Bạn đã từng kiếm được rất nhiều tiền liên tục trong vài tuần, vài tháng? Nhưng rồi sau đó lại mất hết?
Hoặc bạn tìm thấy một chiến lược giao dịch rất phù hợp với mình, giúp bạn kiếm được nhiều lợi nhuận? Nhưng sau đó chiến lược này lại không còn hoạt động nữa?
Tóm lại là chuyện gì đang xảy ra vậy?
Lý do rất đơn giản. Thị trường luôn luôn thay đổi. Nó không bao giờ cố định mà luôn chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Điều này có nghĩa là, nếu bạn đang giao dịch theo xu hướng, thì bạn rất dễ mất tiền khi thị trường sideway. Và nếu bạn áp dụng chiến lược giao dịch theo phạm vi (sideway), thì chắc chắn – bạn sẽ thua lỗ khi thị trường có xu hướng.
Chính vì vậy, việc nắm chắc các giai đoạn của thị trường và biết cách ứng phó với nó là vô cùng cần thiết. Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây.
Nội dung
4 giai đoạn của thị trường mà mọi TRADER cần biết
Thị trường luôn thay đổi, nó có thể trong xu hướng tăng, xu hướng giảm, sideway, độ biến động thấp, độ biến động cao, …
Nhưng nếu bạn nhìn vào bức tranh toàn cảnh lớn hơn, bạn sẽ nhận ra thị trường sẽ có 4 giai đoạn chính, đó là:
- Tích lũy
- Tăng giá
- Phân phối
- Giảm giá
Các giai đoạn của thị trường này vô cùng quan trọng đối với thị trường chứng khoán, và cả những thị trường forex, coin với view dài hạn. Nắm rõ được các giai đoạn của thị trường sẽ giúp bạn biết được phải làm gì và ứng biến kịp trước biến động giá.
Giai đoạn 1: Giai đoạn tích lũy
Giai đoạn tích lũy thường xảy ra sau một xu hướng giảm mạnh, thời gian kéo dài (thường trên 3 tháng), giá không thể giảm thêm được nữa và sẽ đi ngang trong một khoảng thời gian. Lúc này, bạn sẽ thấy giá dao động xung quanh đường MA200. Thời điểm này là lúc thích hợp để MUA VÀO.
Đặc điểm của giai đoạn tích lũy
- Nó thường xảy ra khi giá đã giảm trong một thời gian dài.
- Nó có thể kéo dài từ vài tháng đến thậm chí nhiều năm
- Giá thường đi ngang trong một phạm vi, vì phe mua và phe bán ở trạng thái cân bằng
- Tỷ lệ số ngày tăng giá và số ngày giảm giá khá ngang nhau
- Đường trung bình động MA200 (trung bình động dài hạn) có xu hướng đi ngang.
- Giá có xu hướng dao động qua lại quanh đường trung bình động 200 ngày (MA200).
- Biến động giá thường khá thấp, do thiếu sự quan tâm từ các nhà đầu tư.
Chiến lược giao dịch trong giai đoạn tích lũy
Một cách tiếp cận tốt để giao dịch trong giai đoạn tích lũy là giao dịch trong chính phạm vi của nó (là vùng giá đi ngang – có kháng cự/hỗ trợ rõ ràng).
Rất đơn giản, bạn chỉ cần:
- MUA khi giá chạm điểm thấp nhất (hỗ trợ) của vùng phạm vi.
- BÁN khi giá chạm điểm cao nhất (kháng cự) của vùng phạm vi.
- Điểm Stop Loss được đặt ở trên kháng cự/dưới hỗ trợ 1 – 2 giá.
Nhưng:
Trong giai đoạn tích lũy, nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp sẽ có xu hướng BÁN/SHORT hơn là LONG/BUY.
Bởi vì, bạn không bao giờ biết được thực sự đó có phải là giai đoạn tích lũy không, hay chỉ là một đợt nghỉ ngơi của xu hướng giảm, trước khi giảm mạnh hơn. Bạn chỉ biết được chính xác cho đến khi giai đoạn tích lũy trong thực tế đã kết thúc. Chúng ta rất khó có thể đoán đáy thị trường.
Chính vì vậy, hãy ưu tiên lựa chọn giao dịch theo hướng ít cản hơn, đó là SHORT. Những bước bạn cần làm:
- Nếu đường 200 EMA đang đi ngang sau khi giá đã giảm trong thời gian dài. Hãy xác định mức cao/thấp nhất của vùng đi ngang.
- Nếu giá đạt đến mức cao nhất của vùng đi ngang, thì hãy đợi giá bị từ chối trước khi SHORT (không thể breakout khỏi kháng cự). Bạn có thể tìm tín hiệu bằng các mô hình nến Pinbar hoặc Engulfing.
