Với những nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật thì chắc hẳn sẽ nghe tới một phương pháp phân tích đó là chỉ báo Ichimoku. Vậy chỉ báo Ichimoku là gì, ý nghĩa và cách áp dụng vào giao dịch thực tế như thế nào thì các bạn có thể xem giải đáp ngay dưới đây.
Nội dung
- 1 Chỉ báo Ichimoku là gì?
Chỉ báo Ichimoku là gì?
Nguồn gốc của chỉ báo Ichimoku
Chỉ báo Ichimoku có tên đầy đủ là Ichimoku Kinko Hyo, được nhà báo người Nhật Satoru Hosoda của tờ Metropolian xây dựng. Quá trình nghiên cứu và tạo ra phương pháp phân tích kỹ thuật này vô cùng tốn thời gian khi mất tới gần 40 năm để ông có thể đưa được một phương pháp hoàn thiện ra ngoài công chúng.
Thời gian bắt đầu của dự án là vào cuối những 1930 và đến năm 1968 thì phương pháp này mới được xuất bản.
Trong quá trình nghiên cứu, ông phải nhờ tới sự trợ giúp của hơn 2000 sinh viên và mất 4, 5 năm ròng rã mới tìm ra được những con số để có thể tạo ra chỉ báo Ichimoku hoàn chỉnh.
Chỉ báo Ichimoku là gì?
Chỉ báo Ichimoku còn được nhiều người gọi với tên khác là mây Ichimoku hay Ichimoku Cloud.
Đây là một phương pháp phân tích kỹ thuật tổng thể dựa trên diễn biến của biểu đồ nến với mục đích đưa ra dự báo chính xác hơn về xu hướng thị trường, hành động giá và có thể sử dụng độc lập mà không cần phụ thuộc vào chỉ báo khác.
Có thể nói, Ichimoku chính là chỉ báo giao dịch “ALL in ONE” – tất cả trong một khi nhờ vào đó trader có thể xác định điểm ra, vào lệnh, mức kháng cự/hỗ trợ trong tương lai hay hành động của giá.
Ý nghĩa tiếng Việt của chỉ báo Ichimoku kinko hyo
Để hiểu về ý nghĩa của chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo thì chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của từng từ ghép lại:
+ Ichimoku có nghĩa là Trong nháy mắt hay Một cái nhìn thoáng qua
+ Kinko đại diện cho sự Cân bằng.
+ Hyo có nghĩa là Biểu đồ.
=> Đây là tên được viết theo bảng chữ Kanji, ý nghĩa tổng thể có thể hiểu là Sự cân bằng của biểu đồ trong nháy mắt hoặc Một cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng của biểu đồ.
Cấu trúc thành phần của Ichimoku
Cấu trúc của chỉ báo Ichimoku bao gồm 5 đường chính và 1 đám mây kumo đó là:
-
Đường tiêu chuẩn Kijun-Sen (tiếng Anh là Base Line)
-
Đường chuyển đổi Tenkan-Sen (tiếng Anh là Conversion Line)
-
Đường trễ Chikou Span (tiếng Anh là Lagging Span)
-
Đường dẫn A Senkou Span A (tiếng Anh là Leading Span A)
-
Đường dẫn B Senkou Span B (tiếng Anh là Leading Span B)
-
Đám mây Kumo
Khi mới nhìn vào, chắc hẳn bạn sẽ thấy chỉ bảo Ichimoku khá phức tạp với nhiều đường chằng chịt rồi những đám mây xanh đỏ đan xen. Tuy nhiên khi đã hiểu rõ về chỉ báo này, bạn sẽ thấy chúng không hề thừa thãi vì thành phần nào cũng có ý nghĩa quan trọng cả. Một lát nữa mình sẽ hướng dẫn các bạn cách lấy chỉ báo Ichikomu ở trên trang Tradingview sau.
