần duy nhất MỘT LẦN, giá không đảo ngược – Bạn sẽ mất tất cả.
Ví dụ:
Bạn MUA tại vùng Hỗ trợ, không có lệnh STOP LOSS vì tin rằng thị trường sẽ “chắc chắn” sẽ đảo chiều tăng giá.
Và đây là những gì sẽ xảy ra tiếp theo:
Có thể bạn sẽ khá hụt hẫng khi Stop Loss bị kích hoạt một cách không cần thiết.
Nhưng nó còn tốt hơn nhiều nếu bạn đang ở trong một thị trường “thảm họa”. Chỉ cần một lần như vậy, thì những lợi nhuận bạn tích lũy được từ trước đến giờ sẽ bay hết sạch.
Sai lầm 2: Đặt mức cắt lỗ cố định cho mọi giao dịch
Mình thấy một số bạn thường cố định đặt một mức Stop Loss.
Đây là một sai lầm lớn.
Bởi vì không phải tất cả các thị trường đều giống nhau. Coin khác, forex khác, chứng khoán khác, mà từng loại coin, từng loại cổ phiếu, từng cặp tiền tệ cũng khác nhau.
Ví dụ trong thị trường Forex:
GBP/JPY có phạm vi dao động trung bình ATR là 180 pips… (Có nghĩa là trung bình mỗi ngày, nó di chuyển khoảng 180 pips từ mở cửa đến đóng cửa.)
Nhưng đối với USD/CAD…, ATR là 80 pips một ngày.
⇒ Nó có nghĩa là bạn không nên sử dụng một mức cắt lỗ cố định vì chúng di chuyển “số tiền” khác nhau mỗi ngày.
Mức dừng lỗ 100 pips đối với USD/CAD có thể là đủ, nhưng đối với GBP/JPY thì phải 200 pips, chứ bạn không thể đặt dừng lỗ cho GDP/JPY ở mức 100 pips được.
Sai lầm 3: Đặt lệnh dừng lỗ dưới hỗ trợ và trên kháng cự
Hầu hết các tài liệu đều hướng dẫn bạn đặt Stop Loss ở trên kháng cự và dưới hỗ trợ.
Nhưng mình khuyên bạn KHÔNG làm như vậy.
Bởi vị trí đặt Stop Loss đó, bạn rất dễ bị “khớp lệnh”, nhưng rồi giá lại đảo chiều quay đầu.
Ví dụ:
Tại sao lại như vậy? Bởi vì 2 lý do sau:
-
Một số trader thấy giá giảm sâu hơn mức giá thấp trước đó, họ cho rằng đó là mức giá tốt để mua, nên đã đặt lệnh mua vào.
-
Những trader đã đặt lệnh LONG trước đó, và họ cũng đặt lệnh Stop Loss giống hệt bạn. Khi giá giảm đến vùng hỗ trợ, lệnh LONG (MUA) của họ sẽ được kích hoạt, khiến tăng áp lực MUA, làm giá đi lên.
⇒ Đó chính là nguyên nhân mà sau khi lệnh STOP LOSS của bạn được thực hiện, thì giá lại đảo chiều quay đầu đi lên. Bởi vì dưới vùng kháng cự là nơi có áp lực MUA rất lớn.
Sai lầm 4: Đặt Stop Loss ở mức lỗ chấp nhận được
Lệnh Stop Loss là gì? Nhiều bạn có quan niệm sai lầm, cho rằng lệnh Stop Loss nên được đặt ở mức thua lỗ có thể chấp nhận được.
Cụ thể, các nhà đầu tư mới sẽ có quy trình giao dịch như sau: Xác định điểm vào lệnh -> tìm điểm đặt Stop Loss ở mức thua lỗ chấp nhận và điểm đặt lợi nhuận kỳ vọng (Đó là dừng lỗ theo cảm tính, thấy lỗ đủ thì dừng, lãi đủ thì cắt).
Nhưng đây là cách đặt Stop Loss sai hoàn toàn. Bởi phương pháp đó thực chất là đặt lệnh thua lỗ ở mức chấp nhận được, chứ không phải là mức giá báo hiệu kế hoạch giao dịch không còn hiệu quả. Ý nghĩa thực sự của nó là phải được đặt ở vị trí khi giá chạm tới điểm mà bạn cho rằng nhận định của mình đã sai, nên dừng lại ngay.
Cách xác định điểm Stop Loss
Nên đặt lệnh Stop Loss khi nào?Thị trường biến động hằng ngày và không ai có thể xác định chính xác 100% là xu hướng thị trường trong tương lai như thế nào. Chính vì thế, việc bạn cài Stop Loss (Stop Limid) là rất cần thiết, để bảo toàn vốn, giảm thiểu rủi ro, cũng như việc kiếm lời cũng an toàn hơn.
Có rất nhiều cách đặt Stop Loss khác nhau, tùy thuộc vào chiến thuật đầu tư của mỗi người. Và nếu bạn chưa biết xác định thời điểm đặt Stop Losscó thể tham khảo:
Đặt Stop Loss theo % của vị thế:
Phương pháp này khá đơn giản, không phải dùng kỹ thuật gì. Bởi bạn chỉ cần xác % lỗ cho phép là được và cần thực hiện đúng nguyên tắc mà mình đặt ra.
