Các loại chỉ báo kỹ thuật rất quan trọng đối với nhà đầu tư, đặc biệt là các Trader. Bởi nó sẽ giúp bạn có thêm cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường, giúp bạn xác định được xu hướng mua, bán một cách dễ dàng hơn, từ đó có chiến lược đầu tư hiệu quả hơn. Dưới đây là những chỉ báo cơ bản, được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật bạn nên tham khảo.
Nội dung
Các loại chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất
Chỉ báo đường trung bình động – MA
Đây cũng là một trong các loại chỉ báo kỹ thuật tốt nhất mà nhà đầu tư nào cũng nên tìm hiểu. Đường MA là cụm từ viết tắt của Moving Average. MA là đường nối tất cả các giá đóng cửa trung bình trong N chu kỳ, với N đã được xác định trước.
Ví dụ chu kỳ là 10 ngày, thì N = 10, thì người ta sẽ có MA (10), có nghĩa là đường nối giá đóng cửa trong 10 ngày
Chỉ báo kỹ thuật MA được chia làm 2 loại, bao gồm:
- Đường trung bình động đơn giản Simple Moving Average – SMA (hoặc cũng có thể gọi chung là MA)
- Đường trung bình động hàm mũ Exponential Moving Average – EMA.
Với các chỉ báo đường MA, bạn có thể lấy đó làm dữ liệu để nhận định xu hướng tăng, giảm của thị trường.
Ví dụ: bạn mở đường MA (100), biến động giá nằm trên đường MA trong thời gian dài => có thể thị trường đang đi vào xu hướng Uptrend (xu hướng tăng giá). Ngược lại, nếu biến động giá đi xuống nằm thấp hơn đường MA thì có thể nhận định rằng thị trường DownTrend.
Ngoài ra, người ta còn dựa vào sự giao nhau của các đường trung bình động MA để làm tín hiệu mua bán. Ví dụ, bạn mở đường MA (100) và MA (200). Nếu MA (100) cắt xuống dưới đường MA (200) thì có thể xem đây là tín hiệu bán. Bởi khi đường MA (100) thấp hơn đường MA (200) có nghĩa biến động giá trong ngắn hạn khó có thể tăng được nữa, vì thế mà xu hướng đảo chiều khả năng cao sẽ xảy ra.
- Chi tiết về cách sử dụng đường MA, bạn có thể tham khảo tại: Moving Average là gì & bí mật về đường MA trong phân tích kỹ thuật
Chỉ báo sức mạnh tương đối RSI
Đây là một trong các loại chỉ báo kỹ thuật quan trọng nhất mà những ai đang tìm hiểu về phân tích kỹ thuậ chắc chắn phải biết.
RSI là một chỉ báo động lượng, nhằm mục đích đo lường “tốc độ” chuyển động của giá trong một khoảng thời gian. RSI được hiển thị trên một biểu đồ có giá trị từ 0 – 100. Nguyên tắc cơ bản của nó:
- Giá quá mua khi RSI ≥ 70 trở lên.
- Giá quá mua khi RSI ≥ 70 trở lên.
Khi đường RSI đang có xu hướng tăng, và biến động giá cũng tăng theo, thì có thể nhận định thị trường đang có nhiều người tham gia vào, nên giá có thể tăng mạnh. Ngược lại, nếu chỉ số RSI đang đi xuống, mà giá lại có xu hướng đi lên, thì có thể người bán sớm nắm quyền kiểm soát thị trường.
Chỉ báo RSI không khó sử dụng, tuy nhiên nhiều bạn thường hiểu về nó quá đơn giản, dẫn đến ra những quyết định sai. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về chỉ báo này bạn cần đọc:
Chỉ báo Bollinger Bollinger Band
Dải Bollinger hiển thị một phạm vi giá khi nó giảm và tăng. Khi các dải gần nhau, sẽ có ít biến động về giá hơn. Khi các dải ngày càng mở rộng, sự biến động sẽ tăng lên. Chỉ báo phân tích kỹ thuật này dùng để đo lường biến động của thị trường và các dấu hiệu của mua, bán quá mức.
Với chỉ báo Bollinger thông thường sẽ được tạo thành 3 đường chính, đó là: Đường SMA ở giữa, đường BB dải trên và BB dải dưới. Các đường dải này sẽ thường cách nhau một khoảng nhất định và nó có thể thay đổi tùy theo biến động của thị trường tăng hay giảm, mà khoảng cái xa hay gần khác nhau.