Công thức tính và ý nghĩa của từng thành phần trong đám mây Ichimoku
Đường tiêu chuẩn Kijun-Sen (Base Line)
Công thức tính: Kijun-Sen = (Giá Cao Nhất + Giá Thấp Nhất) / 2
Kijun-sen sẽ được tính là điểm trung bình của giá cao nhất và giá thấp nhất trong 26 phiên.
Đường tiêu chuẩn Base Line được xem là đường quan trọng nhất trong 5 đường của chỉ số Ichimoku với ý nghĩa mô tả vùng giá cân bằng dài hạn, cho thấy mức hỗ trợ và kháng cự chính, xác nhận sự thay đổi xu hướng và còn được dùng để vào lệnh Stop Loss.
Đường chuyển đổi Tenkan-Sen (Conversion Line)
Công thức tính: Tenkan-Sen = (Giá Cao Nhất + Giá Thấp Nhất) / 2
Tenkan-sen là đường trung bình giá cao nhất và thấp nhất trong 9 phiên.
Đường chuyển đổi Tenkan-sen giúp cho việc xác định mức hỗ trợ và kháng cự, và còn được xem là dấu hiệu của việc đảo chiều sắp tới.
Đường trễ Chikou Span (Lagging Span)
Công thức tính: Chikou Span = Giá đóng cửa hiện tại, lùi về sau 26 phiên.
Đường trễ Chikou Span dùng để mô tả sự chênh lệch giữa giá đóng của hiện tại so với 26 phiên về trước. Ví dụ giá đóng cửa của ngày 30 sẽ được vẽ ở ngày 4, trước đó 26 ngày.
Ý nghĩa của đường Chikou Span là dùng để phán đoán xu hướng giá đang như thế nào. Thường thì Chikou-Span nằm trên đường giá cho thấy giá đang trong xu hướng tăng, còn Chikou-Span nằm dưới đường giá cho thấy giá đang trong xu hướng giảm.
Đường dẫn Senkou Span A (Leading Span A)
Công thức tính: Senkou Span A = (Tenkan-Sen + Kijun-Sen) / 2
Với công thức tính Senkou Span A thì chúng ta sẽ dịch lên trước 26 phiên, ví dụ hôm nay ngày 4 thì giá trị Senkou Span A sẽ của hôm nay sẽ hiển thị ở ngày 30.
Đường dẫn Senkou Span A được dùng để tạo thành cạnh của đám mây Kumho, khi giao cắt với Senkou Span B thì tạo thành đám mây và dự báo mức hỗ trợ/kháng cự trong tương lai.
Đường dẫn Senkou Span B (Leading Span B)
Công thức tính: Senkou Span B = (Giá Cao Nhất + Giá Thấp Nhất) / 2 trong 52 phiên
Đường dẫn Senkou Span B cũng được dịch lên trước 26 phiên tương tự như đường dẫn Senkou Span A, chỉ khác cách tính một chút.
Đường dẫn Senkou A và Senkou B khi giao cắt với nhau sẽ tạo thành đám mây Kumo.
Đám mây Ichimoku (Kumo)
Trong các thành phần tạo nên chỉ báo Ichimoku thì đám mây Kumo hay còn gọi là đám mây Ichimoku có lẽ là dễ dàng nhận biết nhất.
Mây Ichimoku được tạo thành chính là khoảng giữa của đường dẫn Senkou A và đường dẫn Senkou B chứ không có công thức tính nào cả.
Đám mây Kumo cho thấy thị trường đang nghiêng về phe nào, nếu độ dày của đám mây nhỏ chứng tỏ các giao dịch mua/bán đang chậm dần, độ dày lớn thì chứng tỏ có 1 phe đang tạo được áp lực mạnh áp đảo phe còn lại.
Ý nghĩa của mây Ichimoku khi áp dụng vào giao dịch:
- Đám mây Kumo được ví như một điểm cân bằng, khi càng xa đám mây thì sẽ có lúc nó trở về vị trí cân bằng của nó (về gần hoặc nằm trong đám mây).