Ví dụ bạn cho phép mỗi giao dịch lỗ 4% và vị thế bạn tạo ra khoảng 1.000 USD. Trường hợp giá giảm xuống 4% ~ 40 USD thì lệnh cắt lỗ Stop Loss sẽ được thực thi.
Đặt Stop Loss bằng đường Bollinger Band
Chỉ báo Bollinger Band không chỉ giúp bạn tìm được điểm mua thích hợp, mà còn xác định được điểm dừng lỗ hiệu quả đấy nhé. Cấu tạo đường Bollinger Band gồm 3 phần:
- Đường Middle Band (dải giữa): Đường trung bình động SMA 20.
- Đường Upper Band (dải trên): Dải giữa cộng với 2 độ lệch chuẩn (Standard deviation)
- Đường Lower Band (dải dưới): Dải giữa trừ đi 2 độ lệch chuẩn (Standard deviation)
Bạn theo dõi biến động giá, nếu giá chạy xuống dưới đường giữa, thì bạn có thể đặt lệnh Stop Loss. Tuy nhiên, bạn nên đợi cây nến thứ 2 vượt qua hẳn đường dải giữa thì bạn mới nên chốt lệnh nhé. Bởi nhiều trường hợp, giá chạm vào đường Middle Band giá sẽ bật lên trở lại.
Hướng dẫn đặt lệnh Stop Loss
Để có thể đặt Stop Loss bạn có thể thực hiện theo 5 bước như sau:
Bước 1: Xác định xu hướng và điểm vào lệnh
Đây là bước cơ bản, nhưng cũng là bước quan trọng nhất khi thực hiện cách đặt Stop Loss hiệu quả đấy nhé. Để làm được việc này, bạn cần xác định xu hướng bằng các chỉ báo như: MA, BB, RSI,…. Khung thời gian xác định điểm vào lệnh luôn nhỏ hơn khung thời gian để xác định xu hướng. Ví dụ, bạn xác định xu hướng bằng khung thời gian 1D thì bạn nên tìm điểm vào lệnh ở khung 1H, 4H.
Tìm điểm xu hướng khi thị trường tăng, đỉnh và đáy sau luôn cao hơn đỉnh, đáy trước. Ngược lại, trong xu hướng giảm, đỉnh và đáy sau luôn thấp dần hơn đỉnh, đáy trước. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp với các chỉ báo MA giao nhau bằng cách, chu kỳ MA nhỏ cắt chu kỳ MA lớn từ dưới lên trên có thể xu hướng thị trường đang đi lên. Còn nếu chu kỳ MA nhỏ cắt chu kỳ MA lớn từ trên xuống dưới, thị trường có xu hướng giảm mạn.
Bước 2: Xác định điểm Take Profit (TP) và điểm Stop Loss (SL)
Bên cạnh cách đặt Stop Loss thì bạn cũng nên quan tâm đến Take Profit nhé, để đưa ra được một kế hoạch chi tiết, cụ thể. Có rất nhiều cách để xác định TP và SL, nhưng ở đây mình xin hướng dẫn các xác định bằng điểm kháng cự và hỗ trợ.
Với Stop Loss bạn có thể áp dụng việc cắt lỗ như trên, bằng Stop Loss theo % của vị thế hoặc Stop Loss theo đường Bollinger Brand. Còn với Take Profit, bạn có thể chốt lời ở các điểm kháng cự, có nghĩa là dựa theo các đỉnh trước đó. Bạn nối các đỉnh lại với nhau, và điểm nào chạm càng nhiều đỉnh, thì tỷ lệ chính xác càng cao.
Bước 3: Xem tỷ lệ Risk:Reward (Stop loss /Take profit)
Để thực hiện cách đặt Stop Loss theo chiến thuật Risk-Reward thì trước tiên bạn phải hiểu về khái niệm Risk-Reward (R:R) là gì? Hiểu đơn giản, đây là chỉ số cho phép bạn biết được tỷ lệ rủi ro/ lợi nhuận (Risk = rủi ro, Reward = Lợi nhuận). Để đảm bảo an toàn cho các vị thế, thì tỷ lệ R:R này tối thiểu phải 1:1, và thông thường các Trader có kinh nghiệm thường tìm R:R ở tỷ lệ 1:2, 1:3.
Bước 4: Xác định khối lượng giao dịch
Để giao dịch một cách an toàn, thì bạn không nên dồn toàn bộ số tiền đầu tư vào một đồng tiền nào đó (All in) tại một thời điểm. Bởi nếu không may xác định sai xu hướng thị trường, bạn sẽ bị thua lỗ nặng nề. Tốt nhất bạn có thể chia ra nhiều danh mục đầu tư khác nhau, hoặc sử dụng chiến thuật DCA (chiến thuật trung bình giá).
Bước 5: Theo dõi biến động giá hàng ngày
Cuối cũng, khi đã có một kế hoạch đầu tư hoàn chỉnh, bạn tiến hành vào lệnh và theo dõi biến động thị trường mỗi ngày. Điều này cũng rất quan trọng, để giúp bạn có thể thay đổi kế hoạch hiệu quả hơn khi thị trường có những biến động bất thường, gây đảo chiều.
Với những kinh nghiệm trên đây, bạn đã biết được Stop Loss là gì, cách đặt Stop Loss như thế nào hiệu quả nhất chưa nào? Nếu còn gì thắc mắc, đừng quên để lại bình luận bên dưới bài viết để chúng mình giải đáp cụ thể, chi tiết trong vòng 24h nhé. Chúc các bạn đầu tư thành công!