- Nếu giá bị từ chối, hãy tham gia giao dịch của bạn ở nến tiếp theo.
- Nếu vào LỆNH thành công, hãy đặt Stop Loss của bạn ở mức cao nhất của nến và Take Profit ở mức thấp gần nhất.
Chiến lược cần tránh trong giai đoạn tích lũy
Không giao dịch ở giữa vùng sideway vì nó có vị trí giao dịch kém. Giá có thể dễ dàng quay trở lại mức cao/thấp.
Điều này sẽ dẫn đến việc bạn bị dừng giao dịch tại vùng hỗ trợ và kháng cự . Nó trông giống như thế này…
Giai đoạn 2: Giai đoạn tăng giá
Khi giá vượt khỏi kháng cự của giai đoạn tích lũy thì cũng là lúc giá sẽ bước vào giai đoạn tăng giá.
Đặc điểm của giai đoạn tăng giá
- Nó thường xảy ra sau khi giá thoát khỏi giai đoạn tích lũy
- Nó có thể kéo dài từ vài tháng đến thậm chí nhiều năm
- Giá hình thành một loạt các đỉnh/đáy sau cao hơn đỉnh/đáy trước.
- Giá đang giao dịch ngày càng cao hơn theo thời gian
- Có nhiều ngày tăng hơn ngày giảm.
- Đường trung bình động ngắn hạn nằm trên đường trung bình động dài hạn (ví dụ: MA50 trên MA200)
- Đường trung bình động dài hạn (MA200) đang hướng lên trên.
- Giá nằm ở trên đường trung bình động 200 ngày (MA200).
- Biến động giá ở giai đoạn này thường khá mạnh.
Nó trông giống như thế này…
Chiến lược giao dịch trong giai đoạn tăng giá
Trong giai đoạn tăng giá, bạn phải sử dụng chiến lược giao dịch theo xu hướng để nắm bắt các xu hướng trên thị trường.
Có hai cách để làm điều đó:
- Giao dịch Pullback: Bạn có thể xem xét mua khi giá pullback về các khu vực chính như: đường trung bình động, khu vực hỗ trợ, các mức Fibonacci…
- Giao dịch với breakout: Bạn có thể tìm mua khi giá breakout ra khỏi đỉnh trước đó trong xu hướng tăng.
Để biết cách thực hành giao dịch với Pullback và Breakout, hãy đọc:
Chiến lược cần TRÁNH trong giai đoạn tăng giá
Khi giá đang trong xu hướng tăng, rất nhiều bạn thấy giá đang tăng cao nên thường SHORT/SELL – hay còn gọi là cản tàu/đi ngược xu hướng.
Mình không nói điều đó là sai, nhưng con đường ít rủi ro nhất chính là LONG/BUY.
Bởi vì bằng cách giao dịch theo xu hướng, bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, tỷ lệ Risk:Reward cũng tốt hơn rất nhiều nếu bạn đi ngược xu hướng. Đây là những gì mình muốn nói:
Giai đoạn 3: Giai đoạn phân phối
Không có thị trường nào tăng mãi mãi, cũng sẽ có lúc mệt mỏi, và đây chính là lúc nó bước vào giai đoạn phân phối. Nhận biết giai đoạn này là nó xuất hiện sau một xu hướng tăng, giá sẽ đi ngang. Thị trường lúc này sẽ có xu hướng sideway, và hình thành một khu vực kháng cự/hỗ trợ rõ ràng.
Đặc điểm của giai đoạn phân phối
- Nó thường xảy ra khi giá đã tăng trong một thời gian dài
- Nó có thể kéo dài từ vài tháng đến thậm chí nhiều năm
- Giá thường sideway trong một phạm vi, phe mua và phe bán ở trạng thái cân bằng
- Tỷ lệ số ngày tăng và số ngày giảm khá ngang nhau
- Đường trung bình động 200 ngày có xu hướng đi ngang sau khi giá giảm
- Giá có xu hướng dao động qua lại quanh đường trung bình động 200 ngày
- Biến động có xu hướng cao vì nó đã thu hút sự chú ý của hầu hết các nhà đầu tư/giao dịch.
Nó trông giống như thế này:
Giai đoạn tích lũy xảy ra sau khi giá giảm một thời gian dài. Gia đoạn phân phối xảy ra sau khi giá tăng một thời gian dài.
Chiến lược giao dịch trong giai đoạn phân phối
Cách tốt nhất để giao dịch trong giai đoạn phân phối, đó chính là giao dịch trong phạm vi. (Phương pháp giống như giai đoạn tích lũy mình đã nói ở trên). Tức là:
- Bạn LONG/BUY ở mức thấp của vùng sideway.
- Bạn SHORT/SELL ở mức cao của vùng sideway.