- Phán đoán xu hướng tiếp theo của thị trường dựa vào màu sắc và độ dày mỏng của đám mây Ichimoku. Sự giao thoa giữa 2 đám mây Ichimoku (xanh & đỏ) có thể báo hiệu cho một sự đảo chiều sắp tới. Mây xanh dày cho thấy lực mua đang chiếm ưu thế, mây đỏ dày cho thấy lực bán đang áp đảo.
- Mây Ichimoku có thể coi như một mức cản mà ở đó giá không tăng được nữa hoặc không giảm được nữa, tương tự như mức kháng cự & hỗ trợ.
Các tín hiệu về thị trường của chỉ báo Ichimoku
Như chúng ta đã biết, chỉ báo Ichimoku mang lại nhiều dấu hiệu và thể hiện xu hướng của thị trường khá tốt. Vậy sau đây là một vài dấu hiệu điển hình khi phân tích kỹ thuật theo chỉ báo Ichimoku mà các bạn nên nhớ:
Tín hiệu của xu hướng tăng giá từ Ichimoku
+ Đường chuyển đổi Tenkan-Sen cắt đường cơ sở Kijun-Sen từ dưới lên
+ Đường trễ Chikou Span nằm trên đường giá hoặc cắt đường giá từ dưới lên
+ Đường giá nằm trên đám mây Kumo
+ Mây Ichimoku đổi màu từ đỏ sang xanh (đường dẫn Leading Span A cắt đường dẫn Leading Span B từ dưới lên).
Tín hiệu của xu hướng giảm giá từ Ichimoku
+ Đường chuyển đổi Tenkan-Sen cắt đường cơ sở Kijun-Sen từ trên xuống
+ Đường trễ Chikou Span nằm dưới đường giá hoặc cắt đường giá từ trên xuống
+ Đường giá nằm dưới đám mây Kumo
+ Mây Ichimoku đổi màu từ xanh sang đỏ (đường dẫn Leading Span A cắt đường dẫn Leading Span B từ trên xuống).
Tín hiệu từ việc nhìn vào mây Kumo
+ Nếu giá đang trong xu hướng tăng, nếu đám mây Kumo cũng màu xanh thì càng thúc đẩy sự tiếp tục của diễn biến đó.
+ Nếu giá đang trong xu hướng giảm mà xuất hiện mây Kumo màu đỏ thì giá có thể sẽ tiếp tục giảm
+ Nếu giá đang xu hướng tăng với đám mây màu xanh mà xuất hiện đám mây đỏ thì cho thấy thị trường rất có khả năng sẽ quay đầu giảm giá. Ngược lại cũng tương tự với giá đang ở xu hướng giảm mà xuất hiện đám mây Kumo màu xanh.
+ Nếu giá nằm trong mây Kumo thì thị trường đang lưỡng lự chưa biết xu hướng tiếp theo sẽ ra sao và bạn không nên giao dịch trong lúc này.
+ Nếu giá nằm dưới mây Ichimoku thì chứng tỏ thị trường đang trong xu hướng giảm. Ngược lại, nếu giá nằm trên mây Ichimoku thì thị trường đang trong xu hướng tăng.
+ Đám mây Kumo càng to và dày thì chứng tỏ thị trường đang trong một xu hướng mạnh, rõ rệt và giá khó có thể phá được vùng đó thoát ra.
+ Khi giá và mây Kumo cách xa nhau càng nhiều thì sẽ có thời điểm nó quay đầu để trở về gần với mây Kumo.
Cách cài đặt chỉ báo Ichimoku trên Tradingview
Chắc hẳn với các trader thì tradingview không còn xa lạ nữa đúng không? Vậy làm sao để hiện được chỉ báo mây Ichimoku trên biểu đồ giá của tradingview thì bạn hãy xem hướng dẫn chi tiết ngay dưới đây.
Bước 1: truy cập tradingview sau đó lựa chọn sản phẩm mà bạn đang quan tâm, ví dụ như mình chọn BTC/USD.
Bước 2: Trong biểu đồ giá của BTC/USD, bạn di chuột tới phần f(x) để lựa chọn Indicators & strategies.