Hầu hết các nhà giao dịch sử dụng Dải Bollinger để đợi giá chạm vào đỉnh hoặc đáy của dải và sau đó phá vỡ trở lại bên trong dải.
Đường trung tâm (nằm ở giữa) là đường SMA tạo thành một phần của chỉ báo Bollinger Band. Khi giá nằm trên đường SMA, nó có xu hướng đi lên và khi giá nằm dưới đường SMA, giá đang giảm.
Dựa vào chỉ báo Bollinger Bands, bạn có thể xác định được mức giá hiện tại đang là “đắt” hay “rẻ”.
-
Nếu giá nằm gần dải Bollinger Band phía trên, nó được coi là “đắt” vì nó cao hơn ~ 2 độ lệch chuẩn so với mức trung bình.
-
Nếu giá ở gần dải Bollinger Band phía dưới, nó được coi là “rẻ” vì nó thấp hơn ~ 2 độ lệch chuẩn so với mức trung bình.
Tuy nhiên, cách sử dụng chỉ báo kỹ thuật này cần phức tạp hơn, và còn dựa vào nhìn tín hiệu khác nữa. Cụ thể:
Đường trung bình động hội tụ phân kỳ – MACD
Đường MACD là cụm từ viết tắt của Moving Average Convergence Divergence. Đây là một trong các chỉ báo kỹ thuật quan trọng giúp các nhà đầu tư có thể theo dõi được biến động của thị trường.
Đường MACD được tạo thành gồm 3 yếu tố:
- Đường MACD: Được tính theo công thức: EMA 12 – EMA 26
- Đường tín hiệu (đường Signal): Hình thành từ đường EMA 9
- Biểu đồ Histogram = MACD – Signal
Các nhà giao dịch sử dụng MACD để xác định sự hội tụ (khi hai đường MACD và đường tín hiệu lại gần nhau) và phân kỳ (khi hai đường di chuyển xa nhau hơn). Khi giá đang hội tụ, sẽ ít biến động. Khi giá phân kỳ, nó sẽ tăng mạnh hoặc giảm mạnh.
Chỉ báo MACD rất phức tạp nên cần thời gian để tìm hiểu kỹ. Chi tiết về chỉ báo phân tích kỹ thuật này, bạn xem tại: Hướng dẫn đầy đủ về chỉ báo MACD trong phân tích kỹ thuật
Chỉ báo mây Ichimoku
Giống như hầu hết các chỉ báo kỹ thuật khác, Ichimoku Cloud đo lường các vùng hỗ trợ và kháng cự, nhưng nó cũng phục vụ để ước tính sự biến động giá và xác định xu hướng thị trường.
Ichimoku bao gồm 1 đám mây Moku và 5 đường chính là:
- Tenkan-sen
- Kijun-sen
- Senkou span A
- Senkou span B
- Chikou span
Bạn không cần phải hiểu mỗi thành phần này nó có ý nghĩa gì. Ý tưởng là khi giá ở dưới đám mây, nó sẽ giảm. Khi ở trên đám mây, nó tăng giá.
Ichimoku có thể trông phức tạp và lộn xộn trên biểu đồ, nhưng nó là một chỉ báo tuyệt vời để đánh giá hướng xu hướng cũng như các mức hỗ trợ và kháng cự.
Có thể bạn quan tâm: Chỉ báo Ichimoku là gì? Ý nghĩa, cách cài đặt & chiến lược giao dịch
Chỉ báo Fibonacci
Một chỉ báo kỹ thuật cơ bản khác mình muốn đề cập, đó chính là Fibonacci. Dãy Fibonacci là một dãy gồm các số: 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144… Bạn có thể dùng chỉ báo này để tìm điểm vào lệnh, và tìm điểm chốt lời.
Khi học về chỉ báo Fibonacci, bạn sẽ gặp 2 dạng:
- Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui): dùng để tìm điểm MUA.
- Fibonacci Extensions (Fibonacci mở rộng): dùng để tìm điểm BÁN.