- Điểm Stop Loss thường ở trên kháng cự, hoặc dưới hỗ trợ 1 – 2 giá.
Tương tự, trong giai đoạn phân phối, mình sẽ khuyên bạn nên MUA hơn là BÁN.
Bởi vì, bạn cũng không thể biết liệu nó có thực sự là giai đoạn phân phối hay không, hay chỉ là một đợt nghỉ ngơi trước khi giá tiếp tục tăng mạnh. Đoán đỉnh của thị trường cũng vô cùng khó.
Vì vậy, cách làm ít rủi ro nhất, chính là LONG/BUY (Nhưng nhớ luôn phải đặt Stop Loss). Cách làm:
- Nếu đường 200 EMA đang đi ngang sau khi giá đã tăng mạnh, thì hãy xác định mức cao/thấp nhất của vùng đi ngang.
- Nếu giá chạm đến mức thấp nhất của vùng sideway, thì hãy đợi giá bị từ chối trước khi mua (có thể tìm mô hình Pinbar hoặc Engulfing).
- Nếu giá bị từ chối, hãy tham gia giao dịch của bạn ở nến tiếp theo.
- Sau khi vào lệnh, hãy đặt Stop Loss của bạn mức thấp nhất của nến và Take Profit ở mức cao nhất gần nhất.
Chiến lược cần TRÁNH trong giai đoạn phân phối
Không giao dịch ở giữa vùng sideway vì nó có vị trí giao dịch kém. Giá có thể dễ dàng quay trở lại mức cao/thấp.
Điều này sẽ dẫn đến việc bạn rất dễ bị cắn Stop Loss. Nó trông giống như thế này:
Giai đoạn 4: Giai đoạn giảm giá
Sau khi giá phá vỡ giai đoạn phân phối, nó sẽ chuyển sang giai đoạn giảm (xu hướng giảm) và bao gồm các đỉnh/đáy sau thấp hơn đỉnh/đáy trước.
Đây là giai đoạn mà các nhà giao dịch không cắt lỗ sẽ trở thành nhà đầu tư dài hạn.
Đặc điểm của giai đoạn giảm giá
- Nó thường xảy ra sau khi giá vượt ra khỏi vùng hỗ trợ của giai đoạn phân phối.
- Nó có thể kéo dài từ vài tháng đến thậm chí nhiều năm.
- Giá hình thành một loạt các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn.
- Giá đang giao dịch thấp hơn theo thời gian.
- Có nhiều ngày giảm hơn ngày tăng.
- Đường trung bình động ngắn hạn nằm dưới đường trung bình động dài hạn (ví dụ: MA50 dưới MA200)
- Đường trung bình động 200 ngày đang hướng xuống dưới.
- Giá nằm dưới đường trung bình động 200 ngày.
- Biến động có xu hướng cao do có sự hoảng loạn và sợ hãi trên thị trường.
Nó trông giống như thế này…
Chiến lược giao dịch trong giai đoạn giảm giá
Trong giai đoạn giảm giá, bạn chỉ nên giao dịch theo xu hướng, và cũng sẽ có 2 cách chính, đó là:
- Giao dịch pullback: Xem xét SHORT/SELL khi giá pullback về các khu vực chính của đường trung bình động, đường kháng cự, hoặc các mức Fibonacci.
- Giao dịch breakout: Vào lệnh SHORT/SELL khi giá breakout ra khỏi đáy cũ.
Chiến lược cần TRÁNH trong giai đoạn giảm giá
Khi giá đang trong xu hướng giảm, điều mà nhiều trader thường làm đó chính là LONG/BUY – hay còn gọi là đi ngược xu hướng.
Cách làm đó không sai, bạn có thể mua được với giá tốt hơn so với trước trước, nhưng nó rủi ro rất nhiều. Nhưng nếu bạn đi theo xu hướng và chọn SHORT/SELL, bạn sẽ có thể kiếm được lợi nhuận nhiều hơn, và Risk:Reward tốt hơn:
Đây là những gì mình muốn nói:
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn GIAO DỊCH THEO XU HƯỚNG – bí kíp chiến thắng 99%
- Chiến lược hold coin cho các giai đoạn thị trường
Tóm lại, bạn đã được học về các giai đoạn của thị trường và chiến lược giao dịch tốt nhất cho các điều kiện thị trường khác nhau.
- Trong tích lũy hoặc phân phối, bạn nên giao dịch trong phạm vi và tránh chiến lược giao dịch theo xu hướng.
- Ngược lại, trong giai đoạn tăng hoặc giảm, bạn muốn áp dụng chiến lược giao dịch theo xu hướng và tránh thực hiện các thiết lập đi ngược xu hướng.
Kông quá khó đúng không? Chúc bạn luyện tập thành thạo và giao dịch thành công nhé.!!!