Mục tiêu cơ bản của FED trong chính sách tiền tệ là ổn định giá cả theo thời gian, cũng như sản xuất kinh tế và việc làm bền vững “tối đa”. Sự ổn định về giá – tránh tỷ lệ lạm phát quá mức hoặc giảm phát theo thời gian – là rất quan trọng vì giá cả thay đổi sẽ làm rối tín hiệu giá của nền kinh tế và có thể dẫn đến phân bổ sai nguồn lực .
FED thường xuyên kiểm tra và phân tích các số liệu thống kê lạm phát hiện có để đánh giá mức độ đáp ứng nhiệm vụ ổn định giá cả của mình. Trong khi đó, các nhà kinh tế học thường xem xét “lạm phát lõi”, thường được định nghĩa là một thước đo lạm phát cụ thể loại trừ các loại chi phí thực phẩm và năng lượng dễ biến động hơn.
Lạm phát của Mỹ tháng 8 đã tăng 0,1% so với tháng 7, mặc dù giá xăng dầu giảm. Điều này trái với dự đoán của nhiều người rằng CPI tháng 7 đã đạt đỉnh. Nếu loại trừ chi phí lương thực và năng lượng biến động, lạm phát lõi tăng 0,6% so với tháng 7 và 6,3% so với cùng tháng năm 2021.
Nội dung
Lạm phát lõi là gì?
Lạm phát lõi (Core Inflation) là sự thay đổi giá cả của hàng hóa, dịch vụ trừ đi lương thực và năng lượng. Lạm phát lõi đại diện cho hình ảnh chính xác nhất về xu hướng lạm phát cơ bản. Nói cách khác, lạm phát lõi sẽ đo lường các tác động hoặc áp lực lâu dài, ổn định của cầu đến sự biến động của giá cả.
Tại sao giá thực phẩm và năng lượng bị loại trừ?
Chi phí thực phẩm và năng lượng được loại trừ khỏi tính toán này vì chúng quá biến động hoặc thay đổi quá nhiều. Hơn nữa, thực phẩm và năng lượng là những yếu tố cơ bản, vì vậy nhu cầu đối với chúng vẫn ổn định ngay cả khi giá cả tăng lên.
Ví dụ: mặc dù chi phí xăng dầu có thể tăng cùng với giá dầu, bạn vẫn cần phải đổ đầy bình để lái xe của mình. Tương tự như vậy, dù giá cả thực phẩm thiết yếu có tăng thế nào, bạn vẫn phải mua.
Ngoài ra, dầu và khí đốt là hàng hóa có thể được mua và bán trên các sàn giao dịch. Lương thực cũng được trao đổi, chẳng hạn như lúa mì, gạo và thịt lợn. Điều này sẽ dẫn tới việc đầu cơ hàng hóa thực phẩm và năng lượng, từ đó gây ra sự biến động giá cả, dẫn đến sự biến động lớn về số lượng lạm phát.
Ví dụ: hạn hán có thể có tác động đáng kể đến giá nông sản, trong khi đó nếu tính vào lạm phát thì sẽ biến động rất lớn. Các tác động này lên lạm phát có thể là nhất thời, ngụ ý rằng thị trường cuối cùng sẽ tự điều chỉnh và trở về trạng thái cân bằng. Do đó, chi phí lương thực và năng lượng không được tính vào lạm phát cơ bản.
Nhìn chung, lạm phát lõi được coi là thước đo lạm phát dài hạn của nền kinh tế. Nó thể hiện mối liên hệ giữa thu nhập của người tiêu dùng và chi phí của hàng hóa và dịch vụ. Nghĩa là khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên, sức mua của người tiêu dùng giảm xuống vì giá trị thu nhập của họ nhỏ hơn mức tăng giá của hàng hóa và dịch vụ.
Công thức tính lạm phát lõi là gì?
Lạm phát lõi thường được tính bằng cách sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE). Các sản phẩm thực phẩm và năng lượng, thường dễ bị biến động giá, sẽ được loại bỏ khỏi tính toán.
Năm 2012, ý tưởng về lạm phát lõi đã được đưa ra. Nó tương tự như chỉ số lạm phát thông thường, nhưng nó khác ở chỗ, Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ đã lựa chọn cả chỉ số PCE thay vì chỉ số CPI. Cục Dự trữ Liên bang cũng cho biết, không giống như chỉ số giá tiêu dùng CPI, xu hướng lạm phát được tính toán bởi chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE) sẽ ít bị ảnh hưởng bởi biến động giá ngắn hạn.
*** Chỉ Số Giá Cả của Chi Phí Tiêu Dùng Cá Nhân (PCE) Lõi đo lường sự thay đổi trong giá cả hàng hóa và dịch vụ được người tiêu dùng thu mua với mục đích tiêu dùng, ngoại trừ thực phẩm và năng lượng. ***
Chỉ số CPI được công bố bởi Cục Thống kê Lao động (BLS). Chỉ số được tạo ra bằng cách khảo sát giá thành của 80.000 sản phẩm tiêu dùng. Nó thu thập dữ liệu định giá này từ hàng nghìn nhà bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ cùng hơn 14500 hộ dân Mỹ được khảo sát. CPI cung cấp một đại diện khá chính xác về biến động giá cả. Tuy nhiên, nó không toàn diện như chỉ số giá PCE.
Chỉ số giá PCE cung cấp một bức tranh chính xác hơn về các mô hình lạm phát lõi. Nó được xuất bản bởi BEA – Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ. Họ theo dõi sự thay đổi giá cả bằng cách sử dụng số liệu thống kê GDP. BEA tính toán các số liệu PCE của mình bằng cách sử dụng một thuật toán riêng biệt, giúp loại bỏ mọi mâu thuẫn dữ liệu.
Ở Việt Nam có chỉ số lạm phát lõi không?
Ở Việt Nam hiện tại chưa có chỉ số lạm phát lõi.
Tuy nhiên, việc giá cả biến động lớn trong thời gian gần đây lại dấy lên nhu cầu cấp thiết của chỉ tiêu lạm phát lõi ở Việt Nam.
Theo quan điểm của IMF, WorldBank thì cho đến nay lạm phát lõi phù hợp là thước đo tốt nhất cho việc xác định ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ đến lạm phát. Trên thế giới, nhiều ngân hàng trung ương các nước tính toán và sử dụng lạm phát lõi là công cụ trong quản lý điều hành, đặc biệt ở các nước theo đuổi chính sách lạm phát mục tiêu như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Thái Lan.
Trên đây là những thông tin nhanh về lạm phát lõi là gì. Có thể thấy, lạm phát lõi xảy ra khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tiếp tục tăng theo thời gian. Nếu thu nhập của bạn không tăng cùng tốc độ với tăng của lạm phát lõi, bạn sẽ phải hạn chế tiêu dùng. Các mặt hàng thiết yếu như lương thực, xăng dầu sẽ không được tính vào chỉ số lạm phát lõi này. Nhưng nhìn chung, lạm phát lõi là thước đo quan trọng nhất để đánh giá được lạm phát trong dài hạn.