Khác với các loại chỉ báo phân tích kỹ thuật mình vừa giới thiệu ở trên, Fibonacci không tự hiển thị, mà bạn phải tự vẽ qua hai điểm từ đáy tới đỉnh của nhịp tăng giá trước đó. Lúc này màn hình sẽ hiện ra các mức Fibonacci thoái lui. => Đây chính là những đường hỗ trợ mà bạn có thể tham khảo.
- Chi tiết về cách sử dụng Fibonacci: Fibonacci là gì? Cách sử dụng chỉ báo Fibonacci trong giao dịch
Lưu ý khi sử dụng chỉ báo phân tích kỹ thuật
Các chỉ báo kỹ thuật có thể là một bổ trợ thủ tuyệt vời trong chiến lược giao dịch của bạn, giúp bạn đoán được đà tăng giá. Hoặc nó cũng mách bạn nên đứng ngoài quan sát khi thị trường trầm lắng.
Đáng buồn thay, nhiều trader hiện nay thường sử dụng sai các chỉ báo kỹ thuật, hiểu máy móc, sách giáo khoa về nó, và không biết cách vận dụng linh hoạt cho từng thị trường.
Nếu bạn là người mới, bạn thường mắc phải những sai lầm sau:
- Dùng quá nhiều chỉ báo trên đồ thị: Đồ thị biến động của một số trader trông giống như một bức tranh vẽ chằng chịt. Nhiều bạn mới thường thêm 4, 5 chỉ báo một lúc để đảm bảo rằng sẽ tăng tỷ lệ chiến thắng. Tuy nhiên nó lại dễ gây nhầm lẫn, khiến bạn hiểu sai thị trường khi chỉ báo này xung đột với chỉ báo khác.
- Phụ thuộc nhiều vào một chỉ báo kỹ thuật: Bạn sẽ không tìm thấy một chỉ báo kỹ thuật nào có tỷ lệ thành công 100%. Đôi khi, bạn cảm thấy chỉ báo đó hoạt động không hiệu quả. Nhưng những lần khác, nó lại đưa ra các tín hiệu thị trường chính xác.
- Đổi các chỉ báo kỹ thuật sau một vài lần thua lỗ: Khi một chỉ báo kỹ thuật có vẻ khiến bạn thất vọng, bạn nên chuyển sang một chỉ báo mới. Đó là một đặc điểm quen thuộc với các nhà giao dịch mới, nhưng các chỉ báo sẽ thay đổi liên tục và không có cái nào đảm bảo đúng hết, bởi thị trường nhiều khi diễn biến rất khó lường.
=> Nếu bạn nhận thấy rằng chỉ báo kỹ thuật mà bạn đã chọn đang đưa ra nhiều tín hiệu sai hơn là tín hiệu chiến thắng, hãy xem cách bạn đang áp dụng chỉ báo. Các nhà giao dịch chuyên nghiệp dành nhiều năm để kiểm tra các chỉ số để tìm ra cách sử dụng tốt nhất để đánh giá các giao dịch có xác suất cao.
Ví dụ: một chỉ báo kỹ thuật như RSI nên xác định các khu vực quá mua và quá bán, nhưng nhiều nhà giao dịch nhận thấy RSI tốt hơn để xác định sự phân kỳ. Điều đó đáng tin cậy hơn là mong đợi thị trường đảo chiều từ chỉ báo này đem lại.
Một chỉ báo đơn lẻ không thể đo lường tất cả các yếu tố cần thiết để giao dịch thành công, nhưng bạn có thể điều chỉnh chiến lược của mình để sử dụng các chỉ báo có giá trị nhất. Mỗi chỉ báo có một công dụng riêng, và nó cần thời gian để luyện tập, đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn. Nếu giao dịch quen, bạn chỉ cần 2 hoặc 3 chỉ báo phân tích kỹ thuật là đủ, miễn là hiểu chúng thật nhuần nhuyễn.
Ví dụ: thêm 50EMA và 200EMA vào biểu đồ của bạn cùng với RSI. Bạn cũng có thể thêm nhanh MACD hoặc Ichimoku Cloud như một cách nhanh chóng để đánh giá xu hướng.
Trên đây là các loại chỉ báo kỹ thuật được dùng phổ biến, hiệu quả nhất khi đầu tư mà gsphong.com muốn chia sẻ đến tất cả mọi người. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để phân tích kỹ thuậttốt hơn, đem lại những lựa chọn đầu tư đúng đắn, hiệu quả hơn.