Khi tìm hiểu về các dự án tiền điện tử (crypto) thì sẽ có nhiều bạn thấy rằng crypto sinh ra nhằm mục đích thay thế cho tiền fiat nhưng mà fiat là gì thì có thể bạn chưa biết hoặc chưa hiểu rõ. Để giúp mọi người hiểu chính xác hơn về tiền fiat là gì cũng như những ưu nhược điểm của loại tiền này, so sánh fiat và crypto cùng mọi thông tin liên quan ngay sau đây.
Nội dung
Tiền fiat là gì?
Fiat là gì?
Ví dụ: nếu bạn muốn hoải mái mua sắm, tiêu dùng tại Việt Nam thì bạn cần có VND, nếu bạn muốn đi du lịch Thái Lan thì bạn cần phải có tiền fiat của Thái Lan là Baht (THB), còn sang Trung Quốc thì bạn cần có nhân dân tệ (CNY), sang Hàn Quốc thì cần tiền Won…
Vì nhu cầu trao đổi hàng hóa xuyên quốc gia nên mới có sự chênh lệch giá giữa các loại tiền tệ khác nhau và sinh ra một kênh đầu tư khác cũng hấp dẫn bên cạnh chứng khoán, vàng, bất động sản đó là Forex.
Nguồn gốc/lịch sử của tiền fiat là gì?
Trước khi có tiền fiat thì vàng, bạc là phương tiện trao đổi chính để thực hiện các giao dịch mua bán.
Nguồn gốc ban đầu của tiền pháp định (fiat) được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc, cụ thể là ở tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc đã bắt đầu lưu hành tiền giấy vào thế kỷ 11 để mua bán tơ lụa, vàng bạc.
Đến thế kỷ 13 thì tiền fiat đã bắt đầu được phổ biến hơn và còn được thiết lập thành một hệ thống. Theo các sử gia thì nhờ có hệ thống tiền fiat này mà Đế chế Mông Cổ đã sụp đổ vì chi tiêu quá mức và khủng hoảng lạm phát.
Phải đến thế kỷ 17 thì tiền pháp định (fiat) mới bắt đầu được sử dụng ở Châu Âu với các nước ban đầu áp dụng là Thụy Điển, Tây Ban Nha và Hà Lan. Tuy nhiên Chính phủ Thụy Điển lúc đó lại không thể áp dụng thành công vì sự quản lý yếu kém mà phải từ bỏ mà thay bằng bạc.
Sau đó thì đến lượt New France ở Canada và các thuộc địa của Mỹ cùng với Chính phủ liên bang Hoa Kỳ thử nghiệm tiền fiat. Kết quả của cuộc thử nghiệm có tốt nhưng cũng có những mặt hạn chế.
Đến năm 1972, Tổng thống Nixon của Mỹ đã quyết định loại bỏ việc thanh toán bằng vàng mà chuyển sang hệ thống tiền fiat. Từ khi đó trở đi thì tiền fiat được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu cho tới nay.
Ưu điểm, nhược điểm của tiền fiat là gì?
So sánh tiền fiat với tiền điện tử
Tiền fiat | Tiền điện tử |
Hợp pháp vì nó được phát hành bởi Chính phủ và Ngân hàng Trung ương | Đa số là không hợp pháp mà chỉ được chấp nhận làm phương tiện thanh toán rất ít, bất kỳ ai cũng có thể tạo ra tiền điện tử |
Giá trị tiền fiat biến động thấp hơn nếu so với tiền điện tử | Tiền điện tử có giá trị biến động rất lớn và rủi ro khi đầu tư là rất cao. |
Có nguồn cung cấp không giới hạn | Tùy từng dự án mà sẽ có nguồn cung khác nhau trong đó nhiều dự án tiền điện tử có nguồn cung giới hạn như BTC, BNB, MATIC... |
Được tin tưởng hơn và sử dụng rộng rãi, được chấp nhận bởi người dân | Hiện tại thì tiền điện tử chủ yếu mới chỉ được giao dịch theo kiểu đầu cơ sinh lời giữa các trader trên toàn thế giới với nhau |
Thường giao dịch hạn chế trong một quốc gia/vùng lãnh thổ nhất định | Có thể được giao dịch giữa người với người trên toàn cầu |
Được bảo vệ bởi Chính phủ nếu như tiền fiat gặp sự cố | Không được luật pháp công nhận nên các khoản nắm giữ tiền điện tử có rủi ro sẽ do nhà đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm |
Khó có thể truy xuất được toàn bộ giao dịch diễn ra bởi tiền fiat | Có thể truy xuất được lịch sử giao dịch vì thông tin được lưu trữ trên blockchain |
Có thể sử dụng mà không cần kết nối internet | Chỉ có thể sử dụng nếu có kết nối internet |
10 loại tiền fiat mạnh nhất thế giới
Những loại tiền fiat có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới hiện nay phải kể tới đó là:
-
USD: hay còn gọi là đô la Mỹ, là đồng tiền do Mỹ tạo ra và nó là đồng tiền có mức độ phổ biến hàng đầu thế giới hiện nay bởi Mỹ luôn là cường quốc số 1 trên thế giới. Đồng USD thường được sử dụng để thực hiện giao dịch các loại hàng hóa cơ bản giữa nhiều quốc gia trên toàn cầu và cũng là đồng tiền có sức ảnh hưởng lớn nhất.
-
EUR: hay còn gọi là Euro, là đồng tiền được tạo ra bởi ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB, nếu USD giữ vị trí số 1 thì EUR đứng ở vị trí thứ 2 về độ phổ biến.
-
JPY: hay còn gọi là đồng Yên Nhật, là đồng tiền bản địa của Nhật Bản
-
GBP: hay còn gọi là Bảng Anh, là đồng tiền bản địa của Anh
-
AUD: hay còn gọi là Đô la Úc, là đồng tiền bản địa của Úc (Australia)
-
CNY: hay còn gọi là Nhân dân tệ, là đồng tiền bản địa của chính phủ Trung Quốc
-
CAD: hay còn gọi là Đô la Canada, là đồng tiền bản địa của chính phủ Canada
-
HKD: hay còn gọi là Đô la Hồng Kông, là đồng tiền bản địa của Hồng Kông
-
KRW: hay còn gọi là Won, là đồng tiền bản địa của Hàn Quốc
-
CHF: hay còn gọi là Đồng franc, là đồng tiền bản địa của Thụy Sỹ