Bước 3: tại phần tìm kiếm, bạn search từ khóa “ichimoku” và lựa chọn “Ichimoku Cloud”
Bước 4: Sau khi chọn bạn tắt bảng này đi và xem thành quả như bên dưới.
Bước 5: cài đặt hiển thị chỉ báo Ichimoku theo ý thích. Sau khi lựa chọn xong có thể bạn vẫn chưa biết đâu là đường chuyển đổi, đâu là đường trễ, đâu là đường tiêu chuẩn hay đường dẫn. Vậy thì hãy làm theo cách dưới đây để cài đặt theo ý bạn:
Đầu tiên ở phần Ichimoku nhỏ nhỏ phía dưới bạn chọn vào “Setting” hay “cài đặt” theo ngôn ngữ hiển thị của bạn.
Sau đó sẽ có một box nhỏ xuất hiện, bạn chuyển tab sang phần Style là sẽ nhìn thấy các đường của chỉ báo Ichimoku đang có màu sắc như thế nào. Bạn có thể tùy chỉnh màu sắc hoặc giữa nguyên nếu muốn. Cuối cùng bạn nhấn OK để xem sự thay đổi là xong.
Cách giao dịch thực tế với chỉ báo ichimoku
Trường hợp đường cơ sở Kijun-sen cắt đường chuyển đổi Tenkan-Sen
Ở đây mình chọn biểu đồ 1 ngày của tỷ giá EUR/USD, khi đường chuyển đổi Conversion Line (xanh dương) cắt đường cơ sở Base Line (màu đỏ) hướng từ dưới lên (tức đường màu xanh nằm trên đường màu đỏ) thì vào lệnh BUY.
Còn khi đường chuyển đổi Tenkan-Sen (xanh da trời) cắt đường cơ sở Kijun-sen (đỏ) từ trên xuống (đường xanh nằm dưới đường đỏ) thì vào lệnh SELL.
Trường hợp đường trễ Chikou Span cắt đường giá
Đường trễ Chikou Span bằng giá đóng cửa hiện tại lùi về 26 phiên. Khi giao dịch với đường trễ Chikou Span, các bạn có thể áp dụng một trong 2 phương pháp sau:
- Nếu đường trễ Chikou Span (Lagging span) cắt đường giá từ dưới lên thì vào lệnh BUY
- Nếu đường trễ Lagging Span cắt đường giá từ trên xuống thì vào lệnh SELL
Ví dụ thực tế: ở biểu đồ tỷ giá EUR/USD, ngày 6/4 bạn bắt đầu nhìn thấy đường trễ Chiku Span (xanh lá) cắt đường giá theo hướng đi lên (do trễ 26 ngày nên số liệu ngày hôm nay sẽ lùi 26 ngày để nối tiếp cho đường Chiku Span), lúc này bạn có thể vào lệnh BUY. Và bạn có thể thấy kết quả sau đó giá đã lập đỉnh mới rất lâu.
Mặt khác, sang tới ngày 3/6, bạn lại nhìn thấy đường trễ Lagging Span cắt đường giá ở ngày 7/5, lúc này bạn nên SELL để Take Profit vì sau đó xu hướng giá thị trường đích thực đã đi xuống rất nhiều.
Trường hợp giao dịch theo đám mây Ichimoku
Có khá nhiều trader lười xem toàn bộ các đường báo xu hướng của chỉ báo Ichimoku mà chỉ nhìn vào mây Ichimoku rồi giao dịch. Tuy nhiên mình phải nhấn mạnh rằng cách này có lúc chuẩn nhưng cũng có lúc không chuẩn, vậy nên các bạn hãy kết hợp thêm cả những phương pháp phía trên nữa để giao dịch cho hiệu quả.
Với phương pháp giao dịch dựa vào mây Kumo thì có các cách sau:
- Giá cao hơn mây Kumo: thị trường có khả năng sẽ tiếp tục xu hướng tăng
- Giá thấp hơn mây Kumo: thị trường có khả năng sẽ tiếp tục xu hướng giảm
- Khi mây xanh chuyển sang mây đỏ: thị trường có khuynh hướng giảm
- Khi mây đỏ chuyển sang mây xanh: thị trường có chiều hướng tăng
- Độ dày mây Kumo: mây càng dày thì chứng tỏ xu hướng đó vẫn tiếp tục, mây mỏng hơn thì có khả năng xu hướng giá sẽ đảo chiều.
Trường hợp đường dẫn Senkou Span A cắt Senkou Span B
Thực tế thì mây Kumo từ đỏ chuyển sang xanh hay xanh chuyển sang đỏ chính là sự giao cắt giữa hai đường dẫn là Senkou Span A và Senkou Span B. Nên nhớ Senkou A và B đều dịch lên trước 26 ngày.
Về phương pháp giao dịch như sau:
- Đường dẫn Senkou Span A cắt đường dẫn Senkou Span B từ dưới lên (A nằm trên B) thì vào lệnh BUY
- Đường dẫn Senkou Span A cắt đường dẫn Senkou Span B từ trên xuống (A nằm dưới B) thì vào lệnh SELL
Ví dụ thực tế: hình dưới đây là tỷ giá EUR/USD, mình chọn đường Senkou Span A màu xanh nhạt, đường Senkou Span B màu vàng. Do Senkou A và B dịch lên trước 26 ngày nên vào ngày 5/6 bạn sẽ thấy 2 đường này cắt nhau ở khoảng ngày 1/7 (sau 26 ngày). Nếu bạn tinh ý và vào lệnh BUY ngay ở ngày 5/6 thì kết quả sau đó giá đã thực sự tăng lên.
Kết hợp mọi yếu tố của chỉ báo Ichimoku vào giao dịch
Các thành phần của chỉ báo Ichimoku có thể sử dụng độc lập như một tín hiệu của xu hướng giá nhưng nếu bạn có thể kết hợp nhiều yếu tố cùng lúc thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Trên thực tế rất hiếm khi cả 4 phương pháp trên đều báo hiệu cho bạn cùng lúc, vậy nên bạn có thể kết hợp 2 hoặc 3 phương pháp lại với nhau để có chiến lược giao dịch cho mình chứ đợi để 4 phương pháp cùng phát huy tác dụng thì chắc không thể trade được gì rồi.
Đương nhiên không phải khi nào chỉ báo Ichimoku cũng đúng hoàn toàn, nếu vậy chẳng phải ai cũng giàu hết rồi đúng không? Vậy nên bạn hãy coi phương pháp này là một công cụ hỗ trợ đắc lực, ngoài ra cần kết hợp thêm những tín hiệu từ thị trường hoặc xác định được ngưỡng hỗ trợ, kháng cự để giao dịch hiệu quả.
– Nguồn gốc của chỉ báo Ichimoku
– Các thành phần cấu trúc của chỉ báo Ichimoku gồm những gì?
– Vai trò của chỉ báo Ichimoku trong phân tích kỹ thuật & cách cài đặt mây Ichimoku
– Cách áp dụng chỉ báo Ichimoku vào giao dịch thực tế
– Vì sao chỉ báo Ichimoku lại được xem là chỉ báo toàn diện nhất trong số các chỉ báo
Trên đây là kinh nghiệm giao dịch với mây Ichimoku cực chi tiết mà các bạn có thể tham khảo. Nếu như bạn vẫn chưa hiểu phần nào hay có gì muốn trao đổi cùng gsphong.com thì hãy để lại comment để chúng ta cùng thảo luận. Chúc bạn sớm trở thành một trader chuyên nghiệp và thành công.
Mình mới tìm hiểu về thị trường chứng khoán, đọc khá nhiều tài liệu. Nhưng khi mình đọc hết các bài của dautu.io thấy đã được tẩy não rất nhiều. Bài viết rất chi tiết, dễ hiểu. Cảm ơn dautu.io rất rất nhiều ???
Quá ổn, cảm ơn dautu.io nhiều nhiều nha
Mình am hiểukhá nhiềuvề Ichimoku cũng như giao dịch, đầu tư trên thị trường, ai
trong dautu.io có hứng thú thì tham gia ha